Đánh giá về chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn 1 Những kết quả và hiệu quả đạt được.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 41)

1. Những kết quả và hiệu quả đạt được.

Đến nay, huyện Kim Sơn có 7 làng nghề cói được tỉnh Ninh Bình cấp bằng công nhận làng nghề với gần 5.000 doanh nghiệp, cơ sở và hộ cá thể tham gia trồng, chế biến cói. Mỗi năm doanh thu từ chế biến cói đạt trên 200 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 23.250 lao động trên địa bàn. Các doanh nghiệp, cơ sở tham gia sản xuất hàng cói đã từng bước đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới cách quản lý và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ và tay nghề cho công nhân, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Thời gian qua sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn tiếp tục phát triển, đã đi sâu vào khai thác sử dụng tiềm năng thế mạnh của địa phương. Các doanh nghiệp cơ sở sản xuất đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, các làng nghề cói phát triển mạnh cả về sản lượng, giá trị sản xuất và ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ. Tốc độ tăng trưởng tăng 13,4%/năm; giá trị sản xuất 3 năm (2006 -2008) theo giá thực tế đạt 1166 tỷ đồng (riêng giá trị hàng cói đạt 742 tỷ đồng).

Năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 523 tỷ đồng, riêng giá trị hàng cói đạt 350 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2008, giá trị xuất khẩu cả năm đạt 7,2 triệu USD (tăng 12% so với kế hoạch, bằng 111,8% so với cùng kì năm 2007)

Năm 2010 giá trị xuất khẩu công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (theo giá hiện hành) ước đạt 590 tỷ đồng (riêng giá trị hàng cói đạt gần 400 tỷ). Các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các làng nghề cói với nòng cốt là 26 doanh nghiệp và một hệ thống tổ nhóm thu mua,

các lao động sản xuất ở hầu hết các xã, thị trấn. Ngoài lao động chuyên còn thu hút hàng chục ngàn lao động nông thôn và lao động phụ tham gia sản xuất. Có thể nói ngành hàng cói là ngành giữ vai trò chủ lực, chiếm từ 64 – 74% giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Ngành nghề chế biến cói phát triển nhanh, thị trường ngày càng được mở rộng và có thêm nhiều làng nghề được hình thành và phát triển.

Những năm gần đây, kinh tế thị trường phát triển, đời sống không ngừng được nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng gia tăng, trong đó có nhu cầu về các sản phẩm bằng cói. Chính vì thế, nghề chế tác sản phẩm cói đã đem lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng đáng kể cho nhân dân địa phương. Nghề sản xuất chế biến cói tại Kim Sơn chiếm từ 75- 83% tổng số quy mô ngành nghề sản xuất nhỏ tại huyện; tạo công ăn việc làm cho trên 30.000 lao động. Trong đó 12 ngàn lao động là lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân từ 800.000 đồng- 1.000.000 đồng/ người/ tháng, cao gấp 3- 4 lần thu nhập đơn thuần từ nông nghiệp và có lợi thế cạnh tranh so với một số cây trồng khác. Mặc dù diện tích và sản lượng cói ở Ninh Bình chỉ chiếm 10% cói của Việt Nam; nhưng doanh thu lại chiếm xấp xỉ 50% tổng doanh thu về mặt hàng cói của cả nước.

2. Những tồn tại, nguyên nhân.

Việc trồng và chế biến cói cũng xuất hiện những thách thức. Giá cói nguyên liệu tiếp tục giảm: Năm 2006 bình quân 2.800 đ/kg, năm 2007 bình quân 1.800 đ/kg nên chưa hấp dẫn người sản xuất. Diện tích cói mùa khi bắt đầu vào thu hoạch thì gặp mưa bão. Còn đối với doanh nghiệp chế biến cói xuất khẩu thì sản xuất còn thụ động, không ít đơn vị còn xuất khẩu uỷ thác làm hạn chế khả năng cạnh tranh, chưa chủ động đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm cộng với việc thiếu nguyên liệu (không mua cói dự trữ như mọi năm) nên ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp. Khâu quảng bá tiếp thị còn yếu, đồng thời do suy giảm kinh tế toàn cầu, thị trường tiêu thụ các nước giảm dần nên ít doanh nghiệp ký được những hợp đồng lớn như những năm trước đây.

