Chính sách đối với người trồng cói.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 62)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn.

5. Các chính sách khuyến khích của nhà nước.

5.4. Chính sách đối với người trồng cói.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người trồng cói về các chế đô, chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện. Đẩy mạnh tiếp thu tiến bộ kĩ thuật, đưa giống cói năng suất, chất lượng cao, phù hợp với đồng đất Kim Sơn vào sản xuất.

Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, Công ty Nông nghiệp Bình Minh hướng dẫn các hộ trồng cói thực hiện đúng quy hoạch, theo dõi, kiểm tra quy trình chăm sóc cói và báo cáo kết quả sản xuất cói theo định kì về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho những diện tích cói trồng mới và cói cải tạo theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TƯ ngày 09/8/2006 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 16/5/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện. Đối với các hộ trồng cói được tỉnh hỗ trợ một lần vao gồm: tiền giống cho 1ha trồng mới và khôi phục ruộng cói theo đúng nội dung Nghị quyết 04 đã quy định. Huyện có chính sách hỗ trợ thêm ngoài chính sách của tỉnh gồm: 1 triệu đồng cho 1ha trồng cói mới; 500 ngàn đồng cho 1ha cói cải tạo khôi phục trong vùng quy hoạch. Hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ phát triển cây cói cho người trồng cói vẫn tiếp tục duy trì trồng cói.

Quỹ phát triển nghề cói: thành lập để huy động các thành viên của Hiệp hội đóng góp vào quỹ, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí theo Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 6/10/2006 của UBND tỉnh, nhằm hỗ trợ kịp thời cho các hộ trồng cói

Ban quản lý quỹ sớm triển khai xây dựng phương án hỗ trợ cụ thể nhằm nhanh chóng chi trả hỗ trợ cho các hộ trồng cói khắc phục khó khăn do giá cói xuống quá thấp và bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi trong thời gian thu hoạch cói vừa qua

KẾT LUẬN

Trong 7 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện Kim Sơn đạt 202,7 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 3,5 triệu USD, chủ yếu là các sản phẩm từ chế biến cói và chế biến hạt điều. Giá trị sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 145,034 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2008, đạt gần 50% kế hoạch năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2.657.000 USD (chủ yếu từ các mặt hàng chế biến cói và chế biến hạt điều). Trong đó thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đạt 22 tỷ 557 triệu đồng, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đạt 2 tỷ 154 triệu đồng, doanh nghiệp tư nhân 12 tỷ 199 triệu đồng, hộ cá thể 108 tỷ 120 triệu đồng.

Các sản phẩm chủ yếu và đạt giá trị cao là: Thảm cói xuất khẩu đạt 147.000 m2, chiếu nội địa đạt 1 triệu lá, các mặt hàng mẫu nhỏ từ cói và bèo tây xuất khẩu gần 77 triệu sản phẩm, gạch nung đạt trên 6 triệu viên, quần áo may sẵn 440.000 chiếc, khai thác đá đạt trên 3.000 m2. Một số doanh nghiệp có doanh thu khá như: Xí nghiệp tư doanh chiếu cói Quang Minh đạt 12 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 500 triệu đồng; Xí nghiệp tư doanh thủ công mỹ nghệ Đổi Mới đạt 6 tỷ đồng; Xí nghiệp tư nhân chiếu cói Năng Động đạt 9 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 350 triệu đồng.

Hiện nay Kim Sơn có những thuận lợi như: Tình hình sản xuất CN - TTCN có tăng trưởng khá, một số doanh nghiệp đã vươn lên, một số mặt hàng TTCN được làm từ bèo tây, bẹ ngô, bẹ chuối đã tìm được chỗ đứng, nhưng khó khăn nhất của huyện hiện nay là tìm đầu ra cho cây cói. Một số chủng loại hàng làm từ cói giảm; trong khi đó hoạt động của các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu từ cói có tỷ trọng lớn (chiếm từ 70 - 80%) giá trị sản xuất, giải quyết việc làm cho 1.000 lao động thường xuyên (thu nhập 600 - 700 nghìn đồng/tháng) và 20 - 25 nghìn lao động thời vụ (thu nhập 400 - 450 nghìn đồng/tháng) đang gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ các sản phẩm xuất khẩu hàng cói ngày càng giảm, các doanh nghiệp sản xuất không chịu thay đổi kiểu dáng, mẫu mã. Đồng thời các doanh nghiệp ít nâng cao năng lực cạnh tranh, không đầu tư công nghệ mới và chưa có một thương hiệu ổn định trên thị trường thế giới. Do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động thay đổi cách nghĩ, cách làm thì

mới gìn giữ và phát huy được nghề truyền thống. Không ngừng nỗ lực vươn lên trong việc phát triển mẫu mã, chất lượng sản phẩm… để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường mà mình nhắm tới.

