Thực trạng hoạt động Kiểm định Phƣơng tiện đo

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 40)

9. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động Kiểm định Phƣơng tiện đo

Kiểm định phương tiện đo luôn là một nội dung trọng yếu của đo lường pháp quyền mỗi nước. PLĐL 1999 đã xác định „„Kiểm định phương tiện đo là việc xác định và chứng nhận đối với phương tiện đo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định do tổ chức có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền kiểm định thực hiện‟‟ và quy định phuơng tiện đo sử dụng vào các mục đích dưới đây thuộc diện phải kiểm định:

- Định lượng hàng hoá, dịch vụ khi mua bán, giao nhận ; - Đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và môi trường ;

- Giám định tư pháp, phục vụ các hoạt động công vụ khác của Nhà nước.

Theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/07/2007 của Bộ KH& CN ban hành Danh mục phương tiện đo phải kiểm định (thay thế Quyết định số

65/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 19/8/2002 của Bộ KHCNMT Quy định Danh mục phương tiện đo phải kiểm định và việc đăng ký kiểm định), hiện có tất cả 39 loại PTĐ phải qua kiểm định thuộc các lĩnh vực sau :

- Độ dài : 2 ;- Khối lượng : 11 ;- Dung tích – Lưu lượng : 9, trong đó 3 loại có hiệu lực từ 01/01/2009 ;- Áp suất : 2 ;- Nhiệt độ : 2 ;- Hoá lý : 4 ;- Điện - Điện từ : 7 ;- Thời gian – Tần số - Âm thanh : 2.

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đo lường từ Trung ương đến địa phương, hệ thống tổ chức kiểm định phương tiện đo trên địa bàn cả nước đã được xác lập. Tính đến hết tháng 03 năm 2009, cả nước đã có hơn 232 tổ chức được công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo có trang thiết bị chuẩn và phương tiện kiểm định khá đầy đủ, đã có 170/232 tổ chức kiểm định được chứng nhận chuẩn, đã chúng nhận khoảng 1900 chuẩn đo lường, và với 2632 kiểm định viên được đào tạo cơ bản cả về lý thuyết và thực hành kiểm định đối với từng chủng loại phương tiện đo cụ thể; trong ngành tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng có 67 tổ chức, các Bộ, ngành có 165 tổ chức. Kiểm định viên của các Trung tâm và Chi cục có đến 781 chiếm 30% trong tổng số, kiểm định viên của các Bộ, ngành có đến 1851 chiếm 70% trong tổng số

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng lưu ý nêu trên, hệ thống đo lường của nước ta cũng bộc lộ rõ những bất cập không nhỏ. Ví dụ:

- Độ chính xác, phạm vi đo của chuẩn quốc gia và thiết bị sao truyền còn hạn chế, một số trường hợp, chưa đủ khả năng kiểm định, hiệu chuẩn được các chuẩn có độ chính xác cao đang được sử dụng trong các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế, môi trường, khí tượng thuỷ văn, bưu chính viễn thông, hàng không dân dụng, hàng hải, quốc phòng v.v... Một số lĩnh vực đo, chuẩn đo lường quốc gia của ta chưa đủ khả năng tham gia so sánh vòng trên phạm vi khu vực và quốc tế.

- Do được đầu tư rải rác trong nhiều thời kỳ khác nhau, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau nên chuẩn đo lường, trang thiết bị còn mang tính chắp vá, khả năng đồng bộ giữa độ chính xác, phạm vi đo và thiết bị sao truyền hạn chế. Nhiều lĩnh vực chuẩn thiếu thiết bị sao truyền như lĩnh vực điện, hoá lý-mẫu chuẩn hoặc gần như hoàn toàn chưa được đầu tư như lĩnh vực điện áp tần số cao, công suất tần số cao, quang, âm.

- Việc quy hoạch, thiết lập, duy trì, khai thác sử dụng chuẩn đo lường chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy, có nơi, chuẩn đo lường có độ chính xác cao chưa phát huy hết hiệu quả đầu tư, bên cạnh đó lại có những nơi không có đủ chuẩn đo lường để sử dụng.

- Hệ thống tổ chức kiểm định phương tiện đo của chúng ta hiện nay hiện mới chỉ đáp ứng từ 40% đến 50% nhu cầu kiểm định (khoảng đến 8 triệu phương tiện đo các loại). Cũng có nghĩa là còn từ 40% đến hơn 50% số phương tiện đo thuộc Danh mục phải kiểm định chưa được kiểm định theo quy định.

