Áp dụng các mô hình đối với từng loại/nhóm phương tiện đo

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 84)

9. Kết cấu luận văn

3.4.4Áp dụng các mô hình đối với từng loại/nhóm phương tiện đo

3.4.4.1 Với nhóm PTĐ sử dụng đến hộ gia đình, hộ cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh

Thuộc nhóm PTĐ này gồm có công tơ điện, đồng hồ đo nước, đồng hồ tính cước điện thoại, tương lai có thể là công tơ khí, gaz,...

a) Đối với công tơ điện:

Theo thống kế chưa đầy đủ (Bảng 2), hiện nay nước ta có gần: 12.108.102 triệu chiếc công tơ điện, bằng cơ chế CNKN kiểm định cho ngành điện cộng với nỗ lực của hệ thống các Chi cục TCĐLCL địa phương, đã kiểm định được 47% công tơ hiện có.

Hiện nay, đã có 71 đơn vị được uỷ quyền kiểm định PTĐ thuộc lĩnh vực điện, chiếm 50% tổng số các đơn vị được uỷ quyền kiểm định; huy động 1.249 kiểm định viên công tơ điện tham gia vào hoạt động kiểm định; cùng với số lượng công tơ

chuẩn 1 pha và 3 pha trực tiếp tham gia vào kiểm định là 434 chiếc(26) tương ứng với khoản kinh phí (tính trung bình khoảng 300 triệu/1 bàn kiểm) khoảng 130 tỷ đồng chưa kể đến các thiết bị phụ trợ cho hoạt động kiểm định. Đây là một thành tích đáng kể của cơ chế uỷ quyền kiểm định vừa qua.

Tuy nhiên, trong tương lai, nếu như việc điện khí hoá đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa; nếu như việc cung ứng điện đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt; thì số công tơ điện sử dụng trên mạng lưới sẽ đến khoảng gần 20 triệu chiếc (Hiện nay là hơn 12 triệu công tơ điện đang sử dụng, chưa kể số công tơ lắp cho hàng ngàn cơ quan, doanh nghiệp,...)

Mặt khác nếu như chỉ dựa trên cơ chế CNKN kiểm định cho điện lực hiện nay, trong khi hệ thống thanh tra, kiểm tra đo lường còn yếu về chất, thiếu về lượng thì không khắc phục được tư tưởng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” đang hình thành trong nhân dân (người bán điện, tự kiểm định công tơ).

Để khắc phục được vấn đề này, biện pháp sắp tới là: kết hợp đồng thời 3 hình thức kiểm định sau:

- Tiếp tục CNKN kiểm định cho điện lực với tăng cường việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường.

- Mở rộng mạng lưới kiểm định của địa phương (Chi cục TCĐLCL tỉnh) tới địa bàn huyện.

- Xây dựng mới tổ chức kiểm định độc lập, chuyên môn hoá cao làm dịch vụ kiểm định công tơ điện.

a.1) Tiếp tục mở rộng công nhận khả năng kiểm định cho điện lực

- Đáng lý “người bán hàng phải có „cân‟! ”; điện lực bán điện phải sắm công tơ, đây là “quyền” chính đáng của điện lực. Thực tế ngành điện đã và phải trang bị hệ thống công tơ điện, với hệ thống kỹ thuật kèm theo để đảm bảo việc bán hàng đúng đắn.

- Chỉ có bản thân ngành điện mới đủ “tiềm lực” để trang bị hệ thống bàn kiểm, phòng ốc, trang bị khác, nhân lực để đảm bảo cho hàng chục triệu chiếc công tơ hoạt động đúng đắn và chính xác. Chi phí này được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của ngành điện.

- Vấn đề còn lại của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường là gì? nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường là “Hỗ trợ việc gì ” và “Yêu cầu việc gì” ngành điện để đảm bảo công bằng trong việc mua và bán điện.

*/Hỗ trợ việc gì ?

- Hướng dẫn xây dựng hệ thống chuẩn đo lường, hệ thống trang bị kiểm định thích hợp, đúng đắn.

- Đào tạo nhân lực, kỹ thuật viên, kiểm định viên.

26

*/Yêu cầu việc gì?

- Tăng cường đội ngũ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định của điện lực. Đội ngũ này phải có cả nghiệp vụ và chuyên môn tương ứng, đồng thời đủ cả về số lượng và điều kiện vật chất để thực thi nhiệm vụ.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định của điện lực theo pháp luật. - Trường hợp có tranh chấp, khiếu nại, phải có cơ quan trung gian đủ mạnh về kỹ thuật, khách quan để xử lý.