Việc chế biến, bảo quản sau thu hoạch chủ yếu dùng lò sấy thủ công, năng suất thấp, chất lượng nguyên liệu không đảm bảo. Chưa được đầu tư thiết bị bảo quản tốt đối với nguyên liệu thô cũng như các thành phẩm cói nên dễ bị ẩm mốc, thay đổi màu sắc tự nhiên nên nhiều lô hàng bị giảm giá trị 40- 50% thậm chí phải hủy bỏ hoàn toàn.

Hiện nay tình hình thị trường biến động trong khi giá vật tư như phân đạm, thuốc trừ sâu, công lao động tiếp tục tăng đã làm cho một số hộ nông dân không thiết tha với việc trồng và chăm sóc cói; một số diện tích cói hết chu kỳ thu hoạch họ đã chuyển sang trồng lúa, và việc tăng diện tích cói là vấn đề khó có thể thực hiện.

Các sản phẩm chế biến từ cói chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch, qua nhiều khâu trung gian, quy mô sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhỏ lẻ, phần lớn gia công chế biến cho các doanh nghiệp tỉnh ngoài nên giá trị hàng hóa trao đổi không cao, thu nhập của người lao động còn thấp. Bên cạnh đó là những thủ tục phiền hà từ hải quan khiến việc xuất khẩu cói bị ách tắc

Hiệp hội nghề cói tỉnh tuy đã thành lập xong nhưng hoạt động còn hạn chế, các thành viên của hiệp hội chưa gắn kết để bàn bạc tháo gỡ khó khăn cho phát triển ngành cói. Trong việc thành lập Quỹ bình ổn giá cói để hỗ trợ cho người trồng cói khi giá cói nguyên liệu bị rớt giá; Lãnh đạo, thành viên hiệp hội chưa nhận thức đúng về nội dung Quỹ bình ổn giá cói nên việc xây dựng quỹ còn gặp khó khăn, chủ yếu trông chờ vào vốn của nhà nước; chưa đủ mạnh để bình ổn giá cói nguyên liệu khi cơ chế thị trường cói bị chao đảo làm thiệt hại không nhỏ cho người trồng cói.

Thị trường tiêu thụ chưa ổn định và vững chắc, sản phẩm chưa có thương hiệu, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô nên kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, lãi suất ngân hàng không ổn định, có xu hướng tăng cao. Vì vậy khó thực hiện các hợp đồng có giá trị kinh tế lớn. Nguyên nhân một phần do quy mô sản xuất của các cơ sở ngành hàng cói còn nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến mẫu mã chất lượng không cao và khó cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác hầu hết các hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong ngành hàng cói mang tính chất tự phát và do các cơ sở tự lo liệu dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng nhưng hộ nào tìm được hợp đồng, đại lý mua thì sản xuất phát triển, ngược lại hộ nào không tìm được thì chậm phát triển, thậm chí còn bỏ nghề.

Các doanh nghiệp chế biến kinh doanh sản phẩm cói còn thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Chủ yếu là do thủ tục xin vay vốn đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn khá phức tạp như: yêu cầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có tài sản thế chấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…nên một số doanh nghiệp nhỏ, hộ cá thể thường tìm nguồn khác để vay. Bên cạnh đó, trình

mua tranh bán, nâng giá đầu vào, hạ phẩm cấp chất lượng, xảy ra cạnh tranh không lành mạnh. Nguyên nhân chính là do các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không chịu học hỏi, nâng cao trình độ quản lí… ít đầu tư cho công nghệ thông tin.

Công tác tổ chức sản xuất và quản lí ngành nghề chưa đồng bộ. Nhiều hộ sản xuất kinh doanh không có giấy kinh doanh chưa chấp hành nghiêm pháp luật. Hệ thống các cơ quan quản lí liên ngành chưa hoàn thiện, năng lực trình độ chưa đáp ứng được đòi hỏi của việc quản lí nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chiếu cói huyện Kim Sơn. sản phẩm chiếu cói huyện Kim Sơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w