Các giải pháp về sản xuất cói.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 51)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn.

1. Các giải pháp về sản xuất cói.

1.1. Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu

Trước mắt tập trung đầu tư để phát triển vùng nguyên liệu diện tích 425 ha đất thuộc Nông trường Bình Minh và duy trì diện tích cói hiện có ở các xã trong vùng quy hoạch. Thúc đẩy việc xây dựng vùng chuyên canh trồng cói nguyên liệu tập trung bền vững 1.000 ha từ phía tây đông Cà Mâu đến sông Càn bao gồm các xã Lai Thành, Định Hoá, Văn Hải, Kim Mỹ, Cồn Thoi, nông trường Bình Minh và mở rộng ra phía đông xã Văn Hải để đạt sản lượng 15.000 tấn cói nguyên liệu chất lượng cao cho các doanh nghiệp chế tác hàng cói mỹ nghệ xuất khẩu.

Đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ. Trước mắt giữ nguyên diện tích cói hiện có và phát triển trồng cói mới, diện tích cói ở các xã trong vùng quy hoạch. Việc phát triển vùng nguyên liệu cũng cần phải tính đến sự liên kết với vùng trồng cói nổi tiếng láng giềng Nga Sơn Thanh Hóa trên cả phương diện hợp tác với trao đổi nguyên liệu cói.

Đối với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cói, triển khai xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đầu tư, tuyển chọn các loại giống cói có chất lượng cao để cung cấp cho các làng nghề, trong đó đặc biệt chú trọng áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ tưới tiêu khoa học, kỹ thuật thâm canh tăng vụ, tăng nâng suất và chất lượng cói nguyên liệu để chăm sóc cho vùng cói nguyên liệu. Việc hoàn thiện quy hoạch vùng nguyên liệu cói cần đi trước một bước trong đó quan tâm đến việc cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp khác nhằm đảm vảo tính đa dạng các hoạt động sản xuất nông nghiệp đang là môt trong những giải pháp để giảm thiểu rủi to do thiên tai và kinh tế thị trường.

Đồng thời tiến hành quy hoạch vùng trồng cói kết hợp tuyển chọn giống cói với áp dụng kỹ thuật tiến bộ tưới tiêu khoa học, kỹ thuật thâm canh tăng vụ để tăng năng suất và chất lượng cói nguyên liệu.

1.2. Giải pháp kĩ thuật canh tác.

Cây cói là cây ưa nước nhưng nếu ngập cói đẻ nhánh kém, cây xốp, chất lượng cói thấp, nếu khô cạn thì cói sinh trưởng cói cọc, nồng độ muối trong đất tăng cao sẽ dẫn đến cói bị chết. Trong vụ xuân cói thường bị thiếu nước do lượng nước từ đầu nguồn xuống càng khan hiếm, nước biển có điều kiện xâm nhập sâu vào trong đất liền. Để giải quyết tình trạng này thì cần nghiên cứu xây dựng chế độ tưới thích hợp cho cói vụ xuân, vụ mùa và vụ thu đông bao gồm thời gian tưới, lượng nước tưới, số lần tưới. Xác định thời gian lấy nước phù hợp để đảm bảo được độ mặn hợp lý cho cói (trên cơ sở nghiên cứu các thông số như độ mặn trong đất theo thời gian, độ mặn ở cửa sông, lưu lượng nước của sông, tốc độ dòng chảy…Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý nước cho cói dựa trên mô hình cân bằng nước.

Nghiên cứu sản xuất phân viên nén để đưa phân xuống tầng rễ cói sinh trưởng nhằm tránh bị mất phân. Nghiên cứu xây dựng chế độ bón phân hợp lý bao gồm xác định lượng bón, thành phần phân bón, tỷ lệ các chất trong phân bón, thời gian bón và phương pháp bón hợp lý cho cói vụ xuân, vụ mùa.

Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cói (chế độ bón phân, mật độ, thời vụ, làm đất, đảo cói, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh…). Nghiên cứu kỹ thuật thu hoạch phơi sấy và kỹ thuật sơ chế ban đẩu để đảm bảo chất lượng cói.

Tập trung nghiên cứu, thử nghiệm trồng giống cói Nhật, chú ý đến vấn đề thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam để có thể tạo ra được giống cói phù hợp đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Nếu áp dụng trồng cói Nhật thành công thì cây cói sẽ giảm 50% chi phí so với cói Kim Sơn. Giống cói bông trắng dáng đứng của Nhật có tỷ lệ độ dài cao, độ tròn tương đối giữa gốc và ngọn, cói chẻ khô có độ bền dẻo hơn và có tiềm năng năng suất cao hơn, đáp ứng cho nhu cầu chế tác đa dạng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Ưu thế của giống cói này là không mốc, cây nhỏ, nên không phải mất nhiều công đoạn như: phân loại cói, chẻ cói làm đôi, rũ cói như ở ta, nên sản phẩm đẹp mà giá thành lại thấp. Đồng thời, tạo điều kiện để công ty Nông nghiệp Bình Minh là nơi có diện tích trồng cói nhiều nhất của huyện Kim Sơn thực hiện chương trình nghiên cứu cói quốc gia để giải quyết 5 vấn đề là: quy trình bón phân cho cây cói; chọn lọc giống cói; phòng trừ sâu bệnh; chọn lọc dòng và lai tạo và chế độ nước tưới. Vì đây là lĩnh

vực giải quyết đông đảo lao động nên tỉnh Ninh Bình cũng phải có sự quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu và tăng cường hỗ trợ cho nông dân.

1.3. Chăm sóc, thâm canh

Quy trình trồng cói cũng trải qua hầu hết các công đoạn như: cày xới, phơi ải, tháo nước vào ruộng, cấy cói, rồi làm cỏ, sục bùn, bón phân giống như cấy lúa. Chính vì vậy chất lượng cói cũng phụ thuộc rất lớn vào công chăm sóc của con người. Cói được thâm canh có chất lượng hơn hẳn cói không thâm canh: 80% số lượng cói đạt độ dài 1,7 - 2 m (cói thâm canh chỉ đạt 35% có độ dài 1,7 - 2 m); 75% cói đường kính đồng đều giữa gốc và ngọn (đối chứng đạt 40%); dai sợi và ít bị đứt trong quá trình xe sợi hơn (500 m cói xe phải nối 10 - 12 lần, cói không thâm canh phải nối 40 - 50 lần).

Chủ động hệ thống tưới tiêu, duy trì độ mặn hợp lý, tránh tình trạng đất trồng cói bị ngập úng, nhiễm mặn. Tăng cường hướng dẫn kỹ thuật thâm canh trong các khâu làm đất, tạo rãnh thoát nước, sử dụng rơm kết hợp phân đạm, phân bón lá để cây cói cho năng suất cao

Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh cói, chuyển đổi sản xuất cói từ 1 vụ/năm sang 2 vụ/năm đạt năng suất cao, chủ động cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.

Triển khai, áp dụng biện pháp bón phân viên nén dúi sâu cho cói. Điểm khác biệt cơ bản của biện pháp này so với phương pháp bón vãi truyền thống là các loại phân được nén lại dưới dạng viên, sau đó được dúi sâu 5 – 7cm trong đất. Lợi ích của biện pháp bón phân này mang lại rất lớn: Tiết kiệm được thời gian lao động vì chỉ bón 1 lần duy nhất thay vì phải bón 3- 4 lần như trước đây, hạn chế được hiện tượng rửa trôi phân bón theo bề mặt, cây cói được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng, cói có màu sắc và chất lượng tốt hơn. Với phương pháp này, người dân có thể giảm được 20 – 30 kg phân bón/sào/năm. Đây là loại phân bón mà người dân có thể tự sản xuất tại địa phương vừa hạ được giá thành sản phẩm và sử dụng lao động tại chỗ có hiệu quả. Loại phân bón này có giá thành thấp hơn các loại phân khác từ 15% -20% với tỷ lệ N:P:K tương đương. Hơn nữa người dân có thể tự sản xuất ở qui mô nhỏ, vừa chủ động trong sản xuất vừa giải quyết lao động nông nhàn.

