I. Phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn 1 Những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn thách thức đối với sản
1.2. Khó khăn và thách thức
1.2.1. Hiệu quả kinh tế của việc trồng cói thấp
Năng suất cói hiện nay không cao do nhiều nguyên nhân đặc biệt kỹ thuật thâm canh cói còn hạn chế, chủ yếu theo kinh nghiệm, người trồng cói có thói quen sử dụng các loại phân vô cơ trong quá trình chăm sóc, chuyên canh cây cói nên độ phì trong đất giảm, giống cói chủ yếu sử dụng giống cói truyền thống, chưa chú ý tập trung chọn, tạo giống mới dẫn đến năng suất, sản lượng cói thấp.
Nguyên liệu cói hiện nay chỉ dùng để dệt chiếu, dệt thảm, không đủ tiêu chuẩn sản xuất ra các sản phẩm mẫu nhỏ có giá trị kinh tế cao có thế xuất khẩu như: dép, khau, đĩa, cốc…trong khi đây là thị trường đầy tiềm năng đem lại nguồn thu lớn cho sản phẩm mỹ nghệ cói mà tiêu chí hàng đầu là chất lượng.
Điều này làm cho việc khai thác thị trường cói ở trong và ngoài nước giảm đáng kể. Ví dụ Châu Âu và Châu Mỹ, chủ yếu là do khả năng đàm phán, tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu của thị trường cao cấp này, đó là việc tuân thủ chặt chẽ các cam kết về chất lượng như sản phẩm không được mốc, màu sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu, việc kí hợp đồng nhanh gọn…
Những năm gần đây do tình hình biến động thị trường, giá cói xuống quá thấp (giá cói bình quân cuối năm 2007 là 1.768 đồng/kg), trong khi đó giá vật tư như phân đạm, thuốc trừ sâu,công lao động tiếp tục tăng cao (tháng 6/2008 giá phân đạm là 10.500 đồng/kg, công lao động thuê cắt cói lên tới 40.000 đồng/ngày công) đã làm cho một số hộ nông dân không đầu tư trồng mới, một số diện tích cói hết chu kỳ thu hoạch các hộ không trồng cói nữa mà chuyển sang trồng lúa việc chăm sóc cói cũng không được quan tâm, đầu tư.
1.2.2. Người dân bỏ trồng cói để chuyển sang trồng lúa và nuôi trồng thủy sản làm cho diện tích trồng cói giảm đáng kể.
Người trồng cói chỉ chú trọng đầu tư vào việc sản xuất cói mà chưa đầu tư vào nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt thị trường đầu ra của sản phẩm cói, dẫn đến việc sản phẩm cói làm ra mà không có thị trường tiêu thụ. Hiện giá cói trên thị trường thấp, giá vật tư cho sản xuất cói lại tăng, sản phẩm làm ra không đủ bù đắp chi phí, kéo theo thu nhập của người trồng cói thấp vì vậy có nhiều hộ bỏ trồng cói sang trồng lúa và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nghề chiếu cói ở Kim Sơn nổi tiếng ở miền Bắc vì đây có vùng nước ngập mặn rộng lớn và đội ngũ lao động dồi dào. Ngoài sự biến động của thị trường thì cây cói ở đây còn bộc lộ nhiều yếu điểm như: cây cói to dẫn tới mất nhiều chi phí lao động để chẻ nhỏ cây cói trước khi sản xuất. Người ta tính phải mất 60% tổng số ngày công lao động để thu hoạch và chẻ cói. Mà công lao động thì ngày càng tăng chóng mặt: Năm 2006 25.000/công thì nay lên 60.000 đồng/công lao động. Hơn nữa khi nghề cói thua lỗ thì người dân không còn mặn mà và chuyển hướng sang đi lao động cho các khu công nghiệp, nên khi đến chính vụ tìm người lại càng khó và đắt đỏ.
