Thực trạng sản xuất sản phẩm cói huyện Kim Sơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 29)

II. Thực trạng sản xuất và chế biến sản phẩm cói 1 Tình hình sản xuất cói huyện Kim Sơn.

2. Thực trạng sản xuất sản phẩm cói huyện Kim Sơn.

2.1. Sản phẩm cói

Sản phẩm làm từ cói bao gồm: cói chẻ nguyên liệu, sản phẩm cói qua gia công. Hiện nay hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến nhất trong nghề cói là sản xuất cói tại gia đình, phần lớn do phụ nữ làm trong lúc nông nhàn với sự giúp đỡ của người già và trẻ em. Độ tuổi lao động khá rộng (từ 10 đến 60 tuổi) và không phân biệt độ tuổi hoặc giới tính nên hiện đang có rất nhiều người tham gia sản xuất trong các làng nghề cói. Loại hình chủ yếu của các làng nghề cói là các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và cơ sở sản xuất, hộ cá thể… Người Kim Sơn đã tạo ra những lá chiếu cải, chiếu đậu màu sắc rực rỡ hay trắng đều, những chiếc làn cói nhiều kiểu dáng, những chiếc hộp, khay cói, thảm cói, giày dép cói... kỹ thuật tinh xảo, mẫu mã đẹp nổi tiếng trên thị trường trong nước và thế giới. Hiện tại, ở Kim Sơn có nhiều doanh nghiệp và hàng vạn lao động tham gia sản xuất, chế biến và kinh doanh hàng cói mỹ nghệ. Sản phẩm cói Kim Sơn đã có mặt ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới như: Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan...

Hầu hết các gia đình ở Kim Sơn đều làm mỹ nghệ cói, mỗi hộ một khâu theo đơn đặt hàng của các đại lý, các xưởng sản xuất rồi mới ghép lại thành sản phẩm hoàn thiện. Xóm 2 chuyên dệt chiếu cải, chiếu đậu; xóm 8 làm hộp cói "nhuyễn" gồm hộp, ấm, túi xách; xóm 1 chuyên làm giày, làn bằng cói... Hiện tại huyện Kim Sơn có 4700 hộ cá thể và 26 các loại hình doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến hàng cói phục vụ xuất khẩu. Những doanh nghiệp này

vừa tổ chức xưởng sản xuất tập trung để làm các mặt hàng cần chất lượng cao, vừa đặt hàng cho các hộ gia đình làm các mặt hàng đan tay. Một số doanh nghiệp lớn có điều kiện hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình, tổ chức thành các tổ sản xuất trong làng nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ gia công và thu mua sản phẩm. Với các sản phẩm bán trong nước, các hộ sản xuất có thể tự bán cho tư thương hoặc bán qua doanh nghiệp, nhưng các loại sản phẩm xuất khẩu đều phải tập trung gia công cho các doanh nghiệp lớn. Vì chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có đủ điều kiện tiếp cận với thị trường nước ngoài.

2.2. Chế biến sản phẩm cói

Cây cói xuất hiện ở Kim Sơn mới gần 2 thế kỷ nhưng đã có một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của người dân nơi đây. Dân Kim Sơn đã dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: chiếu, thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, túi xách, mũ ...Đặc biệt là chiếu cói Kim Sơn rất bền và đẹp.

Dệt chiếu là cả một quá trình lao động sáng tạo, vất vả, thận trọng từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao cho đỏ tươi và bền mầu đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu. Người cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để không đan lỗi. Người lao cói phải nhanh, đặc biệt là phải nhịp nhàng theo người dệt. Sự hài hoà, ăn ý giữa người lao cói và dệt chiếu phải cẩn thận, trau chuốt, tỷ mỉ. ..