- Cho đến nay, công nghiệp sản xuất phương tiện đo ở nước ta còn nhiều hạn chế, trình độ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước. Hầu hết các chủng loại phương tiện đo dùng làm chuẩn và các phương tiện đo chính dùng trong công nghiệp đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất phương tiện đo mang tính chuyên nghiệp rất ít. Phần lớn là các doanh nghiệp sản xuất phương tiện đo với sản lượng thấp, manh mún, trình độ công nghệ thấp, chất lượng phương tiện đo không ổn định.

Kiểm định là biện pháp quan trọng hàng đầu để đo lường được thống nhất và chính xác, nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; đảm bảo an toàn; bảo vệ sức khoẻ và môi trường; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi giao lưu quốc tế.

Chính vì vậy, Cơ quan đo lường bất cứ nước nào cũng đều phải xây dựng một hệ thống kiểm định PTĐ từ trung ương đến địa phương để thực hiện nhiệm vụ trên. Để đánh giá hiện trạng của hoạt động kiểm định, trước tiên chúng ta phải xem xét là

"phạm vi" đối tượng phương tiên đo cần kiểm định, nói cách khác là Danh mục PTĐ cần được kiểm định; hệ thống về tổ chức các đơn vị trực tiếp làm kiểm định các PTĐ; tiếp theo là kết quả hoạt động kiểm định của hệ thông này; kiểm định viên đo lường; nhu cầu muốn tham gia vào hoạt động kiểm định của các ngành, thành phần kinh tế khác trong xã hội.

Sau đây lần lượt xin tóm tắt và phân tích hiện trạng của hệ thống kiểm định PTĐ nước ta theo các tiêu chí nêu trên dựa trên việc nghiên cứu tài liệu, kết quả số liệu điều tra, khảo sát của Ban Đo lường, số liệu khảo sát, điều tra xã hội học cho các đối tượng là tổ chức kiểm định được công nhận, uỷ quyền kiểm định tiêu biểu và các đối tượng là tổ chức chưa được uỷ quyền kiểm định tiêu biểu đại điện cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng PTĐ.

Các tổ chức kiểm định được chọn làm đối tượng khảo sát gồm:

- 11 Chi cục TCĐLCL đại diện cho các trình độ phát triển KT-XH và vùng lãnh thổ (Miền Bắc 4, Miền Trung 3, Miền Nam 4).

- 9 tổ chức uỷ quyền kiểm định đại diện cho đơn vị được uỷ quyền đông nhất (2 Công ty Điện lực, 5 Điện lực tỉnh, thành phố, 2 Công ty cấp thoát nước);

- 5 cơ sở sản xuất PTĐ (1 cơ sở sản xuất cân, 1 cơ sở sản xuất cột đo nhiên liệu, 1 cơ sở sản xuất đồng hồ nước, 1 cơ sở sản xuất đồng hồ điện, 1 cơ sở sản xuất tắc xi mét) - 5 cơ sở kinh doanh PTĐ

- 5 cơ sở sử dụng PTĐ (5 công ty cấp thoát nước tỉnh, thành phố) - 5 Trung tâm ứng dụng KH&CN thuộc Sở KH&CN tỉnh, thành phố

Các phiếu điều tra, khảo sát bao gồm hai loại theo các nội dung và mục đích khác nhau:

- Phiếu khảo sát về hiện trạng hoạt động kiểm định PTĐ nhằm thu thập thông tin tổng quan về số lượng PTĐ hiện có, số lượng PTĐ đã kiểm định thuộc tổ chức kiểm định của chi cục TCĐLCL, số lượng PTĐ do các đơn vị uỷ quyền/công nhận kiểm định (có yếu tố độc lập, khách quan hoặc chưa có), số lượng PTĐ chưa được kiểm định; nguyên nhân và giải pháp.

- Phiếu khảo sát về nhu cầu muốn tham gia vào hoạt động kiểm định PTĐ nhằm thu thập thông tin về nhu cầu muốn tham gia kiểm định của các đối tượng là cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng PTĐ; nguyên nhân và giải pháp.

Mẫu các phiếu khảo sát, điều tra được thiết kế và trình bày cụ thể trong các Phụ lục 1 và Phụ lục 2.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)