Biện pháp thực hiện cho các mô hình

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 92)

9. Kết cấu luận văn

3.4.5Biện pháp thực hiện cho các mô hình

Theo số liệu thống kê từ 40 tổ chức kiểm định, trong đó có 10 tổ chức đã được công nhận khả năng kiểm định, 10 tổ chức được ủy quyền kiểm định, 20 tổ chức chưa được ủy quyền kiểm định (5 cơ sở sản xuất, 5 cơ sở kinh doanh, 5 cơ sở sử dụng số lượng lớn và 5 Trung tâm KH&CN thuộc Sở KH&CN tỉnh, thành phố), lựa chọn biện pháp thực hiện cho các mô hình (mô hình 1 ứng với CNKNKĐ cho tổ chức sản xuất, kinh doanh PTĐ; mô hình 2 ứng với CNKNKĐ cho tổ chức sử dụng PTĐ; mô hình 1,3,5 ứng với CNKNKĐ cho tổ chức KĐ độc lập PTĐ; với sự mở rộng công nhận khả năng kiểm định cho các cơ quan quản lý nhà nước về đo lường các cấp), phân bố theo bảng dưới đây:

Bảng: 17 Biện pháp thực hiện (số phiếu hỏi, tỷ lệ) UQKĐ cho cơ sở sản xuất UQKĐ cho cơ sở sử dụng

UQKĐ cho cơ sở kinh doanh UQKĐ cho tổ chức KĐ độc lập CNKNKĐ cho cơ quan

quản lý đo lường các cấp Hỗ về pháp lý 40 (100%) 32 (80%) 33 (83%) 32 (80%) 32 (80%) -

Đào tạo kiểm định viên

- Thêm người - Miễn phí đào tạo

40 (100%) 30 (75%) - - 32 (80%) - - 31 (78%) - - 30 (75%) - - - 10 (25%) 12 (30%)

Ưu đãi thuế trong 2 năm đầu 40 (100%) - - 4 (10%) 4 (10%) - Cơ chế về phí KĐ 40 (100%) - - 10 (25%) 20 (50%) 12 (30%) Thiết bị chuẩn KĐ lưu động 40 (100%) - - - - 12 (30%) Thiết bị chuẩn cố định 40 (100%) - - - - 12 (30%) Thành lập các trạm KĐ cấp huyện 40 (100%) - - - - 10 (25%) Năng lực quản lý 40 (100%) - - - - 8 (20%)

Tăng cường thanh tra, xử phạt

40 (100%)

- - - - 12 (30%)

3.4.5.1 Các biện pháp tạo thuận lợi về môi trường pháp lý

Theo số liệu nêu trong bảng trên, tất cả các tổ chức kiểm định là sản xuất, kinh doanh, sử dụng và Trung tâm KH&CN tỉnh, thành phố đều quan tâm đến việc hỗ trợ pháp lý, chiếm từ 80%-83%. Điều này cũng rất trùng khớp với việc phân tích về nguyên nhân cơ chế công nhận / ủy quyền không minh bạch, không thông thoáng dẫn đến việc hạn chế các nhu cầu muốn tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp, không kiểm định hết số lượng PTĐ trong danh mục cần phải kiểm định. Để giải khắc phục vấn đề này cần phải có các biện pháp tạo môi trường pháp lý thông thoáng

trong hoạt động kiểm định PTĐ. Các biện pháp trong lĩnh vực này sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:

a) Tạo lập sự thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin liên quan đến đo lường và hoạt động kiểm định phương tiện đo, minh bạch hóa việc xử lý hồ sơ.

- Thông báo các văn bản pháp quy về đo lường trên mạng internet. Trong số các văn bản pháp quy về đo lường sẽ có các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm định PTĐ như: Pháp lệnh đo lường, Nghị định hướng dẫn, Quy định về công nhận khả năng kiểm định và ủy quyền kiểm định, Quy định về chứng nhận và cấp thẻ KĐV,... Biện pháp này sẽ giúp cho tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội và ở bất

cứ nơi đâu cũng có thể truy cập thông tin một cách cập nhật và chính xác để có thể quyết định việc đầu tư và tham gia vào hoạt động kiểm định.

- Cập nhật và thông báo khả năng kiểm định của các tổ chức kiểm định được công nhận khả năng và được ủy quyền kiểm định. Bằng cách này, mọi thành phần cá nhân trong xã hội đều biết kiểm đinh ở nơi nào là hợp lý và kiểm định ở đâu,...