1.4. Thu hoạch bảo quản

tháng 5- 6. Khi cây cói đã chuyển màu vàng, tròn ngọn là đã đến thời gian thu hoạch. Thu hoạch cói phải chọn những ngày nắng ráo, tập trung thu hoạch nhanh, gọn. Cắt cói dùng liềm chuyên dùng (liềm cắt cói) để cắt, cắt cách gốc 3- 5 cm, từ vụ thứ 2 trở đi cắt sát gốc. Cắt xong tùy theo cói tốt, xấu, dài, ngắn sẽ phân loại cói. Thông thường cói được phân làm 4 loại:

Loại 1: Từ 1.65 m trở lên Loại 2: Từ 1.55- 1.60 m Loại 3: Từ 1.35- 1.45 m Loại 4: Từ 1.25 m trở xuống

Nhặt hết xác cói chết bó thành từng bó, xén đầu từng bó, phát bằng gốc các bó cói để dễ chẻ. Cói cắt đến đâu phân loại và chẻ ngay đến đó. Nếu để lâu gốc cói sẽ khô rất khó chẻ. Nếu chưa chẻ được ngay phải dùng bổi phủ kín tránh cói bị héo.

Phơi cói phải rải mỏng, đều các mưởng cói. Jai đầu ngọn của các mưởng gối với nhau từ 30- 40 cm, để cói khô đều. Mỗi rả cói nếu thời tiết nắng đều phải phơi từ 2- 3 ngày. Sau mỗi ngày phơi, thu gom vào buổi chiều khi hết nắng, để nơi thoáng gió, có che đậy tránh sương gió. Trong khi phơi nếu gặp mưa phải thu kịp thời. Cói bị mưa ướt sẽ kém phẩm chất. Cói phải được phơi đến khô kiệt. Khi cói đã khô đều thì tiến hành bó cói riêng từng loại, rồi xếp gọn các bó lại để bảo quản.

1.5. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Để duy trì vùng nguyên liệu cói, giữ vững ngành nghề chế biến hàng mỹ nghệ từ cói, gắn việc triển khai qui hoạch lại vùng cói với việc xây dựng hệ thống thủy lợi theo vùng tập trung, thuận lợi cho nhân dân phát triển cây cói, giao cho Nông trường Bình Minh làm chủ đầu tư. Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh chính, kênh nhánh, cống điều tiết trên kênh chính, đường ven kênh thuộc Nông trường Bình Minh và các xã trong vùng quy hoạch; kinh phí đầu tư không quá 10 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 20%; ngân sách huyện Kim Sơn 40% (nguồn vốn được ưu tiên lấy từ tiền đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn, chưa đầu tư các công trình khác) và vốn của Nông trường Bình Minh 40%. Hoàn thành đầu tư xây dựng vào năm 2007.

Tiếp tục hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng vùng cói chuyên canh tại Công ty nông nghiệp Bình Minh: xây dựng mương máng, cầu cống, trạm bơm phục vụ cho sản xuất theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch và triển khai sớm một số chương trình, dự án đang thực hiện có liên quan đến phát triển làng nghề cói như: Cụm công nghiệp Đồng Hướng, Dự án thủy lợi vùng bãi bồi ven biển, đường giao thông đến các xã vùng kinh tế mới. đặc biệt là dự án đường tránh quốc lộ 10, dự án đường 481 thường xuyên có phương tiện vận chuyển lớn đến các doanh nghiệp chuyển hàng đi xuất khẩu nước ngoài. Đồng thời quan tâm đến hệ thống các cầu đường giao thông nông thôn liên kết giữa các làng nghề cói, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, các đại lý thu gom sản phẩm ngành hàng cói xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w