1.2.3. Thị trường tiêu thụ khó khăn, chưa ổn định
Phát triển ngành hàng cói là phát triển ngành sản xuất sản phẩm hàng hóa, cho nên sản xuất sản phẩm phải xuất phát từ yêu cầu thị trường, tức là phải giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đây là vấn đề then chốt có tính quyết định đến sự mở rộng hay thu hẹp của ngành hàng sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc nguyên
liệu từ cói. Trên thực tế cho thấy, thị trường tiêu thụ các sản phẩm ngành hàng cói còn nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa cao, giá tiêu thụ thấp, sức cnhj tranh sản phẩm chưa mạnh…và luôn xuất hiện mối lo không tiêu thụ được sản phẩm khiến chính các cơ sở sản xuất, các nghệ nhân, các doanh nghiệp liên quan và cả các nhà quản lí đang phải quan tâm, trăn trở và tìm hướng giải quyết. Trên thực tế thì thị trường tiêu thụ trên địa bàn huyện Kim Sơn xuất hiện những khó khăn đó là: sản phẩm chưa có thương hiệu; chưa có đơn vị chuyên làm dịch vụ đóng gói, bao bì, tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sản phẩm thô nên kim ngạch xuất khẩu còn thấp, thu nhập của các tác nhân tham gia hẹ thống không cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành hàng cói vốn còn nhỏ hẹp lại bị cạnh tranh quyết liệt của các sản phẩm công nghiệp (mặt hàng chiếu cạnh tranh với sản phẩm chiếu trúc, chiếu nilon…). Mặt khác ngành hàng cói cũng chưa hình thành kênh tiêu thụ vững chắc, hầu hết các cơ sở sản xuất và thu mua chưa chú trọng đến đầu tư quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ.
1.2.4. Thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh.
Để phát triển ngành hàng cói cần phải có vốn, nhiều doanh nghiệp cơ sở sản xuất hiện tại còn thiếu vốn để sản xuất kinh doanh mở rộng, sản xuất nhất là khi ký được các hợp đồng lớn vì thiếu vốn nên không thực hiện được. Trong khi đó vốn đầu tư từ các nguồn còn hạn hẹp, phân tán chủ yếu là vốn tự có của cơ sở sản xuất và người lao động, vốn đầu tư của nhà nước qua các chương trình, dự án chưa đáng kể.
Nguồn vốn có thể vay từ ngân hàng hoặc các doanh nghiệp ứng vốn cho dân, nhưng chưa có vốn vay với lãi suất thấp và cũng chưa có doanh nghiệp nào ứng vốn cho dân để phát triển ngành hàng cói này. Do vậy để có đủ vốn để phát triển ngành hàng cói là một vấn đề rất khó khăn.
1.2.5. Trình độ tổ chức quản lí của các cơ sở kém.
Quy mô sản xuất của các cơ sở ngành hàng cói còn nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến mẫu mã chất lượng sản phẩm không cao, không đủ khả năng để cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác hầu hết các hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong ngành hàng cói mang tính tự phát và do các cơ sở tự lo liệu. Vì vậy việc huy động tiêu thụ được lượng cói lớn là rất khó.
Công tác tiếp cận thị trường nước ngoài vẫn còn hạn chế về trình độ, kinh nghiệm buôn bán, các doanh nghiệp phải xuất qua các trung gian đầu mối, chưa tiếp cận trực tiếp với các khách hàng nước ngoài. Số lượng xuất khẩu trực tiếp
không nhiều và không thường xuyên. Do trình độ ngoại ngữ của một số chủ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu còn hạn chế, công nghệ thông tin chưa được quan tâm đầu tư làm ảnh hưởng đến công tác tìm kiếm sản phẩm đầu ra.
Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất chế biến cói sản xuất thụ động, ít quan tâm đến thương hiệu chất lượng sản phẩm, thị trường đầu ra cho sản phẩm từ cây cói không ổn định và gặp khó khăn, lao động cũng giảm dần do quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, nguyên liệu thay thế, ít quan tâm đến nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm, chưa quan tâm đến vùng nguyên liệu, chưa có nhiều mẫu mã ổn định. Chủng loại mẫu mã mang tính đặc thù còn ít, có sự trùng nhau về chủng loại, mẫu mã. Doanh nghiệp chưa có tính chuyên nghiệp trong hoạt động về xuất khẩu hàng cói, còn thụ động trong sản xuất kinh doanh, thụ động trong vai trò làm cầu nối giữa sản xuất với thị trường, với người tiêu dùng. Khả năng tài chính và trình độ doanh nghiệp còn hạn chế, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế còn yếu
Một số doanh nghiệp vẫn chưa chủ động trong sản xuất khi giá cả đầu vào của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung liên tục tăng, trong khi đầu ra của các sản phẩm không tăng hoặc tăng không đáng kể. Một khó khăn nữa là vấn đề thiếu vốn để tái đầu tư và mở rộng sản xuất. Hiện nay các doanh nghiệp huy động nguồn vốn nội lực là chủ yếu, khi có chương trình, chính sách lớn của Nhà nước với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các doanh nghiệp mới có cơ hội tăng nguồn vốn đầu tư sản xuất nhưng việc làm thủ tục và yêu cầu cho vay gặp rất nhiều khó khăn.