Để ngành điện lực tự đảm nhận được việc kiểm định 50% số công tơ điện hoạt động trên mạng lưới trong vòng 5-10 năm nữa, cần phải mở rộng năng lực kiểm định của ngành điện lên gấp 2 lần hiện nay. (Giả sử 50% của 20 triệu công tơ = 10 triệu công tơ, với chu kỳ kiểm định trung bình 2 - 5 năm, thì mỗi năm ngành điện cần tự kiểm định khoảng 3 triệu công tơ, chưa kể kiểm định ban đầu).

a.2) Mở rộng việc kiểm định công tơ điện tới địa bàn huyện

Mạng lưới điện nông thôn, với số lượng công tơ điện ước tính 1/2 đến 1/3 tổng số công tơ. Với tính chất phức tạp của hệ thống điện nông thôn, điện lực cũng không đủ khả năng quản lý, chăm sóc; đây là nơi cơ quan nhà nước về đo lường cần phải đầu tư, lo liệu.

- Bản thân Chi cục TCĐLCL tỉnh, với biên chế có hạn nếu chỉ tổ chức như hiện nay cũng không đáp ứng về mặt số lượng đối với công tơ điện nông thôn. Để làm việc này trung bình biên chế mỗi tỉnh ước tính 10-15 kiểm định viên để kiểm định hằng năm 200.000 – 300.000 công tơ điện.

- Mặt khác với điều kiện địa lý của hầu hết các tỉnh, không thể tổ chức lực lượng kiểm định viên ở tỉnh đi kiểm định đến tất cả các địa bàn, đặc biệt vùng sâu và xa. - Biện pháp khắc phục là tổ chức “trạm kiểm định” đặt ở địa bàn huyện (liên huyện). Trạm kiểm định về hành chính là trực thuộc Chi cục TCĐLCL tỉnh; về mặt nhân lực phối hợp với Ban/Phòng Khoa học và Kinh tế huyện, về mặt kinh phí đầu tư (nhà cửa, phòng ốc,...) và hoạt động có sự hỗ trợ của UBND huyện, về phương thức hoạt động theo nguyên tắc của 1 đơn vị sự nghiệp khoa học kỹ thuật làm dịch vụ kỹ thuật công, tự trang trải hoạt động thường xuyên với quĩ lương của cán bộ quản lý và kiểm định viên tự trang trải (biên chế nhà nước + phần lớn là hợp đồng).

Mô hình này đã bắt đầu thực hiện ở một vài tỉnh, thành phố, như tại Nam Định, từ năm 2002 đến nay đã và đang xây dựng 3 Trạm kiểm định đặt ở địa bàn huyện, với mỗi Trạm được UBND huyện hỗ trợ địa điểm, phòng kiểm định, làm việc,...; Chi cục TCĐLCL đào tạo kiểm định viên, quản lý trực tiếp Trạm này. Một hình thức tương tự đang được nhân rộng ở Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, Ninh Thuận, Nghệ An, .v. v.v.

Hoạt động kiểm định PTĐ là dịch vụ kỹ thuật đặc biệt, đây là 1 loại “dịch vụ công” phục vụ công tác quản lý nhà nước về đo lường. Theo xu thế xã hội hoá các dịch vụ công, đây là một mô hình thích hợp và có nhiều ưu điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tận dụng được mọi lực lượng của xã hội tham gia vào hoạt động công ích phục vụ mục tiêu chung của xã hội.

- Đảm bảo tính khách quan, vô tư trong hoạt động kiểm định.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng PTĐ, tăng tính lựa chọn của người tiêu dùng; tránh tính cửa quyền, độc quyền của tổ chức cung cấp dịch vụ.

Mặc dù vậy mô hình này vẫn gặp những khó khăn, cần khắc phục, đó là:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: trang bị chuẩn và thiết bị kiểm định, cơ sở nhà cửa, phòng thí nghiệm, đào tạo kiểm định viên,… cho kiểm định đo lường thường lớn, không phải ai cũng sẵn sàng đảm nhận.

- Bản thân dịch vụ kiểm định vì mục tiêu xã hội nên không phải là hoạt động kinh doanh có lãi (bằng tiền), nên không mấy hấp dẫn đối tác tham gia.

- Mặc dù kiểm định PTĐ là dịch vụ kỹ thuật, nhưng đây là dịch vụ kỹ thuật “đặc biệt”. Đặc biệt ở chỗ nó phải tuân thủ và chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường. Tổ chức cần thực hiện: phải chịu sự kiểm tra giám sát trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường; phải duy trì hoạt động của hệ thống chuẩn và PTĐ, môi trường theo quy định; phải có kiểm định viên đủ năng lực và lành nghề; phải lấy giá kiểm định theo quy định của nhà nước . . )

Với những khó khăn và hạn chế trên, mô hình này chỉ có thể thực hiện được với sự hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước.

