Giá cả tiêu thụ sản phẩm cói.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 40)

III. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cói huyện Kim Sơn 1 Chuỗi sản xuất và lưu thông sản phẩm cói.

3.Giá cả tiêu thụ sản phẩm cói.

Giá cói nguyên liệu quá rẻ, cói dài từ 1,65 m trở lên có chất lượng tốt giá 500.000 đồng/tạ nhưng chỉ chiếm khoảng 15%, còn lại là cói ngắn giá từ 140.000 - 150.000 đồng/tạ. Vì thu không đủ chi, nên người dân chỉ thu cói dài, còn cói ngắn quá để phát bổi. Diện tích trồng cói giảm dần theo từng năm và chất lượng cây cói đã không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng cói.

Hiện tại phần lớn các doanh nghiệp chế biến hàng cói đều nhập cói nguyên liệu từ Nga Sơn - Thanh Hoá và một số nơi khác vì cói ở đây có chất lượng tốt, làm ra được những sản phẩm đòi hỏi độ tinh xảo cao. Còn chất lượng cói của người dân địa phương làm ra thì quá thấp, một xe cói như một xe rơm vậy, chỉ có thể làm thảm và làm cói xe đan, không thể làm ra các sản phẩm tinh xảo, trong khi khách hàng ngày càng khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã phải đẹp, do vậy các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng.

Ở cùng một thời điểm, khi giá cói của Nga Sơn lên tới 4.000-5.000 đồng/kg, thì giá cói của Kim Sơn chỉ ở mức 1.500-2.000 đồng/kg nhưng vẫn phải chấp nhận nhập cói từ Nga Sơn. Một khó khăn nữa của các doanh nghiệp khi tham gia liên kết là hầu hết các doanh nghiệp chế biến cói trên địa bàn tỉnh đều là các doanh nghiệp tư nhân, quy mô nhỏ, thiếu vốn sản xuất. Khi ứng vốn cho nông dân sẽ phải chịu rủi ro rất cao.

Bảng 8. Giá cói bình quân thời kì 2006- 2008

STT Năm sản xuất

Giá cói bình quân (đồng/ kg)

Vụ chiêm Vụ mùa

1 2006 3000 2700

2 2007 2000 1800

3 2008 1500 1700

Tính đến tháng 12 năm 2009 thì giá cả của các mặt hàng cói, mặt hàng truyền thống của huyện đã tăng lên khoảng 10% so với một số tháng gần đây đặc biệt là mặt hàng chiếu. Như vậy đã có dấu hiệu khả quan cho mặt hàng này sau

nhiều tháng dậm chân tại chỗ. Tuy nhiên đi cùng với nó là sự tăng giá của vật liệu đầu vào. Cây cói một số năm qua có giá quá thấp khiến người nông dân đã phá đi một diện tích đáng kể. Và tới thời điểm này đã có biểu hiện khan hiếm nhất là các loại cói có chất lượng tốt. Một kg cói đẹp mới tháng trước chỉ khoảng trên 6000 đồng nhưng hiện nay đã lên tới 9000 – 10.000 đồng. Nhưng dù giá nguyên liệu có tăng nhưng người lao động vẫn đảm bảo mức thu nhập nên ngành sản phẩm này vẫn ổn định và góp phần cho ngành công nghiệp của huyện giữ vững tốc độ tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 40)