Các giải pháp về thu mua và sản xuất các sản phẩm từ cói.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 55)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn.

2. Các giải pháp về thu mua và sản xuất các sản phẩm từ cói.

2.1. Giải pháp về thu mua

Sở Tài chính căn cứ vào thị trường xác định giá thu mua nguyên liệu cói để cho Công ty Nông nghiệp Bình Minh tiến hành thu mua, bao tiêu nguyên liệu cói cho các hộ nông dân. Đồng thời cũng xác định kinh phí để bù lỗ khi thu mua, bao tiêu nguyên liệu cói cho các hộ nông dân.

2.2. Giải pháp về sản xuất sản phẩm cói

Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam muốn thâm nhập sâu hơn vào các thị trường khó tính như Nhật Bản cần lưu ý một số điểm quan trọng, đó là thiết kế phải chuyên nghiệp hơn, sử dụng thích hợp các chất liệu, vật liệu sản xuất sản phẩm, có kèm theo thông tin hướng dẫn cụ thể về tính năng, công dụng, cách sử dụng sản phẩm, sản phẩm phải hài hoà với nhu cầu sử dụng của người Nhật.

Cần có sự kết hợp đan xen giữa cổ truyền và hiện đại, giữa thủ công và cơ giới nhưng song song với nó cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng kỹ thuật công nghệ, vệ sinh môi trường. Vậy nên cần có chính sách và các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh khi đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề cói nói riêng. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến cói áp dụng tiến bộ kỹ thuật, không ngừng hoàn thiện công nghệ sản xuất vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt là cải tiến công nghệ sấy để đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn, vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động. Với công nghệ này, chất lượng sản phẩm cói của doanh nghiệp sẽ được nâng lên rõ rệt, xử lý chống mốc cho sản phẩm cói xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, loại bỏ khả năng rủi ro cháy khi sấy, đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khoẻ cho người lao động.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực xuất khẩu cho hàng thủ công mỹ nghệ cói ngoài việc quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, việc đổi mới mẫu mã theo hướng chuyên nghiệp cần phải được quan tâm hàng đầu. Trong đó, đảm bảo phát triển bền vững ngành hàng cói theo một quy trình dài hạn mang tính khoa học, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, những người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cói, các ngành chức năng. Theo đó, các nghệ nhân cần tập trung trí tuệ sáng tạo ra những mẫu mới để làm ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, liên quan đến truyền thống, lịch sử của địa phương. Các ngành chức năng cần giám sát chất lượng, giá sản phẩm, gắn biển chứng nhận uy tín, chất lượng cho các sản phẩm cói; bảo vệ quyền tác giả cho những mẫu mã, sản phẩm có đăng ký bảo hộ quyền tác giả, tránh tình trạng sao chép, làm hàng nhái, hàng giả...

Có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu đổi mới công nghệ phục vụ cho bảo tồn và phát triển ngành nghề, làng nghề; ban hành chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân, thợ thủ công tham gia nghiên cứu khoa học, cải tiến và hoàn thiện các loại công cụ sản xuất (máy chẻ cói, se cói). Huyện dành một phần kinh phí để phục vụ cho việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất CN- TTCN, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, giá trị mỹ thuật và độ tinh xảo của sản phẩm truyền thồng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w