Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định phương tiện đo

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 28)

9. Kết cấu luận văn

1.5.4 Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định phương tiện đo

Với vai trò của QLĐL, mục tiêu của kiểm định như đã nêu ở trên, để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội thì mọi quốc gia đều phải chăm lo, xây dựng

hệ thống tổ chức kiểm định đủ lớn mạnh thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, tuy theo từng quốc gia mà tính ưu tiên phát triển tổ chức kiểm định theo từng lĩnh vực đo và thời gian có khác nhau.

Đối với Việt Nam trong giai đoạn những năm 90, cơ chế hành chính của chúng ta mang nặng kiểu hành chính xây dựng dựa vào nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Như vậy, các tổ chức được hình thành để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đó cũng sẽ không tránh khỏi tư duy đó. Đối với hoạt động kiểm định PTĐ giai đoạn này cũng sẽ theo xu hướng chung của xã hội lúc đó. Điều này có nghĩa rằng tổ chức kiểm định PTĐ được hình thành theo tư duy áp đặt mà không căn cứ vào nhu cầu thực tại của xã hội. Căn cứ vào Pháp lệnh Đo lường năm 1990 và văn bản hướng dẫn kèm theo thì một loạt các tổ chức kiểm định được ra đời. Cụ thể Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đo lường từ Trung ương đến địa phương, hệ thống tổ chức kiểm định phương tiện đo trên địa bàn cả nước đã được xác lập. Tính đến hết tháng 03 năm 2009, cả nước đã có hơn 232 tổ chức được công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo có trang thiết bị chuẩn và phương tiện kiểm định khá đầy đủ, tính đến nay có 170/232 tổ chức kiểm định chứng nhận chuẩn, đã chứng nhận được khoảng 1900 chuẩn đo lường, và với hơn 2000 kiểm định viên được đào tạo cơ bản cả về lý thuyết và thực hành kiểm định đối với từng chủng loại phương tiện đo cụ thể. Việc bố trí nhân sự cho công việc kiểm định này cũng theo kiểu chắp vá tuỳ tiện miễn sao có người làm là được. Nhân sự được bố trí đảm nhận công tác kiểm định sẽ tự học tập, nếu có đợt sẽ được tham đào tạo nghiệp vụ để trau rồi nghiệp vụ kiểm định. Giai đoạn này PTĐ kiểm định chủ yếu là cân treo và ca đong, bình đong thuộc 2 lĩnh vực đo là cân thông dụng và phương tiện đong dung tích thông dụng. Đối với các PTĐ thuộc nhà máy, xí nghiệp, Chi cục TC ĐL CL cũng không có khả năng vươn tới vì trình độ cán bộ, vì số lượng cán bộ, vì số lượng PTĐ thuộc nhà máy, xí nghiệp,... lớn. Do vậy, tại các nhà máy, xí nghiệp đã xuất hiện các phòng tự quản về việc kiểm định PTĐ, đảm bảo công tác đo lường trong toàn bộ nhà máy, xí nghiệp. Cán bộ của Chi cục TC ĐL CL và của Cục TC ĐL CL sẽ đảm nhiệm việc hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ cho các nhà máy, xí nghiệp. Theo Pháp lệnh Đo lường năm 1990 thì các nhà máy, xí nghiệp cũng sẽ được hình thành theo mô hình uỷ quyền kiểm định. Tuy nhiên, số lượng được uỷ quyền kiểm định này còn nhiều hạn chế.

Trong giai đoạn những năm 2000, do nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội phát triển nhanh cùng với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần dẫn đến đối tượng và phạm vi của đo lường, quản lý đo lường và kiểm định PTĐ cũng thay đổi và phát triển. Điều này cũng thể hiện rõ bằng việc hình thành nên Pháp lệnh Đo lường năm 1999, có hiệu lực năm 2000 để thay thế Pháp lệnh Đo lường năm 1990,

và hiện nay dự thảo luật đo lường sẽ trình thông qua Quốc hội vào năm 2010. Các tổ chức kiểm định trong hệ thống Chi cục TC ĐL CL và ngoài hệ thống cũng được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức kiểm định này phát triển ra sao để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội thì cần phải có định hướng và giải pháp phù hợp cho từng loại hình.

Hệ thống tổ chức kiểm định PTĐ có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng, nghiên cứu.

Phân loại tổ chức kiểm định theo chủng loại PTĐ như:

- Tổ chức thực hiện kiểm định các PTĐ thông dụng nhưng phân bố rải rác như: Cân thông dụng, dung tích thông dụng,...

- Tổ chức thực hiện kiểm định các PTĐ thông dụng nhưng tập trung chủ yếu ở các đơn vị sử dụng, kinh doanh như: công tơ điện, đồng hồ nước, đồng hồ khí gaz,... - Tổ chức thực hiện kiểm định đối với các PTĐ chuyên ngành đặc chủng như: máy điện tim, máy điện não...

Phân loại tổ chức kiểm định theo chế độ kiểm định: - Tổ chức thực hiện kiểm định ban đầu;

- Tổ chức thực hiện kiểm định định kỳ; - Tổ chức thực hiện kiểm định bất thường.

Phân loại tổ chức kiểm định theo hình thức kiểm định - Tổ chức kiểm định nhà nước;

- Tổ chức kiểm định tư nhân.

Phân loại tổ chức kiểm định theo phân cấp - Tổ chức kiểm định trung ương;

- Tổ chức kiểm định khu vực; - Tổ chức kiểm định địa phương.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)