Phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 48)

I. Phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn 1 Những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thức đối với sản

2. Phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khai thác các nguồn lực cho đầu tư và phát triển, từng bước khôi phục, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng cói và các cơ sở sản xuất, chế biến cói, đặc biệt là các làng nghề cói. Trên cơ sở kết hợp lao động thủ công truyền thống với ứng dụng công nghệ mới, từ đó nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh, xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, xuất khẩu và phát triển nông nghiệp toàn diện, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là góp phần xóa đói giảm nghèo, thu hút lao động, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Song song với việc nâng cao chất lượng nguyên liệu cói, công nghệ chế biến thì phải tổ chức các lớp hướng dẫn, chuyển giao kĩ thuật thâm canh cói, khuyến khích các người dân sử dụng phân vi sinh, dẫn thủy nhập điền để phát triển độ phì cho đất từ đó làm tăng năng suất, sản lượng cói.

Trước mắt hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ xuất khẩu như đầu tư một phần chi phí cho các hoạt động thông tin thương mại và lập cơ sở dữ liệu kinh doanh xuất khẩu; tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại trong và ngoài nước; nghiên cứu, khảo sát tìm kiến thị trường xuất khẩu, đào tạo nâng cao năng lực quản lí, năng lực kinh doanh xuất khẩu cho thương nhân, xây dựng phát triển thương hiệu ngành hàng cói xuất khẩu. Hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng trong vòng 2 năm cho các doanh nghiệp chế biến cói mua thiết bị, đầu tư công nghệ mới để cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm.

Gia nhập WTO, hơn ai hết, từng hộ chế biến cói, các doanh nghiệp xuất khẩu cói phải nhận thức đầy đủ những cơ hội và thách thức đối với chính mình, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đổi mới mẫu mã sản phẩm, đầu tư thiết bị, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài. Hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến công, vốn sự nghiệp khoa học, xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, xuất khẩu và phát triển nông nghiệp toàn diện, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là giảm nghèo, thu hút nhiều lao động, thúc đẩy nhanh tiến trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thành lập Hiệp hội nghề cói, tiến tới hình thành quỹ bình ổn giá cói. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cói. Xây dựng cơ chế liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông). Theo cá nhân tôi, về lâu dài cần đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, hướng tới hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cói, tăng cường sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu.

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, nhất là nghề trồng, chế biến cói, Kim Sơn đã đề ra những giải pháp cụ thể. Trước hết tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời xây dựng quy hoạch phát triển CN- TTCN, làng nghề, ngành nghề nông thôn theo đúng định hướng Nghị quyết Huyện uỷ đề ra.

Kim Sơn đề ra một số chính sách và giải pháp cụ thể như tạo điều kiện về nguồn vốn, mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất TTCN, nhất là phát triển sản phẩm cói. Ngoài chính sách hỗ trợ về giống và khôi phục ruộng cói của tỉnh, từ năm 2008 huyện trích ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho người trồng, mở rộng diện tích cói nguyên liệu trong vùng quy hoạch với mức hỗ trợ 1 lần trồng mới là 1 triệu đồng/ha; hỗ trợ 1 lần khôi phục, cải tạo là 500.000 đồng/ha. Các đơn vị được tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề được hỗ trợ 1 lần là 15 triệu đồng/đơn vị. Vận động các doanh nghiệp, cơ sở trong Hiệp hội nghề cói góp vốn cùng với quỹ bình ổn giá cói nguyên liệu để hỗ trợ người trồng cói khi giá cói xuống thấp, nhằm đảm bảo diện tích trồng cói.

Hàng năm, huyện dành một phần kinh phí để phục vụ cho việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất CN- TTCN, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, giá trị mỹ thuật và độ tinh xảo của sản phẩm truyền thồng. Đối với các địa phương, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất chế biến cói, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, nắm bắt nhu cầu thị trường, tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, gắn sản xuất với công nghệ chế biến nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển vững chắc, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng sản xuất CN- TTCN bình quân hàng năm đạt 17% trở lên. Tỷ trọng giá trị sản phẩm CN- TTCN trong cơ cấu kinh tế chung đến năm 2010 đạt 39%. Đến năm 2010 có 15- 20 làng nghề được tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề, thu hút trên 80% số lao động nông nhàn vào sản xuất TTCN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w