Nhà nước phải có cơ chế, chính sách thích hợp về đất đai, về vốn, về thuế, về…, để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động này.

Mô hình này đã được thực hiện khá thành công ở một số nước láng giềng như Nhật Bản ( như đã giới thiệu ở mục 3.3.2), v.v.

Cần phải nhấn mạnh rằng, mô hình này chỉ có thể thực hiện được với sự quan tâm của nhà nước; mặc dù trong cơ chế “chống bao cấp” hiện nay, vì mục tiêu lành mạnh hoá xã hội, đảm bảo công bằng trong mua bán giao nhận; nhà nước cần một phần “bao cấp” cho loại dịch vụ đặc biệt này.

Kết luận: Đối với PTĐ như công tơ điện; PTĐ được sử dụng đến từng hộ gia đình, từng hộ cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh với số lượng cực lớn không nên và không thể sử dụng 1 phương thức kiểm định nó. Thí dụ chỉ riêng cơ quan nhà nước (Tổng cục TCĐLCL, Chi cục TCĐLCL), để làm tốt nhiệm vụ này cần 2.000 - 2.500 kiểm định viên chuyên trách, chưa kể việc đầu tư, trang thiết bị cho việc kiểm định,…

Mỗi phương thức có những ưu, nhược điểm, cần làm sáng tỏ để sử sự đúng trong công tác quản lý nhà nước về đo lường, khuyến khích phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm để đạt được mục tiêu chung.

b) Đối với đồng hồ đo nước:

Về tổ chức và phương thức thì đồng hồ nước cũng như công tơ điện, đây cũng là PTĐ sử dụng nhiều, đến tận hộ người sử dụng. Về số lượng từng bước cũng sẽ như công tơ điện. Tuy nhiên, hiện nay việc cung cấp nước sạch của Giao thông Công chính còn nhiều hạn chế, chủ yếu ở đô thị, nên số lượng chưa nhiều và bước đi cũng chậm sau công tơ điện.

Phương thức triển khai đa dạng hoá hoạt động kiểm định này, cũng có thể từng bước áp dụng các mô hình như đã phân tích ở mục trên.

c) Đối với đồng hồ đo khí, gaz

Hiện nay, đồng hồ đo khí, gaz ở nước ta chưa phổ biến; tuy nhiên ở các nước công nghiệp phát triển, đây là PTĐ cần quan tâm. Nước ta trong tương lai công việc khai thác dầu thô, khí đốt phát triển hơn; đây là vấn đề cũng cần được nghiên cứu.

Về nguyên tắc, nếu như đồng hồ đo khí, gaz phát triển nhiều thì cũng áp dụng các mô hình như công tơ điện, đồng hồ đo nước. Tuy nhiên, với đặc thù về kỹ thuật và đặc biệt là tính “an toàn”, cần cân nhắc và chỉ nên tập trung vào Mô hình thứ 3: Xây dựng tổ chức kiểm định tập trung.

d) Đối với đồng hồ tính cước điện thoại

Một PTĐ nữa là “đồng hồ tính cước điện thoại” có tính chất số đông tương tự như các PTĐ trên, có thể xếp vào nhóm này để nghiên cứu cơ chế của “block tính cước” và tính chất kỹ thuật của việc tính cước gắn liền với các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo liên lạc và các giao diện khác. Vì vậy, đối với đồng hồ tính cước điện thoại có đưa vào danh mục kiểm định hay không? Lúc nào đưa vào thì vừa; và cơ chế kiểm định sẽ ra sao? cần phải nghiên cứu và bàn bạc thống nhất với Bộ chuyên ngành (Bộ Bưu chính Viễn thông).

Với thiết nghĩ ban đầu của tác giả luận văn này, “đồng hồ tính cước điện thoại” nên đưa vào quản lý bắt buộc kiểm định, cần phải gắn liền với hoạt động của hiệu chỉnh là đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông. Cơ quan quản lý nhà nước không thể tách rời việc đo đếm thời gian tính cước ra khỏi hoạt động chung của dịch vụ điện thoại.

