Kết hợp chặt chẽ và hài hoà hệ thống kiểm định phương tiện đo với hệ

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 98)

9. Kết cấu luận văn

3.4.6. Kết hợp chặt chẽ và hài hoà hệ thống kiểm định phương tiện đo với hệ

thống hiệu chuẩn; phát triển các tổ chức kiểm định để đảm nhiệm được cả nhiệm vụ hiệu chuẩn thích hợp; xem phòng hiệu chuẩn được công nhận là điều kiện cần thiết về kỹ thuật và quản lý để công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo

Về mặt kỹ thuật, hoạt động hiệu chuẩn và kiểm định là tương tự như nhau. Trong thực tế phát triển hiện nay, nhiều tổ chức được công nhận khả năng kiểm định thuộc ngành, cơ sở đang đồng thời là tổ chức hiệu chuẩn phương tiện đo thuộc ngành, cơ sở đó. Tình hình hệ thống tổ chức kiểm định thuộc Nhà nước cũng như vậy. Chuẩn mực và cách thức xem xét, đánh giá để công nhận khả năng kiểm định trình bày trong Quy định của Bộ KHCN mới ban hành cũng đã phần nào thể hiện định hướng vận dụng các yêu cầu của ISO/IEC 17025 và phương pháp của cơ quan công nhận phòng thí nghiệm. Như vậy, nếu thực hiện được những biện pháp đề nghị

nêu trên chắc chắn sẽ tạo nên sự phát triển cho cả hệ thống hiệu chuẩn cũng như hệ thống kiểm định PTĐ về số lượng và chất lượng.

Kết luận Chƣơng 3

1. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp thực hiện phù hợp từng mô hình tương ứng với các nhóm tổ chức kiểm định. Với từng biện pháp cụ thể đã nêu sẽ tạo cơ hội tối đa các thành phần tham gia vào hoạt động kiểm định PTĐ. Việc thay đổi Quy định về công nhận khả năng kiểm định và uỷ quyền kiểm định PTĐ sẽ tạo sự bình đẳng giữa các tổ chức kiểm định, minh bạch trong thủ tục hành chính, thể hiện rõ hoạt động kiểm định là dịch vụ kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.

2. Để tăng cường hoạt động kiểm định các chủng loại PTĐ thuộc Danh mục PTĐ phải kiểm định nhà nước, tác giả đã đề xuất được các mô hình giải pháp để thực hiện việc đa dạng hoá các tổ chức kiểm định. Các mô hình tổ chức kiểm định này đã bao phủ và giải quyết việc kiểm định cho từng nhóm chủng loại PTĐ phù hợp. Việc lựa chọn loại mô hình nào cho phù hợp cũng được tác giả phân tích sâu cho từng nhóm, chủng loại PTĐ. Sự lựa chọn phù hợp sẽ giúp cho việc thực hiện kiểm định PTĐ có khoa học và giải quyết hết số lượng PTĐ hiện có.

3. Với mô hình và các biện pháp thực hiện đã nêu, tác giả đã mạnh dạn thực hiện một bước đột phá trong ngành đo lường. Khắc phục suy nghĩ độc quyền quản lý, thực hiện kiểm định hết,... sang nhiệm vụ đích thực là quản lý chung, hướng dẫn thực hiện, tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động theo kinh tế thị trường. Thông qua việc sửa đổi quy định và cơ chế quản lý sẽ hình thành nên quyền của các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội được tham gia vào hoạt động kiểm định PTĐ thay thế sự “cho phép” hay là “mở quyền” như hiện nay. Sự thay đổi như tác giả đề xuất sẽ từng bước khắc phục được những bất cập hiện nay như kiểm định không hết số lượng PTĐ hiện đang quản lý, các tổ chức muốn và có khả năng được tham gia kiểm định nhưng lại bị hạn chế.

4. Trong cơ chế công nhận khả năng kiểm định hiện nay, để công nhận cho tổ chức đó đủ khả năng kiểm định phương tiện đo và điều kiện đầu tiên để có thể được công nhận khả năng kiểm định là: „„Tổ chức phải là pháp nhân có hệ thống quản lý đảm bảo các yêu cầu về tính trung thực, khách quan trong hoạt động kiểm định‟‟. Như vậy, với quy định mới này không thấy rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường trong việc tổ chức hình thành các tổ chức kiểm định, đặc biệt là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đầu tư xây đựng hệ thống kiểm định phương tiện đo. Các tổ chức kiểm định được hình thành gần như tự phát, ngẫu nhiên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 98)