II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn.
4. Đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề
Thay đồi phương thức đào tạo, thời gian đào tạo cho phù hợp với từng loại đối tượng, phát huy hình thức đào tạo tại chỗ theo hợp đồng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…sau đào tạo được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhận ngay vào làm việc.
Tranh thủ nguồn hỗ trợ của quỹ khuyến nông, quỹ 120 của TW, tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…đào tạo nguồn lao động sản xuất sản phẩm mới, nâng cao tay nghề cho người lao động để thực hiện các hợp đồng lớn.
Khuyến khích động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…dùng vốn tự có của đơn vị thường xuyên mở các lớp đào tạo sản phẩm mới, sangs tác, thiết kế mẫu mã mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tăng cường đào tạo các kỹ năng đan, biện cói tinh xảo để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn. Bồi dưỡng kiến thức thẩm mỹ cho người lao động, đồng thời cung cấp thông tin về cách sử dụng các đồ dùng bằng cói của người nước ngoài. Chú trọng đào tạo bồi dưỡng các thợ giỏi, có khả năng sáng tạo các mẫu sản phẩm mới. Khuyến khích và hỗ trợ 100% chi phí lớp học cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, nghệ nhân trực tiếp mở lớp truyền nghề; các lớp nâng cao tay nghề, giáo viên dạy nghề và người thiết kế mẫu sản phẩm trong các làng nghề và hoạt động tư vấn phát triển sản phẩm. Lao động nông thôn khi tham gia học
nghề ở các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo chính sách hiện hành. Đối với lao động tại các làng nghề truyền thống khi tham gia học nghề được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề. Ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động đối với hộ gia đình nhà nước thu hồi đất để phát triển ngành nghề và dịch vụ tại địa phương.
Hàng năm UBND huyện sẽ giao kế hoạch cho Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm huyện mở một số lớp dạy nghề chế biến cói theo hình thức vừa học, vừa làm. Ngoài chế độ theo quy định hiện hành, ngân sách huyện sẽ hỗ trợ thêm một phần kinh phí nhằm khuyến khích nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề cói. Thường xuyên chỉ đạo UBND các xã, các làng nghề rà soát các đối tượng lao động là thợ thủ công có kinh nghiệm, tay nghề giỏi lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Đồng thời có biện pháp khuyến khích các nghệ nhân kèm cặp, bồi dưỡng truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ thông qua các lớp đào tạo, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…
UBND huyện ghi nhận và có chính sách tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi có công đào tạo, giữ gìn nghề truyền thống của quyê hương cho các cá nhân, doanh nghiệp…có nhiều sản phẩm được thị trường chấp nhận, thu hút được nhiều lao động và đóng góp nhiều cho huyện, tỉnh