Thị trường ngoài nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 35)

III. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cói huyện Kim Sơn 1 Chuỗi sản xuất và lưu thông sản phẩm cói.

2.1. Thị trường ngoài nước

Chế biến cói xuất khẩu ở huyện Kim Sơn được coi là nghề thủ công truyền thống đã được duy trì phát triển hàng trăm năm. Hàng cói truyền thống ở đây nổi bật là chiếu cải, chiếu đậu, thảm, làn v.v… không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn được các thị trường Liên Xô, Đông Âu ưa chuộng.

Sản phẩm bằng cói ở Kim Sơn ngày càng phong phú, đa dạng như: chiếu cói, thảm cói, làn cói, hộp cói, mũ cói... đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Hiện tại ở Kim Sơn, 100% làng, xã đều tham gia chế biến cói với 4.463 cơ sở sản xuất, chiếm 50% cơ sở chế biến cói trong toàn tỉnh

Sự suy giảm kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp với những tác động khác nhau theo hướng có lợi cho ngành hàng cói. Đó là cơ cấu mặt hàng thay đổi bởi thị hiếu tiêu dùng của khách hàng đã khác trước. Trước kia, mặt hàng sản xuất bằng nguyên liệu mây có giá thành cao, nay người tiêu dùng đã chuyển sang mua sản phẩm cói. Thêm vào đó, một số chi phí cao hơn trước như giá bao bì, cước vận chuyển, giá gia công tăng, song xí nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, cho nên hạn chế chi phí khâu trung gian, lợi nhuận của doanh nghiệp và người lao động vẫn bảo đảm. Sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu này đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến sản phẩm cói không ngừng phát triển.

Sơ đồ 2. Kênh xuất khẩu sản phẩm cói Kim Sơn

Trong đó hệ thống đại lý được tổ chức dưới hình thức các doanh nghiệp tư nhân, các cửa hàng thu mua, các công ty. Đa số các làng nghề cói giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp tư nhân trong làng nghề, trong huyện, trong tỉnh. Các sản phẩm được bán cho các công ty xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp để xuất khẩu. Hiện nay số lượng và quy mô các doanh nghiệp có mặt trong các làng

NGƯỜI THU GOM ĐẠI LÍ NGUỒN SẢN XUẤT CÔNG TY XUẤT KHẨU

nghề đã làm tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm cói sang thị trường các nước. Do chỉ có rất ít người có kinh nghiệm và kiến thức về kinh doanh xuất nhập khẩu nên các doanh nghiệp cói quy mô nhỏ, các hộ sản xuất thủ công khó có điều kiện tiếp cận với thị trường nước ngoài mà không thông qua môi giới trung gian.

Từ sau hoà bình, thống nhất đất nước, sản phẩm cói của Kim Sơn có thị trường xuất khẩu rộng lớn là Liên Xô, các nước Đông Âu và một số nước khác, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân địa phương. Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường phát triển, đời sống không ngừng được nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng không ngừng gia tăng, trong đó có nhu cầu về các sản phẩm bằng cói quen thuộc.

Trong những thời gian gần đây thì Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh khá lớn trên thị trường sản phẩm cói. Trung Quốc mua nguyên liệu cói là chủ yếu, khâu chế biến và xử lí sản phẩm cói của họ rất tốt đây là một lợi thế cho họ. Và hơn thế nữa là chính phủ Trung Quốc có các chính sách đặc biệt với sản phẩm cói như có những ưu đãi về thuế (mỗi container xuất ngoại được hỗ trợ 50% cước phí), mặt bằng sản xuất kinh doanh, vốn. Còn ở Việt Nam nói chung và Kim Sơn nói riêng thì hầu như là không có, mà nếu có thì cũng chưa chắc đến được với các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng cói. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ở Kim Sơn lại gặp rất nhiều khó khăn như: vị trí ở xa trung tâm, cơ sở hạ tầng yếu kém, đầu tư hiệu quả thấp mà thu hồi vốn lâu, điều hành khó, phân tán sản xuất. Vì thế họ rất cần những giải pháp tháo gỡ khó khăn của nhà nước để từng bước vực dậy ngành cói phát triển bền vững hơn.

Bảng 6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cói 2007, 2008 Các mặt hàng Đơn vị 2007 2008 Tổng khối lượng (1,2) Xuất khẩu trực tiếp (1) Bán nội địa (2) Trung gian xuất khẩu Tổng khối lượng (3,4) Xuất khẩu trực tiếp (3) Bán nội địa (4) Trung gian xuất khẩu Thảm cói các loại 1000m2 29 8 21 8 632 51 581 64 Chiếu cói 1000m2 1 1

