Sử dụng các công cụ của quản lý chất lượng, của hoạt động công nhận,

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 82)

9. Kết cấu luận văn

3.4.3.Sử dụng các công cụ của quản lý chất lượng, của hoạt động công nhận,

nhận, chứng nhận cho lĩnh vực kiểm định phương tiện đo

Các công cụ và phương thức của quản lý chất lượng, của hoạt động công nhận, chứng nhận đang được sử dụng rất có hiệu quả để tổ chức và quản lý hoạt động kiểm định phương tiện đo . OIML đã đưa ra các khuyến nghị về kiểm định ban đầu phương tiện đo bằng sử dụng hệ thống quản lý chất lượng (quality management system) của nhà sản xuất; kiểm định ban đầu bằng kiểm soát chất lượng (quality control); kiểm định bằng tự chứng nhận (verification by „„self certification); về các thoả thuận song phương hoặc đa phương công nhận lẫn nhau kết quả thử nghiệm, phê duyệt mẫu

và/hoặc kiểm định phương tiện đo ... Đo lường pháp quyền nước ta, cần nghiên cứu để sử dụng các công cụ và phương thức tổ chức, quản lý này, đặc biệt là cho việc công nhận khả năng kiểm định.

Các tổ chức kiểm định về thực chất có thể xem là các phòng hiệu chuẩn phương tiện đo, với thêm một số đặc điểm hoạt động theo quy định của luật pháp về kiểm định. Vì vậy, có thể lấy tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025 làm cơ sở và sử dụng phương thức công nhận phòng thí nghiệm hiệu chuẩn cho việc công nhận khả năng kiểm định. Áp dụng công cụ này, với một số bổ sung về nội dung và cách làm để tương thích với các quy định bằng luật pháp về kiểm định, sẽ có thể không còn cần đến cơ chế chứng nhận chuẩn đo lường dùng để kiểm định và cơ chế chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên nữa vì mọi yêu cấu về năng lực cán bộ và trang thiết bị, bao gồm cả chuẩn đo lường đã được quy định rõ ràng và cụ thể trong ISO/IEC 17025. OIML đang xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới „„Hướng dẫn về áp dụng ISO/IEC 17025 để đánh giá các phòng thử nghiệm liên quan đến việc thử nghiệm trong đo lường pháp quyền‟‟ (Guide for the application of ISO/IEC 17025 to assessement of Testing Laboratories involved in legal metrology testing), là một giải pháp cụ thể về việc sử dụng các công cụ của quản lý chất lượng, của công nhận, chứng nhận cho lĩnh vực đo lường pháp quyền. Nhằm tiến tới một năng lực cao hơn, phù hợp hơn và đảm bảo thực hiện một quy trình/một giấy chứng nhận/ được thừa nhận mọi nơi.

Căn cứ vào hiện trạng về số lượng chủng loại, đặc tính sử dụng của từng nhóm loại PTĐ được nêu trên; đồng thời để đáp ứng nhu cầu quản lý đo lường trong thời gian tới và để từng bước tiến tới kiểm định 100% PTĐ hiện có, sau đây, xin trình bày các mô hình chính và tiếp sau là phân tích cụ thể từng nhóm PTĐ áp dụng các mô hình nào tối ưu.

Mô hình 1: (Nhóm 1)

Tăng cường khả năng kiểm định của Chi cục TCĐLCL hoặc Trung tâm khoa học kỹ thuật địa phương thông qua các Trạm/Điểm kiểm định trên địa bàn huyện, liên huyện đối với PTĐ số lượng lớn, địa bàn sử dụng rải rác, vùng sâu, vùng xa. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác (Hợp tác xã, Hội, tư nhân,...) trong việc kiểm định các PTĐ liên quan như: cân thông dụng, PTĐ dung tích thông dụng, v.v.v. Khuyến khích phát triển các loại hình khác, gián tiếp giảm thiểu số lượng PTĐ cần quản lý, giám sát như: phát triển hàng đóng gói sẵn trong thương mại bán lẻ.

Mô hình 2: (Nhóm 2)

Công nhận khả năng kiểm định cho chính người quản lý, sử dụng PTĐ: đối với PTĐ có số lượng lớn, sử dụng đến từng hộ gia đình, cơ quan, tổ chức. Ví dụ như: công tơ điện, đồng hồ đo nước, đồng hồ khí, gaz, v.v...

Xây dựng Trung tâm kiểm định, trạm kiểm định chuyên nghiệp đối với PTĐ riêng biệt như: kiểm định bồn bể chứa, kiểm định xi téc ô tô, kiểm định cân lớn, cân tàu hỏa, cân kiểm tra quá tải v.v.

Mô hình 4: (Nhóm 4)

Công nhận khả năng kiểm định cho tổ chức khoa học kỹ thuật chuyên ngành, đối với những phương tiện chuyên ngành, đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật đặc thù như: PTĐ đặc thù trong y tế, môi trường, quốc phòng, khí tượng thuỷ văn, giao thông v.v. Ví dụ như: Nhiệt kế y học, huyết áp kế, súng bắn tốc độ xe cơ giới, v.v.

Mô hình 5: (Nhóm 5)

Công nhận khả năng kiểm định ban đầu cho tổ chức sản xuất, nhập khẩu (tổ chức kinh doanh bao gồm cả tổ chức tư nhân) PTĐ: người sản xuất- kinh doanh, nhập khẩu PTĐ tự chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật và pháp lý của PTĐ; kết hợp với việc tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường.

Đối với mỗi chủng loại PTĐ, lựa chọn, ưu tiên mô hình nào đòi hỏi sự phân tích khoa học, khách quan trên cơ sở khảo sát toàn diện về khả năng khoa học kỹ thuật và thực tiễn đo lường, về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị, về vị trí địa lý, địa bàn hoạt động, tính chuyên ngành và cả thói quen tập quán của xã hội; Đồng thời giữ vững nguyên tắc: hoạt động kiểm định PTĐ là hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật đo lường đặc biệt, là dịch vụ khoa học kỹ thuật cần phải xã hội hoá, mở rộng đối với mọi thành phần kinh tế, nhưng là dịch vụ “đặc biệt” nên cần tăng cường quản lý của nhà nước thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát; và cuối cùng là lấy tiêu chí hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về đầu tư làm tiêu chí phán xét cuối cùng cho việc thực hiện giải pháp.

Sau đây phân tích từng nhóm/loại PTĐ nên áp dụng những loại mô hình nào.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 82)