Các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm cói.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 56)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn.

3. Các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm cói.

3.1. Đầu tư nguồn nhân lực để sản xuất hàng xuất khẩu quy mô, chuyên nghiệp. chuyên nghiệp.

Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm tại các cơ sở làng nghề. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đào tạo tay nghề cho thợ thủ công và có chương trình đào tạo cán bộ về quản lí, kĩ thuật và đổi mới công nghệ thiết bị kỹ thuật trong ngành hàng cói, nhất là đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm ngành hàng cói. Mở rộng các hình thức tổ chực sản xuất ngành hàng cói, ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần.

3.2. Hình thành kênh tiêu thụ ổn định cho sản phẩm ngành hàng cói.

Kênh tiêu thụ ổn định cho sản phẩm ngành hàng cói sẽ giúp cho ngành cói có những bước tiến vững chắc trong tương lai. Đi đôi với nó là phải giải quyết tốt các vấn đề thị trường trên cơ sở xúc tiến các hoạt động thương mại tại các làng

nghề nhằm củng cố thị trường đã có, phát triển mạnh thị trường trong tỉnh, các tỉnh lân cận và đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu. Giải quyết tốt vấn đề mẫu mã, thương hiệu, bao bì đóng gói trên cơ sở đầu tư cải tiến công nghệ, kỹ thuật sản xuất và đăng ký danh mục tên sản phẩm để sản phẩm ngành hàng cói của huyện có tên tuổi trên thị trường.

Hình thành kênh thông tin đáng tin câỵ, cung cấp thông tin cần thiết về thị trường đầu vào và đầu ra cho các đơn vị ngành hàng cói. Tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội nghề cói Ninh Bình hoạt động có hiệu quả, đồng thời để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kện để các doanh nghiệp, người trồng và chế biến cói giúp nhau phát triển ngành hàng cói.

3.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cói.

Mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp tục nâng cao thị phần xuất khẩu đối với thị trường truyền thống như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… Với thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường trọng điểm và chiếm tỷ trọng lớn khoảng 35% thị phần xuất khẩu của các sản phẩm truyền thống ở khu vược Bắc Bộ trong đó có sản phẩm ngành hàng cói của Kim Sơn như: chiếu cói, thảm cói. Thị trường Đông Âu và Liên Bang Nga là các thị trường truyền thống trước đây đang có tiềm năng, trong thời gian tới nếu khai thác tốt và tạo các mối quan hệ trở lại với các đối tác sẽ có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công truyền thống của ta.

Tiếp thị đầu ra cho sản phẩm là yếu tố không thể thiếu cho ngành cói tăng trưởng. Vì vậy, việc đa dạng hoá các hình thức tiếp thị các sản phẩm cói ra nước ngoài là một việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp. Do hình thức, tính chất sản xuất của ngành hàng cói Kim Sơn chủ yếu do hộ gia đình và một số ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…nên năng lực tiếp cận thị trường nước ngoài rất yếu, phải thông qua các trung gian nên việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp thị, triển lãm, quảng cáo là hết sức cần thiết.

3.4. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cói Kim Sơn.

Việc tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ làm từ cói của Kim Sơn được thực hiện theo chu trình: Hàng của từng hộ gia đình nhập vào doanh nghiệp để hoàn thiên, từ đó hàng chuẩn được đóng kiện gửi đến nhà xuất khẩu Việt Nam, cuối cùng hàng được chuyển cho nhà nhập khẩu nước ngoài và đến tay người tiêu dùng. Trong chu trình này thì thương hiệu của sản phẩm đã có hay chưa thường do Nhà xuất nhập khẩu Việt Nam dán nhãn. Người sản xuất hay đại diện là các

Doanh nghiệp chỉ làm nhiệm vụ hoàn thiện sản phẩm sao cho đẹp nhất, chất lượng tốt nhất để đáp ứng yêu cầu của đơn đặt hàng. Người sản xuất thường rơi vào thế bị động, chỉ khi nhận được đơn đặt hàng nước ngoài họ mới có nhiều việc làm bởi thực tế thị trường nội địa là không lớn. Người sản xuất bị thiệt thòi vì sản phẩm họ làm ra bị đánh đồng với sản phẩm của khu vực khác. Người tiêu dùng nước ngoài chỉ biết họ đang dùng sản phẩm của Việt Nam nhưng còn làm ở đâu, bởi những con người như thế nào thì họ không nắm được.

Để khắc phục tình trạng này, nhằm giúp cho các DN xuất khẩu cói tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, nâng cao thương hiệu, Sở Công Thương Ninh Bình phối hợp với Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh cùng huyện Kim Sơn cần tiếp tục xây dựng và thực thi chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ cói Kim Sơn. Khuyến khích các hộ gia đình và doanh nghiệp bán hàng tại chỗ thông qua hình thức kết hợp sản xuất với du lịch quảng bá sản phẩm trực tiếp với du khách. Sản phẩm có thương hiệu, được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ thu hút được nhiều đơn hàng. Khi đó không chỉ tạo việc làm cho cho người thợ thủ công mà còn tạo được đầu ra bền vững, ổn định cho nguồn nguyên liệu, tạo cho các hộ nông dân yên tâm trồng cói theo qui hoạch phát triển vùng cói chuyên canh bền vững.

Xây dựng nhãn hiệu riêng cho từng sản phẩm, gắn nhãn hiệu với thương hiệu của hộ, doanh nghiệp với tên làng nghề cói để hình thành thương hiệu của từng sản phẩm trong ngành hàng cói truyền thống của huyện Kim Sơn. Lồng ghép các nội dung quảng bá, trao đổi và phát triển sản phẩm ngành hàng cói vào trong website của huyện, đồng thời tiến tới xây dựng riêng một trang web bằng tiếng Việt và tiếng Anh để các đơn vị có thể tham gia quảng bá, giới thiệu các thế mạnh và các sản phẩm đặc trưng nhất của mình tới các nhà tiêu thụ và khách hàng. Đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin tham khảo cho khách hàng, nhà tiêu thụ và các đối tượng cần quan tâm.

3.5. Đa dạng hóa sản phẩm cói.

Đa số là các sản phẩm truyền thống sản xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo mới. Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình… không đáp ứng được yêu cầu mẫu mã sản phẩm theo thị trường quốc tế. Do vậy đôi khi họ chỉ xuất bán các sản phẩm qua sơ chế (hàng thô). Do chỉ có quá trình sản xuất đòi hỏi lao động phải có tay nghề nên khó có thể tạo theo giá trị của sản phẩm trừ

của họ trong cataloge hoặc tạp chí để đặt hàng lớn, nên người sản xuất không có thời gian và khả năng thiết kế mẫu mã mới. Do vậy việc luôn luôn phải thay đổi kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của khách hàng là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…trong làng nghề hiện nay.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ cần lưu ý: Phải đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm, bởi người Nhật quan niệm “hàng rẻ là hàng kém chất lượng”. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng tốt. Thông thường trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến những khách hàng lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên nản lòng khi khách hàng Nhật chỉ mua một lượng hàng rất nhỏ vì nhiều khi chỉ từ một lượng hàng nhỏ cũng có thể hình thành cả một trào lưu tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thông qua sự giới thiệu của khách hàng đó với người thân, bạn bè.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w