Bố trí sản xuất, chế biến cói ở Kim Sơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 26)

II. Thực trạng sản xuất và chế biến sản phẩm cói 1 Tình hình sản xuất cói huyện Kim Sơn.

1.2. Bố trí sản xuất, chế biến cói ở Kim Sơn.

Trước đây cây cói được trồng xen với cây lúa, nhưng từ khi Đảng bộ Kim Sơn có nghị quyết “Lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển” và “Chuyển những diện tích trồng cói kém hiệu quả sang trồng lúa” thì cây cói chỉ còn được

tích lớn nhất là ở Nông trường Bình Minh (nay là Công ty nông nghiệp Bình Minh). Từ cây cói tròn mảnh mai, với bàn tay tài ba và sức sáng tạo không ngừng theo năm tháng, người dân Kim Sơn đã tạo ra không biết bao nhiêu mặt hàng mỹ nghệ, để đến với mọi miền đất nước, đến với bạn bè các châu lục.

Bảng 2. Diện tích, năng suất, sản lượng của các xã huyện Kim Sơn năm 2007, 2008

STT Đơn vị Năm 2007 Năm 2008

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ ha) Sản lượng (tấn) 1 Lai Thành 109.06 80.335 471.55 88.08 79.7 705.12 2 Định Hoá 100 79.955 803.35 16.4 78.085 128.37 3 Văn Hải 30 100.515 245.33 25 79.1 198 4 Kim Mỹ 4.3 79.875 33.46 9.6 77.59 74.46 5 Cồn Thoi 16 79.655 127.45 14.4 77.4 111.82 6 NT.Bình Minh 606.8 61.705 3744.26 410.54 52.1 2775.91 7 Xã khác 73.3 135.38 992.4 34.88 73.38 255.98

Nghề chế biến cói đã có từ rất lâu và nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thuỷ, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn. Nhưng nghề này được tổ chức một cách quy mô từ những năm đầu thế kỷ XX, với sự hỗ trợ của người Hoa đến đây lập nghiệp đã xây dựng một số xưởng dệt chiếu: Xưởng Hưng Lợi (ở phố Thủ Trung - Kim Chính), xưởng Xương Lợi (ở phố Trì Chính), xưởng Minh Tín (ở Trung Tràn, gần xí nghiệp Đại Đồng), xưởng Quản Hoà (ở phố Trì Chính) và xưởng Chủ Lợi (ở Hướng Đạo -Đồng Hướng).

Từ các xưởng này, lá chiếu Kim Sơn không những phục vụ đồng bào trong nước và cũng đã đến được các nước trên thế giới, trong đó có nước Pháp. Sau năm 1954, dưới sự hỗ trợ về kinh phí của Nhà nước, các thành phần tiểu chủ tư sản nhỏ trên địa bàn huyện đã thành lập 3 xí nghiệp chiếu cói là Xí nghiệp Cộng Lực (phố Trì Chính), Xí nghiệp Cộng Hoà (Đại Đồng cũ) và Xí nghiệp Hoà Bình (thôn Đồng Bắc - Đồng Hướng) và 3 cơ sở nhỏ nằm trên địa bàn thị trấn Phát Diệm, chuyên cung cấp cói se là Trần Phú, Ái Quốc, Minh Khai và sau đó tất cả các đơn vị này sát nhập thành Xí nghiệp chiếu cói Đại Đồng.

Với nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, nguồn lao động cần cù, sáng tạo, hơn 60 năm qua, trên địa bàn huyện Kim Sơn đã hình thành nhiều cơ sở chế biến

chiếu cói Cồn Cỏ; trạm chiếu cói xuất khẩu Kim Sơn; các xí nghiệp: Năng Động, Đổi Mới, Quang Minh, Xuân Hoà… Đã xuất khẩu không biết bao nhiêu lô hàng tới các nước xã hội chủ nghĩa và Liên Xô thời kỳ trước năm 1990 và châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… trong giai đoạn hiện nay. Từ đôi chiếu cải, chiếu hoa cho các gia đình đến chiếc làn, chiếc giỏ cho người đi chợ; rồi cốc, khay, đệm, đĩa… tất cả đã trở thành đồ dùng quen thuộc gắn bó với đời sống con người, trở thành nguồn sống của những người thợ thủ công Kim Sơn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 27 doanh nghiệp chiếu cói, tổng doanh thu mỗi năm đạt khoảng 250 tỷ đồng. Mặc dù có những khó khăn về phát triển diện tích trồng cói cũng như nghề chế biến cói, song với chủ trương và chính sách của Tỉnh uỷ (Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ), cây cói vẫn là cây chủ đạo mà cấp uỷ, chính quyền các cấp huyện Kim Sơn cũng như mọi người dân trong vùng gắn bó và đang nỗ lực duy trì và phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w