II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn.
5. Các chính sách khuyến khích của nhà nước.
5.1. Xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp)
nông, nhà khoa học, doanh nghiệp)
Một trong những giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề nguyên liệu cói là đẩy mạnh liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp) và có một mô hình liên kết thực sự để giải quyết khó khăn của ngành cói.
Tỉnh cần có nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích người trồng cói tăng diện tích và chất lượng cây cói như: Thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu cói tập trung chuyên canh, đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống kênh mương… Đồng thời đầu tư thêm một phần vốn cho những nông dân trồng mới diện tích cói, hoặc cải tạo, khôi phục ruộng cói. Về phía các nhà khoa học, thông qua các chương trình, dự án, đưa về trồng khảo nghiệm nhiều loại cói mới để chọn ra các giống có chất lượng tốt, phù hợp với đồng đất của Kim Sơn. Bên cạnh đó còn thực hiện cải tiến các công cụ chế biến cói, dần dần thay thế các công cụ thủ công. Hàng năm, khuyến khích người trồng
cói được tham gia các lớp tập huấn, các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây cói.
Đối với Nhà nước, bên cạnh các chính sách tích cực giúp đỡ vùng trồng cói như hỗ trợ người trồng cói, chính sách thuế, chính sách đầu tư, cơ sở hạ tầng…thì cần có cơ chế đủ mạnh để bình ổn được giá cói nguyên liệu khi thị trường cói bị chao đảo, làm thiệt hại không nhỏ cho người trồng cói, tránh tình trạng người trồng cói sẽ bỏ cây cói, chuyển đổi sang các loại cây trồng khác do diện tích trồng cói giảm dần theo từng năm và chất lượng cây cói đã không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng cói.
Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khi tham gia liên kết bởi vì hầu hết các doanh nghiệp chế biến cói trên địa bàn tỉnh đều là các doanh nghiệp tư nhân, quy mô nhỏ, thiếu vốn sản xuất, khi họ ứng vốn cho nông dân sẽ phải chịu rủi ro rất cao. Tạo điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng
Để tăng diện tích và chất lượng cây cói, bên cạnh các giải pháp đồng bộ hỗ trợ người trồng cói thì việc làm hữu hiệu nhất hiện nay là phải có một mô hình liên kết thực sự, trong đó Nhà nước là người đứng ra tổ chức và thực hiện bảo lãnh giữa doanh nghiệp và người nông dân. Phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên khi tham gia mô hình liên kết. Đặc biệt, bên cạnh Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp cần có thêm Ngân hàng tham gia hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp và nông dân.