Chiếu se đan 1000 cái 192 5 187

Làn cói các loại 1000 bộ 29 29 778 167 611

Hộp các loại 1000 cái 63 9 54 5 719 20 699 4

Mẫu nhỏ các loại 1000 cái 98 98 114 41 73

Cói se 1000 cái 13 13 72 10 62

Đệm cói 1000 cái 13 13 75 1 74 5

Sản phẩm cói tết bện 1000 bộ 13 241

Tổng doanh thu Triệu đồng 6298 400 5898 2 295088 10381 56562 62

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2005-2010) ước đạt 248,3 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 26,3%/năm. Trong đó năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 70 triệu USD, tăng gấp hơn 3 lần năm 2005

Năm 2008 sản lượng xuất khẩu chiếm gần 70% sản lượng sản phẩm ngành hàng cói huyện Kim Sơn tiêu thụ. Hiện nay 100% số doanh nghiệp trên địa bàn tham gia là đầu mối thu mua hoặc đặt gia công sản phẩm ngành hàng cói nhưng chỉ có một phần công ty trực tiếp xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài mà chủ yếu các doanh nghiệp nhận sản xuất gia công và làm vệ tinh cho các công ty xuất khẩu lớn như Công ty Xuất nhập khẩu của Hà Nội, Hà Tây. Đồng thời chưa có hộ sản xuất trực tiếp nào trồng cấy sản phẩm đến tận tay nhà xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài.

Bảng 7. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cói các tháng trong năm 2009, 2010

Những sản phẩm xuất khẩu thường được xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô hoặc hoàn thiện ở cấp độ thấp (chủ yếu ở dạng thô). Năm 2008 có khoảng 28% sản lượng xuất khẩu được các doanh nghiệp tổ chức hoàn thiện, gia công lại sản phẩm trước khi xuất khẩu. Các mặt hàng này chủ yếu là: chiếu cói các loại, thảm, khay, đĩa, túi, giỏ xách…100% sản phẩm không có bao bì đóng gói riêng. Đặc biệt là không nhãn mác mà phải đóng nhãn mác của nhà nhập khẩu (hoàn toàn bằng chữ của nước tiêu dùng sản phẩm đó)

Từ năm 2001 trở về trước, sản phẩm cói của Kim Sơn chủ yếu chỉ xuất khẩu dưới dạng thô sang một số nước trong khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Từ 2002 đến nay, nhờ chính sách mở rộng giao lưu thương mại quốc tế của Đảng và nhà nước ta (nhất là việc Việt Nam gia nhập WTO) mà thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành hàng cói ở huyện Kim Sơn không chỉ dừng lại ở một số nước Châu Á và khối ASEAN mà đã xuất khẩu sang gần 40 quốc gia trên thế giới. Trong đó sản lượng xuất khẩu các nước châu Âu chiếm 24%, các nước ASEAN là 11%, và Nhật Bản là 7%, các nước Châu Mỹ 5%, các nước khác 19%.

Trước đây đầu ra của nguyên liệu cói chủ yếu tập trung vào xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đến nay nhu cầu nhập khẩu của thị trường này giảm, đặc biệt trong 2 năm 2007- 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của nguyên liệu cói.

2.2.Thị trường trong nước

Việc tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề chủ yếu giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp tư nhân trong huyện và trong tỉnh để bán hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng của các Công ty xuất khẩu của Trung ương và của địa phương.

Nghề chiếu cói Kim Sơn hiện chủ yếu là sơ chế hoặc dệt thảm, làm chiếu, với 50% xuất khẩu, còn lại là phục vụ thị trường nội địa. Các nhà sản xuất, kinh doanh không hợp đồng bao tiêu sản phẩm, mà chỉ mua khi thấy thị trường có nhu cầu, điều đó cho thấy việc liên kết “3 nhà” là rất mờ nhạt. Trong lúc, quy trình sinh trưởng, phát triển và cho thu hoạch của cây cói kéo dài trong 4 – 5 năm. Mặc dù, giá cói thấp, nông dân chán nản nhưng vẫn phải “theo lao” để giữ vùng nguyên liệu hàng trăm héc ta. Nhiều cuộc họp của tỉnh, cũng như ý kiến của cử tri đề nghị tìm giải pháp nhưng đến nay vẫn chưa có lối thoát.

Trong khi các thị trường nhập khẩu cói đang cầm chừng, thậm chí ngừng nhập khẩu thì cây cói ở Kim Sơn vẫn sinh trưởng và người dân thu hoạch xong tấp đống không có người mua. Chưa nói đến việc cây cói “khó tính” thu hoạch đúng dịp mưa thì bị thối rữa, mất trắng. Giá cói cách đây chừng vài ba năm đạt gần 3.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 2.000/kg. Cây cói loại dài đạt 5.000 đồng/kg nhưng tỷ lệ này chỉ đạt được 15%. Trong khi đó giá vật tư phân bón, đạm, thuốc

trừ sâu tăng vọt, người dân không đủ vốn đầu tư nên năng suất, chất lượng cói càng thấp, mà chi phí đội lên cao. Những năm gần đây, phần lớn nhà nào cũng thua lỗ vì trồng cói.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w