Đa dạng hóa tổ chức kiểm định, tận dụng tối đa nguồn lực của các

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 80)

9. Kết cấu luận văn

3.4.2.Đa dạng hóa tổ chức kiểm định, tận dụng tối đa nguồn lực của các

ngành, cơ sở tham gia vào hoạt động kiểm định

Kiểm định là một loại “dịch vụ kỹ thuật phục vụ quản lý”; cơ quan quản lý nhà nước về đo lường (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý) có trách nhiệm tổ chức hệ thống kiểm định sao cho hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. Cần đẩy mạnh việc xã hội hóa dịch vụ kiểm định, tận dụng được nhiều nhất cơ sở vật chất kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kiểm định.

Có thể căn cứ vào đặc thù của các loại phương tiện đo phải qua kiểm định để xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định tối ưu thực hiện nhiệm vụ này.

a) Nhóm 1: Là nhóm phương tiện đo độ chính xác thấp, đơn giản, rẻ tiền, nhưng lại

dùng rất phổ biến ở mọi nơi, số lượng rất lớn. Kết qủa đo của những PTĐ này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng. Chủ sở hữu của phương tiện đo lại là các hộ gia đình, phân bố khắp nơi, rất khó thực hiện kiểm định tập trung. Đối với nhóm phương tiện đo này, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây :

- Với những phương tiện đo rẻ tiền, mau hỏng chỉ áp dụng chế độ kiểm định ban đầu,

thí dụ cân treo, cân đồng hồ lò xo. Tăng cường lực lượng kiểm tra, giám sát thị trường, khi phát hiện phương tiện đo đã không còn đảm bảo độ chính xác nữa thì thu hồi, không cho sử dụng tiếp tục nữa.

- Nhà nước (Chi cục TĐC Tỉnh, UBND cấp huyện, thị…) tăng cường tổ chức các Trạm kiểm định đặt tại huyện, nơi thương mại tập trung…chuyên làm nhiệm vụ sửa chữa, kiểm định và hoạt động “bán bao cấp”.

- Khuyến khích, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp buôn bán, sửa chữa phương tiện đo đảm nhiệm việc kiểm định

b) Nhóm 2 : Đặc điểm phương tiện đo của nhóm này là số lượng rất lớn, sử dụng ở

từng hộ gia đình nhưng lại được quản lý tập trung bởi người bán hàng. Về mặt kỹ thuật, đây là phương tiện đo khá phức tạp, để kiểm định nó cần đầu tư trang thiết bị tương đối đắt tiền, việc kiểm định cần thực hiện tập trung, quy mô lớn mới có hiệu quả. Thí dụ công tơ điện do các ngành Điện lực quản lý, công tơ nước do ngành Giao thông Công chính hoặc Xí nghiệp kinh doanh nước quản lý. Biện pháp tổ chức kiểm định là :

- Giao quyền kiểm định cho chính người quản lý sử dụng phương tiện đo, thí dụ các Điện lực, Doanh nghiệp kinh doanh nước sạch v.v. Vấn đề là cơ quan quản lý cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính khách quan, công bằng.

- Chi cục TCĐLCL địa phương tổ chức việc kiểm định và trực tiếp kiểm định các phương tiện đo mà doanh nghiệp chủ quản không có điều kiện thực hiện hết được (thí dụ công tơ điện trên địa bàn nông thôn).

c) Nhóm 3 : Đặc điểm nhóm này là phương tiện đo lớn, thường phải kiểm đơn chiếc

từng phương tiện đo và phải kiểm taị nơi lắp đặt sử dụng phương tiện đo, khi kiểm định phải sử dụng trang thiết bị cồng kềnh…, việc đầu tư trang thiết bị chuẩn và phương tiện kiểm định tốn kém. Biện pháp kiểm định nên thực hiện là :

- Xây dựng Trạm kiểm định chuyên dụng đặt tại các vùng trọng điểm có nhu cầu cao và thực hiện việc kiểm định cho toàn khu vực. Các trạm này phải trang bị đầy đủ chuẩn và phương tiện cơ giới hóa đồng bộ; hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao,

phát huy tối đa công suất thiết bị. Thí dụ đối với cân ôtô, cân quá tải, cân tầu hỏa, xi téc ôtô v.v… Các tổ chức kiểm định này là các đơn vị nhà nước hoạt động theo cơ chế sự nghiệp kỹ thuật hoặc đơn vị dịch vụ công ích tự hạch toán có sự hỗ trợ của nhà nước.

d) Nhóm 4: Đặc điểm của phương tiện đo nhóm này là mang tính chuyên ngành, đặc

chủng. Việc kiểm định các phương tiện đo này thường phải trang bị các chuẩn và phương tiện mà các ngành đó đã có sẵn hoặc chỉ cần nâng cấp, bổ sung. Việc đào tạo kiểm định chuyên ngành này sẽ thuận lợi và chi phí thấp nhất nếu lấy từ các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành đó. Vì vậy phương thức để kiểm định các chủng loại phương tiện đo này có hiệu quả nhất là giao quyền kiểm định cho chính các ngành đó với sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường. Về các phương tiện đo thuộc nhóm này, ví dụ như PTĐ của các ngành Quốc phòng, Y tế, Giao thông, Khí tượng thủy văn v.v …

e) Nhóm 5 : Đặc điểm phương tiện đo của nhóm này này là số lượng lớn, được sản

xuất/ nhập khẩu tập trung nhưng sử dụng lại phân tán. Phương thức kiểm định đối với các loại phương tiện đo này có thể như sau :

- Kiểm soát chặt chẽ việc phê duyệt mẫu trước khi sản xuất/ nhập khẩu và nghiên cứu chỉ kiểm định ban đầu (không kiểm định định kỳ), hoặc quy định chu kỳ kiểm định tương ứng với tuổi thọ của phương tiện đo đó.

- Giao quyền kiểm định cho chính doanh nghiệp sản xuất/ nhập khẩu phương tiện đo đó. Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường tập trung vào việc tổ chức hoạt động kiểm định định kỳ và bất thường đối với phương tiện đo trong sử dụng. Thí dụ đã ủy quyền kiểm định cho Cty TNHH và thương mại Nhơn Hòa, với sản lượng trên 1 triệu chiếc cân đồng hồ lò xo/ năm; Cty thiết bị đo điện EMIC, với trên 1 triệu công tơ điện/ năm. Thực tiễn chứng minh đây là mô hình có hiệu quả. Hàng triệu phương tiện đo đều được kiểm định ban đầu 100%, và đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 80)