3.4.4.2 Nhóm phương tiện đo số lượng lớn, phân bố rải rác về địa lý và chủ sở hữu

Thuộc nhóm PTĐ này là: cân thương mại, cân ô tô, cân băng tải, cột đo nhiên liệu,v.v.

a) Cân thông dụng thương mại:

Đây là loại PTĐ sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở các chợ, khu thương mại tập trung. Về số lượng có thể nói là lớn, tuy nhiên chưa bao giờ ta có thể điều tra, thống kê được một cách chính xác. Về kiểm định, mặc dù đã được quan tâm, đã có nhiều cách, từng giai đoạn lịch sử của quản lý đo lường nước ta lúc nhấn mạnh, lúc buông

lỏng, nhưng nói chung tỷ lệ kiểm định PTĐ này là rất thấp, ước lượng chỉ khoảng 10%-15%.

Đặc điểm của những loại PTĐ này là:

- Số lượng lớn, sử dụng rộng rãi, yêu cầu kỹ thuật đo lường không cao - Trang bị chuẩn và phương tiện kiểm định không tốn kém lắm

- Có thể sử dụng nhiều đối tượng để tham gia dịch vụ kiểm định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ảnh hưởng xã hội lớn, lành mạnh hoá hoạt động thương mại, đặc biệt là thị trường bán lẻ, trực tiếp ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Biện pháp nâng cao hoạt động kiểm định loại PTĐ này là:

a.1) Cường hoá Mô hình 1: Tăng cường năng lực các Trạm/điểm kiểm định trên địa bàn huyện, liên huyện. Cùng với việc kiểm định công tơ điện, các Trạm / Điểm kiểm định huyện cần đẩy mạnh việc kiểm định cân thông dụng, thương mại, dung tích thông dụng,... Việc đầu tư trang bị kiểm định khá đơn giản, chi phí không lớn. Nhân lực kiểm định kết hợp giữa các bên, biên chế của Chi cục TCĐLCL chủ trì, lãnh đạo và lực lượng kỹ thuật tại chỗ; thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn là có thể thực hiện kiểm định được. Nguyên tắc hoạch toán kinh tế là tự trang trải, có sự đầu tư và hỗ trợ ban đầu của nhà nước (cụ thể là Chi cục TCĐLCL tỉnh, và UBND huyện).

a.2) Tận dụng Mô hình 1, ở nơi nào có thể tham gia hoạt động kiểm định PTĐ này. Thí dụ kết hợp với lực lượng quản lý thị trường thuộc Bộ Thương mại, lực lượng quản lý chợ thuộc UBND huyện, Hợp tác xã dịch vụ, Hội, Tổ chức sửa chữa PTĐ tư nhân v.v. tham gia kiểm định sau khi đã được đào tạo và được công nhận đủ tư cách là kiểm định viên. Mô hình này đang được thí nghiệm áp dụng có hiệu quả ở 1 số địa phương như Nam Định, Nghệ An, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau, v.v.

Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đang làm dịch vụ mua bán, sửa chữa bảo hành PTĐ cũng như những tổ chức xã hội nghề nghiệp khác ở địa phương (như Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội Đo lường, v.v.) tham gia vào hoạt động kiểm định PTĐ. Cụ thể là những chủng loại cân thương mại: cân bàn, cân đĩa, cân treo, cân đồng hồ lò xo, ca đong, bình đong, v.v.

a.3) Khuyến khích và mở rộng loại hình “hàng đóng gói sẵn”. Hàng đóng gói sẵn (HĐGS) là hàng hoá được định lượng, bao gói và ghi nhãn không có sự chứng kiến của người mua. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt đối với hàng hoá bán lẻ, số lượng, chủng loại HĐGS càng ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Càng nhiều HĐGS thì số lượng PTĐ thông dụng liên quan cần phải quản lý càng giảm xuống. Người sản xuất, đóng gói phải chịu trách nhiệm về lượng hàng hoá trong HĐGS. Cơ chế quản lý đo lường chuyển từ đối tượng phương tiện cân, đong sang quản lý chủng loại hàng hoá cụ thể.

Đây là những PTĐ tham gia trong hoạt động giao nhận lớn, phân bổ rải rác, và đặc biệt tập trung ở khu công nghiệp lớn, bến cảng, nhà ga, đầu mối giao nhận,v.v.

Đặc điểm PTĐ này là đầu tư trang bị khá đắt tiền (Trung bình khoảng 300 triệu – 500 triệu/ 1 chiếc cân ô tô điện tử); tần xuất sử dụng lớn, để kiểm định nó đòi hỏi trang bị lớn: hàng chục tấn quả cân chuẩn, phương tiện vận tải, nâng hạ lớn, v.v.

Hiện nay, việc kiểm định các PTĐ này do các Trung tâm kỹ thuật của Tổng

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 84)