Làng nghề cói Kim Sơn được coi là nghề thủ công truyền thống đã được duy trì và phát triển hàng trăm năm nay. Các sản phẩm cói rất đa dạng và phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, được sản xuất ra từ bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công, kết hợp với các dụng cụ đơn giản, ít sử dụng đến máy móc. Nét đặc thù của làng nghề là tính chuyên sâu khá cao: xóm 5 và xóm 6 chuyên đan làn và các mẫu nhỏ xuất khẩu; xóm 7A dệt chiếu là chính. Ngoài ra có những sản phẩm mỹ nghệ như hộp kiệu, hộp chùa một cột, giày, dép mẫu nhỏ, chỉ có người làng Thủ Trung, Kim Sơn mới làm đẹp. Đây là những yếu tố làm nên chất lượng sản phẩm cao cấp của Kim Sơn. Với lợi thế như vậy, cộng thêm việc tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của xã, làng nghề chiếu cói, mỹ nghệ Kim Sơn sẽ còn tiến xa hơn nữa.

Để có được một sản phẩm như ý thì phải trải qua nhiều công đoạn: doanh nghiệp chế biến cói kết hợp với nhà xuất khẩu cói Việt Nam và nhà nhập khẩu cói nước ngoài thiết kế ra mẫu mã theo thị hiếu của thị trường. Các mẫu này được các nghệ nhân đan thử và khi đạt tiêu chuẩn thì hướng dẫn cho các hộ gia

đình. Các nghệ nhân thực sự đóng vai trò là bộ phận sáng tạo kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Có thế nói, đến thời điểm này số lượng mẫu được thiết kế ra để thực hiện có đến hàng nghìn mẫu và chưa có mẫu hàng nào (dù là khó đến đâu) mà các nghệ nhân chế tác cói Kim Sơn không làm được. Những đơn đặt hàng muốn có lô hàng như ý đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo, trong thời gian ngắn đều tìm đến hợp tác với Kim Sơn

Bên cạnh kỹ thuật tinh xảo, nghề chế tác cói mỹ nghệ Kim Sơn còn được biết đến bởi những sáng tạo kỹ thuật trong việc chống ẩm, chống mốc cho loại sản phẩm đặc thù này. Được sự hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh, các doanh nghiệp đã thành công khi ứng dụng công nghệ sấy trong dây chuyền sản xuất gạch tuynen để sấy cói nguyên liệu và sản phẩm cói, đảm bảo vừa nâng cao chất lượng sấy, vừa tránh được những hoả hoạn rủi ro thường hay xảy ra khi áp dụng phương pháp sấy thủ công truyền thống. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã thành công khi sử dụng keo polyascera phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa tạo được sự bền vững định hình kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, chống ẩm cho sản phẩm. Những giải pháp công nghệ đã giúp bảo đảm tránh được rủi ro cho các lô hàng khi vận chuyển theo đường biển hàng ngàn cây số không bị ẩm, mốc góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cói ở huyện Kim Sơn trong xu thế cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường.

Bảng 4. Giá trị sản xuất khu vực doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2009

Tên sản phẩm sản xuất

Đơn vị Khối lượng sản phẩm sản xuất Giá trị sản xuất giá thực tế Giá trị sản xuất giá cố định

(Triệu đồng) (Triệu đồng)

Hàng cói đan 1000 cái 123.08 19715 7083

Thảm cói M2 133352 3426 1231 Sản phẩm tết bện bằng bèo, cói đan… 1000 cái 579.1 8367 3008 Chiếu cói 1000 lá 9.7 103 37 Sợi cói xe Tấn 27.0 180 65

Bảng 5. Giá trị sản xuất khu vực cá thể năm 2009

Tên sản phẩm

Giá trị sản xuất giá thực tế

(Triệu đồng)

Giá trị sản xuất giá cố định 1994 (Triệu đồng) Xe cói,lõi,đay 28247 13097 Khâu thảm cói 17113 7935 Dệt chiếu 107062 49643 In chiếu 1314 609 Hàng cói mỹ nghệ 106956 49594 Nón, mũ bằng vật liệu tết bện 240 111

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn Ninh Bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w