- Thường xuyên cập nhập và thông báo các thông tin liên quan đến quản lý và hoạt động về đo lường, quản lý đo lường và hoạt động kiểm định PTĐ. Trong đó có cả việc trình tự thủ tục tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, thời gian trả hồ sơ,...

Với môi trường thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin nêu trên sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội lựa chọn tối ưu khi quyết định tham gia vào hoạt động kiểm định PTĐ. Biện pháp này cũng sẽ làm giảm bớt sự bưng bít thông tin, cửa quyền của các Chi cục TCĐLCL địa phương; giảm bớt việc sự vụ về giải thích hướng dẫn hồ sơ không cần thiết,...

b) Tạo lập cơ hội bình đẳng theo pháp luật

Như phần phân tích đã nêu trong Chương II, nguyên nhân của sự cản trở việc hình thành các tổ chức kiểm định, mở rộng thêm lĩnh vực kiểm định dẫn tới việc chưa kiểm định được hết số lượng PTĐ phải kiểm định chủ yếu là sự cản trở của các Chi cục TCĐLCL địa phương mà bắt nguồn từ sự bất bình đẳng trong cơ chế hình thành các tổ chức kiểm định. Để giải quyết vấn đề này, biện pháp sẽ nhằm vào:

- Thống nhất sử dụng 1 hình thức công nhận khả năng kiểm định thay thế 2 hình thức trước đây là công nhận và ủy quyền (mở quyền) kiểm định.

- Sử dụng một trình tự thủ tục khi xem xét, đánh giá các tổ chức kiểm định để công nhận khả năng kiểm định PTĐ thay thế hiện nay là trình tự thủ tục xem xét đánh giá đối với tổ chức kiểm định trong ngành đo lường đơn giản hơn với trình tự thủ tục xem đánh giá đối với tổ chức kiểm định ngoài ngành.

- Thể hiện rõ các tiêu chí đánh giá, xem xét bằng định lượng, bỏ các tiêu chí bằng định tính trong việc công nhận khả năng kiểm định cho các tổ chức.

- Thể hiện rõ việc kiểm định PTĐ là hoạt động kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về đo lường.

- Hiệu lực của các quyết định công nhận khả năng kiểm định đối với mọi tổ chức kiểm định là như nhau thay vì hiệu lực 3 năm đối với tổ chức được ủy quyền kiểm định và hiệu lực 5 năm đối với tổ chức được công nhận khả năng kiểm định như hiện nay.

Bằng các biện pháp này, nhà nước đã xây dựng ra một hành lang pháp lý chung, các cơ hội bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật tạo thuận lợi cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội thực hiện được những gì mà pháp luật không cấm. Nội dung của biện pháp này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng

Chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến 2015 và Chiến lược phát triển tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng đến năm 2015 như đã trình bầy ở phần tư tưởng của giải pháp là “ xã hội hóa”. Làm tốt biện pháp này cũng sẽ làm thay đổi cơ bản trong tư duy của các nhà quản lý và doanh nghiệp. Tức là các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ được làm bất cứ cái gì mà pháp luật không cấm; nhà quản lý phải làm những gì mà luật pháp quy định. Như vậy, các tổ chức dự kiến muốn tham gia vào hoạt động kiểm định có quyền được làm kiểm định PTĐ nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; các cơ quan QLNNĐL các cấp có trách nhiệm thực hiện công nhận khả năng kiểm định cho doanh nghệp khi họ đủ điều kiện theo pháp luật. Điều này đã thay thế hoàn toàn tư duy cũ là “xin” và “cho” như hiện nay.

c) Thực hiện cải cách hành chính

Biện pháp thực hiện là áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 trong quản lý hành chính đối với cơ quan chức năng của Tổng cục TCĐLCL và các Chi cục TCĐLCL tỉnh, thành phố. Thực hiện ISO 9001 : 2008 trong quản lý hành chính sẽ tạo ra môi trường minh bạch về cách hành xử trong công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức muốn tham gia vào hoạt động kiểm định, giảm bớt sự gây phiền hà từ phía cơ quan quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.5.2 Các biện pháp về nguồn nhân lực cho kiểm định