Hàng thủ công, mỹ nghệ và đồ gia dụng của Việt Nam nói chung và của huyện Kim Sơn nói riêng được làm từ nguyên liệu dân gian như gốm, sứ, sơn mài, mây, tre, cói, gỗ, đá, tơ lụa, sừng, ngà, bạc, đồng… qua bàn tay khéo léo và tinh xảo của nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống, trở thành các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu mang đậm bản sắc văn hoá và dân tộc Việt Nam.

Mặc dù chất lượng sản phẩm của Việt Nam không thua kém gì hàng của Thái Lan, Trung Quốc… nhưng hiện tại, Trung Quốc mới là nước cung cấp lớn nhất các mặt hàng tiêu dùng vào Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đa số vẫn sản xuất đúng theo kiểu thủ công, tức là thuê lao động nông thôn gia công sản phẩm theo mẫu. Rất ít DN có nhà máy để sản xuất hàng loạt nên có nhiều trường hợp các DN nước ngoài sau khi xem sản phẩm thủ công Việt Nam liền đặt hàng với số lượng khá lớn nhưng DN Việt Nam lại không đáp ứng được.

Bên cạnh đó, các DN còn gặp khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng, phương tiện thanh toán và bất đồng ngôn ngữ, chưa nắm rõ được thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài, rất lúng túng về các thủ tục xuất khẩu và đặc biệt là không nắm rõ luật pháp của nước nhập khẩu. Vì vậy cần phải biết tận dụng các cơ hội thuận lợi để tiếp cận thị trường để từng bước khắc phục những khó khăn.

Thực hiện đề tài này, em hi vọng bài viết của mình sẽ góp phần tạo cái nhìn tổng quát về ngành hàng cói Kim Sơn hiện nay (đặc biệt là vấn để nâng cao chất lượng cho sản phẩm cói Kim Sơn). Em mong rằng các giải pháp cùng kiến nghị đưa ra sẽ phần nào giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm cói Kim Sơn và giúp cho ngành nghề truyền thống này phát triển ngày một bền vững.

KIẾN NGHỊ

Để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cói Kim Sơn, giúp cho sản phẩm cói của địa phương tiến xa hơn nữa trong nước cũng như nước ngoài, em xin có một số kiến nghị sau đây:

- Đề nghị Nhà nước có một số cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, được tiếp cận với các quỹ hỗ trợ như quỹ khuyến công, quỹ giải quyết lao động - việc làm, các nguồn vốn phi Chính phủ…, để các doanh nghiệp có điều kiện đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, tạo ra các sản phẩm mới chào hàng và có cơ hội tiếp xúc với khách hàng nước ngoài. Hiện tại một số doanh nghiệp có diện tích đất xây dựng nhà xưởng hẹp, do vậy các doanh nghiệp cũng đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện cho thuê đất để mở rộng sản xuất đáp ứng các hợp đồng lớn từ phía khách hàng

- Để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, huyện đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh; tăng cường công tác chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất đối với vùng nguyên liệu cói thuộc Công ty Nông nghiệp Bình Minh; chỉ đạo các ngành tài chính, ngân hàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được vay vốn.

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…mong muốn được tiếp cận với các chương trình dự án của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có cơ hội tìm hiểu nâng cao chất lượng sản phẩm cói phục vụ xuất khẩu (nhất là công nghệ sấy và bảo quản sản phẩm) cũng như công nghệ thông tin trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cói.

- Tiến tới có những cuộc trưng bày triển lãm hội chợ lớn về hàng thủ công mỹ nghệ. Mở nhiều tuyến du lịch làng nghề đến những nơi có sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng có bề dày văn hoá lâu đời. Chính các làng nghề này góp phần làm cho các tua du lịch có thêm nội dung phong phú đồng thời tạo điều kiện cho du khách mua sắm hàng lưu niệm. Làng nghề được tham gia các sự kiện quảng bá văn hoá Việt Nam ở các nước. Đó là cơ hội để quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, đồng thời để các làng nghề nắm bắt thông tin nhu cầu và thị hiếu của khách quốc tế. Ngành Văn hoá-Thể thao và Du lịch Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương coi hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm văn hoá - du lịch, hàng xuất khẩu, là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của ngành, nên có kế hoạch quản lý, đầu tư cho nó phát triển toàn diện hơn, bảo đảm cho người sản xuất sống được bằng nghề.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w