Hệ thống trang thiết bị chuẩn đo lường phục vụ kiểm định

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 31)

9. Kết cấu luận văn

1.5.6Hệ thống trang thiết bị chuẩn đo lường phục vụ kiểm định

Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện đơn vị đo lường và dùng làm chuẩn để xác định giá trị đại lượng thể hiện trên PTĐ. Về bản chất, chuẩn cũng là PTĐ nhưng không dùng cho các phép đo thường ngày mà chỉ dùng để thể hiện và truyền kích cỡ của đơn vị đến các chuẩn hoặc PTĐ có độ chính xác thấp hơn, như dùng để hiệu chuẩn, kiểm định, khắc độ PTĐ. Như vậy, kiểm định PTĐ là bước cuối cùng của công việc sao truyền giá trị của đại lượng đo. Điều này cũng có nghĩa là các tổ chức kiểm định sẽ phải thực hiện sao truyền chuẩn đo lường dùng trong việc kiểm định theo thứ tự các cấp bậc của chuẩn.

Hệ thống chuẩn đo lường của từng lĩnh vực đo cũng đã được xác lập gồm chuẩn quốc gia và các chuẩn có độ chính xác thấp hơn là chuẩn dẫn xuất và chuẩn công tác. Đến nay, chúng ta đã có mười (10) chuẩn quốc gia và dự kiến đến hết năm 2010, hai mươi hai (22) chuẩn quốc gia khác sẽ được phê duyệt. Trên địa bàn các địa phương, gần năm nghìn (5000) chuẩn dẫn xuất, chuẩn công tác đã được trang bị, sử dụng tại các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố, tại các tổ chức kiểm đinh phương tiện đo. Tại nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, đã có các chuẩn đo lường đáp ứng yêu cầu kiểm tra, hiệu chuẩn, duy trì độ chính xác các phương tiện đo sử dụng tại cơ sở. Các chuẩn đo lường của địa phương, cơ sở được liên kết với chuẩn quốc gia thông qua hoạt động kiểm định của các tổ chức kiểm định được chỉ định hoặc hoạt động hiệu chuẩn của các phòng hiệu chuẩn được công nhận.

Tóm lại: Hoạt động kiểm định PTĐ trong quản lý đo lường gồm có các yếu tố chính như: tổ chức kiểm định PTĐ, PTĐ, kiểm định viên đo lường, chuẩn dùng để kiểm đinh, quy trình kiểm định. Trong 5 yếu tố này, thì PTĐ, kiểm định viên, chuẩn và quy trình kiểm định được quy định rõ trong các quy định của nhà nước và văn bản pháp quy, nó mang tính ổn định cao. Còn tổ chức kiểm định PTĐ mang tính động hơn và yếu tố này quyết định nhiều trong việc tăng nhanh số lượng PTĐ được kiểm định. Do vậy, muốn tăng cường hoạt động kiểm định để đáp ứng nhu cầu cần kiểm

định cần thiết phải mở rộng và phát triển các tổ chức kiểm định đảm bảo tính trung thực, độc lập, khách quan.

Kết luận Chƣơng 1

Từ cơ sở vai trò đo lường pháp quyền và cơ sở lý luận chung về quản lý đo lường, cũng như nêu định nghĩa và phân tích vai trò vị trí, nhu cầu của hoạt động kiểm định PTĐ, chương I được tóm tắt ở những điểm sau:

- Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển hoạt động đo lường, tăng cường hiệu lực của quản lý nhà nước về đo lường góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; đảm bảo an toàn; bảo vệ sức khoẻ, môi trường; nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng; đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đo lường theo hướng chuyển sang cơ chế công nhận phải đảm bảo tính độc lập, khách quan.

- Hoạt động kiểm định PTĐ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo sự công bằng trong thương mại, đảm bảo sự an toàn, sức khoẻ, môi trường cho cộng đồng;

- Nhu cầu cần được kiểm định đảm bảo độ chính xác của phép đo và PTĐ trong các ngành, nghề là rất lớn và đa chủng loại;

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thì việc mở rộng hoạt động kiểm định PTĐ, theo hướng đa dạng hoá tổ chức kiểm định PTĐ phải đảm bảo tính độc lập, khách quan là cần thiết, phù hợp với quy luật phát triển và xu thế chung của thế giới.

Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH PHƢƠNG TIỆN ĐO Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 31)