Theo số liệu thống trong Bảng 17, việc đào tạo kiểm định viên đo lường đều được các tổ chức kiểm định quan tâm (ứng với mô hình 1, 2, 3, 4, 5) tỷ lệ chiếm 75%-80%. Riêng đối với các cơ quan QLĐL Nhà nước (ứng với mô hình 6, 7) không chỉ dừng ở việc đào tạo kiểm định viên mà còn quan tâm đến việc bổ sung người (25%) và miễn phí đào tạo (30%). Như vậy, các biện pháp này sẽ nhằm vào:

a) Mở rộng mạng lưới các tổ chức đào tạo kiểm định viên đo lường trong cả nước

Hiện nay, Tổng cục mới chỉ định được 6 tổ chức đào tạo kiểm định viên. Miền Bắc có Trung tâm Đo lường Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật 1 và Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ TCĐLCL; Miền Trung có Trung tâm Kỹ thuật 2; Miền Nam có Trung tâm Kỹ thuật 3 và Chi cục TCĐLCL TP. Hồ Chí Minh. Để đáp ứng nhu cầu muốn đào tạo kiểm định viên đo lường của các tổ chức kiểm định cần phải mở rộng mạng lưới tổ chức đào tạo kiểm định viên là các Chi cục TCĐLCL tỉnh, thành phố. Ví dụ như tập trung hỗ trợ để xây dựng Chi cục TCĐLCL TP Đà Nẵng thêm cho khu vực Miền Trung và một Chi cục TCĐLCL Sơn La thêm cho khu vực Miền Bắc.

b) Xây dựng các môdul và chương trình đào tạo kiểm định viên c) Xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên sâu

Để mở rộng công nhận khả năng kiểm định cho các cơ quan QLNN về đo lường các cấp ứng với mô hình 4 và mô hình 3 thì ngoài việc hỗ trợ chung nêu trên,

cần quan tâm đến yếu tố tăng thêm người và cơ chế miễn giảm phí đào tạo kiểm định viên. Đối với các cơ quan QLNN việc tăng thêm người là cực kỳ khó khăn nếu chúng ta không có cơ chế hợp lý vì biên chế,... Để giải thoát vấn đề này, một số các Chi cục đã áp dụng tuyển thêm hợp đồng như hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, thời vụ,... Đây cũng là biện pháp có hiệu quả nhằm tăng nguồn nhân lực cho hoạt động kiểm định. Đối với một số PTĐ có đặc tính đo lường mới, hiện đại, để khuyến khích cần có sự hỗ trợ cơ chế miễn phí đào tạo kiểm định viên. Cơ chế này sẽ tăng cường khả năng giám sát của chi cục TCĐLCL trong việc QLĐL.

3.4.5.3 Các biện pháp về tài chính

a) Ưu đãi thuế trong hai năm đầu

Theo số liệu thống kê trong Bảng 17, nhu cầu cần ưu đãi thuế trong hai năm đầu hoạt động kiểm định chỉ chiếm 10% và rơi vào đối tượng là tổ chức kiểm định độc lập và cơ sở kinh doanh PTĐ; thậm chí có trường hợp trả lời thẳng là không cần thiết. Như vậy, biện pháp này chỉ áp dụng đối với một số trường hợp đặc biệt khi có yêu cầu từ tổ chức kiểm định.

b) Cơ chế về phí kiểm định

Do tình hình kinh tế-xã hội biến động và phát triển liên tục, mỗi năm tăng trưởng là 7%, quy định về phí và lệ phí kiểm định PTĐ được ban hành từ năm 2002 nên việc quan tâm đến cơ chế về phí kiểm định là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, việc quan tâm đến phí kiểm định chỉ dừng lại ở các tổ chức kiểm định độc lập, cơ sở kinh doanh và các cơ quan QLNN về đo lường các cấp, còn đối với tổ chức kiểm định là cơ sở sản xuất, sử dụng PTĐ họ không quan tâm. Lý do là vì bản thân họ làm cho họ nên họ không quan tâm nhiều đến phí kiểm định PTĐ.

Biện pháp này tập trung vào việc tăng phí kiểm định sao cho phù hợp với thực tế trong khoảng thời gian 5 năm tới và điều chỉnh cơ chế về thu chi nguồn kinh phí kiểm định sao cho hợp lý đảm bảo các tổ chức được hình thành đủ chi trả lương, duy trì đảm bảo độ chính xác của chuẩn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ kiểm định viên,... Hiện nay, theo Thông tư số 83/2002/TT-BTC-BKHCNMT thì nguồn thu phí được giữ lại 85%, nộp ngân sách nhà nước 15%. Hướng điều chỉnh là tăng lên từ 90 %- 95% được giữ lại để chi phí thường xuyên, nghiên cứu khoa học,... Đây cũng là nguồn động lực lớn để khuyến khích các tổ chức, thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào hoạt động kiểm định.

3.4.5.4 Các biện pháp về thiết bị kiểm định

Đối với các tổ chức kiểm định là sản xuất, kinh doanh, sử dụng PTĐ và tổ chức kiểm định là độc lập tương ứng với các mô hình 1, 2, 3, 4, 5 thì việc mua sắm trang thiết bị kiểm định đều do họ chủ động. Tức là họ hoàn toàn chủ động nguồn vốn, kinh phí theo dự án, đề án, chương trình,... trong việc mua sắm trang thiết bị để phục vụ hoạt động kiểm định theo QTKĐ của Tổng cục, khi nào họ có đủ trang thiết

bị thì họ làm thủ tục đề nghị công nhận khả năng kiểm định. Biện pháp này tập trung vào các hoạt động dịch vụ đo lường như: hướng dẫn việc mua sắm trang thiết bị chuẩn, kiểm định / hiệu chuẩn thiết bị chuẩn và trang bị phụ trợ cho hoạt động kiểm định,...; thành lập thêm các trung tâm kỹ thuật vùng (hiện nay mới chỉ có 3 Trung tâm kỹ thuật); Thực hiện tốt quy hoạch chuẩn đo lường của Chính phủ; sử dụng các phòng thử nghiệm được công nhận (VILAS) tham gia vào hoạt động kiểm định. Thực hiện biện pháp này sẽ giúp cho các tổ chức kiểm định sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn, trách gây lãng phí trong việc mua sắm trang thiết bị chuẩn quá đắt tiền, dư thừa về cấp độ chính xác,... Đồng thời giúp cho các tổ chức kiểm định nâng cao năng suất trong hoạt động kiểm định, tận dụng tối đa khả năng sẵn có của chính cơ sở.

Đối với cơ quan QLNN về đo lường các cấp, ngoài những yêu cầu chung về trang thiết bị chuẩn còn có những nhu cầu riêng cần quan tâm đến là việc đầu tư trang thiết bị kiểm định cố định tại các phòng kiểm định và trang thiết bị kiểm định lưu động (30%, theo thống kê ở Bảng 7). Biện pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên các tổ chức kiểm định lưu động phục vụ có hiệu quả khi kiểm định các PTĐ thuộc vùng sâu, vùng xa,...

3.4.5.5 Các biện pháp tăng cường năng lực quản lý, thanh tra, xử phạt

Đa dạng hoá tổ chức kiểm định PTĐ nhằm mục tiêu tăng cường hoạt động kiểm định PTĐ tiến tới kiểm định 100% PTĐ trong danh mục phải quản lý. Tuy nhiên, để đảm bảo các tổ chức kiểm định hoạt động theo đúng hành lang pháp lý thì cần phải tăng cường năng lực quản lý, thanh tra và xử phạt nghiêm hành vi vi phạm. Đây cũng là nhiệm vụ chính cho hoạt động của các Chi cục TCĐLCL tỉnh, thành phố. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Chi cục sẽ bớt can thiệp trực tiếp vào hoạt động kiểm định PTĐ đối với những PTĐ mà tổ chức bên ngoài thực hiện được. Biện pháp tăng cường cụ thể thực hiện là:

a)Cơ quan thực hiện việc giám sát :

Thực hiện việc giám sát là cơ quan có thẩm quyền, bao gồm mọi hoạt động từ lập kế hoạch, tiến hành kiểm tra và buộc thi hành.

Có thể ủy thác nhiệm vụ tiến hành giám sát cho một tổ chức khác được chấp nhận (chính quyền, thuộc chính quyền, các tổ chức không vụ lợi hoặc “hoàn toàn tư nhân”). Tuy nhiên, chỉ ủy thác thực hiện các chức năng kiểm tra, chịu trách nhiệm chung và việc buộc thi hành vẫn phải là cơ quan có thẩm quyền giám sát. Năng lực của các tổ chức được ủy thác phải được đánh giá theo các yêu cầu quy định (ví dụ ISO/IEC 17020 đối với các tổ chức giám định; ISO/IEC 17021 đối với các tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý; ISO/IEC 17025 đối với phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).

Cơ cấu tổ chức giám sát cụ thể tùy theo từng quốc gia, phụ thuộc vào cơ chế quản lý hành chính và luật pháp của từng nước.

b)Các loại giám sát đo lường :

Giám sát việc sử dụng đơn vị hợp pháp: Xác định sự phù hợp với luật pháp của việc

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 92)