Phân tích từ nhóm tổ chức chưa được uỷ quyền và công nhận khả năng

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 67)

9. Kết cấu luận văn

2.4.2Phân tích từ nhóm tổ chức chưa được uỷ quyền và công nhận khả năng

năng kiểm định

Kết quả điều tra về nguyên nhân làm cho các tổ chức muốn được uỷ quyền kiểm định nhưng không được thể hiện trong bảng sau:

Bảng: 14

Nguyên nhân làm cho các tổ chức muốn đƣợc uỷ quyền kiểm định nhƣng không đƣợc

Số phiếu trả lời (%)

Do Chi cục TCĐLCL sở tại không đồng ý 19 (95%) Do cơ chế UQKĐ không thông thoáng, minh bạch 19 (95%) Do thiếu trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm định 10 (50%)

Do thiếu kiểm định viên 10 (50%)

Các nguyên nhân khác, ... 0 (0%)

Tổng số cơ sở (phiếu điều tra) được hỏi (%) 20 (100%)

Theo kết quả điều tra nêu trên cho chúng ta thấy hai nguyên nhân chính khiến các tổ chức muốn tham gia vào hoạt động kiểm định nhưng không được có tỷ lệ cao 95% là do Chi cục TCĐLCL sở tại không đồng ý với lý do, cơ chế hiện nay vẫn còn bất cập, chưa thật sự trở thành chính sách đem lại hiệu quả cao. Và đối tượng tham gia hoạt động kiểm định chưa thật sự khách quan, độc lập còn tồn tại trong cơ chế CNKNKĐ hiện nay như: ngành điện, nước.... Kết quả này cũng trùng với các điểm phân tích văn bản có liên quan đến tổ chức CNKNKĐ ở trên.

Kết luận Chƣơng 2

Tuy hệ thống kiểm định PTĐ đã có từ những năm 90 với mạng lưới từ trung ương đến địa phương và một số bộ, ngành, bước đầu đã kiểm định được phần lớn số PTĐ thuộc Danh mục, đảm bảo sự công bằng trong thanh toán giao nhận, đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và các hoạt động công vụ khác của nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít những đối tượng tham gia vào quá trình này chưa mang tính khách quan, tưng thực và vô tư, dẫn đến, hoạt động kiểm định PTĐ vẫn còn nhiều yếu kém thể hiện ở các điểm sau:

1. Tỷ lệ số lượng PTĐ được kiểm định trên số lượng PTĐ đang sử dụng rất thấp. Tỷ lệ thấp này không những thể hiện chung cho toàn bộ PTĐ mà còn cả từng nhóm, chủng loại PTĐ cũng thấp.

2. Văn bản pháp quy điều chỉnh về việc hình thành các tổ chức kiểm định bộc lộ rất nhiều điểm không phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc

tế và việc gia nhập WTO, cam kết trong khuôn khổ AFTA vào thời gian tới. Có thể kể ra một số điểm chưa phù hợp như sau:

- Về việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo là việc cơ quan quản lý nhà nước về đo lường, có thẩm quyền đánh giá năng lực kiểm định của các tổ chức đề nghị được công nhận khả năng kiểm định, để công nhận cho tổ chức đó đủ khả năng kiểm định phương tiện đo và điều kiện đầu tiên để có thể được công nhận khả năng kiểm định là: „„Tổ chức phải là pháp nhân có hệ thống quản lý đảm bảo các yêu cầu về tính trung thực, khách quan trong hoạt động kiểm định‟‟. Như vậy, với quy định mới này không thấy rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường trong việc tổ chức hình thành các tổ chức kiểm định, đặc biệt là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đầu tư xây đựng hệ thống kiểm định phương tiện đo. Các tổ chức kiểm định được hình thành gần như tự phát, ngẫu nhiên. Đây là một vấn đề cần nghiên cứu, xem xét để có một cơ chế khoa hoc và phù hợp, vừa khẳng định được vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, vừa tạo điều kiện để xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động kiểm định, nhằm xây dựng và phát triển được nhiều tổ chức kiểm định phương tiện đo có chất lượng.

- Chưa thể hiện rõ hoạt động kiểm định PTĐ là hoạt động dịch vụ kỹ thuật có điều kiện

- Các tiêu chí xem xét đánh giá để hình thành các tổ chức kiểm định chưa minh bạch, tạo kẻ hở cho cơ chế “xin cho” trong hoạt động công vụ của Nhà nước

- Trình tự, thủ tục xem xét để hình thành tổ chức kiểm định mới thiếu sự bình đẳng giữa tổ chức thuộc hệ thống TCĐLCL và các thành phần kinh tế khác.

3. Các bộ, ngành và cả tư nhân liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng PTĐ đều mong muốn (có năng lực) tham gia vào hoạt động kiểm định PTĐ. Đây là đối tượng có yếu tố khách quan, trung thực và độc lập.

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH THEO HƢỚNG CÔNG NHẬN KHẢ NĂNG KIỂM ĐỊNH PTĐ Ở VIỆT NAM 3.1 Tƣ tƣởng chỉ đạo

3.1.1. Tư tưởng chỉ đạo về hoạt động Đo lường trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt này, các nước đang phát triển nếu không chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin-viễn thông, điều chỉnh các quy định về pháp lý, v.v... thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó tránh khỏi.

Do vậy, một trong các quan điểm phát triển khoa học và công nghệ đề cập trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến 2010 là:

“Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia nghiên cứu, ứng dụng và đầu tư phát triển KH&CN”.

Xuất phát từ quan điểm nêu trên, một số các giải pháp phát triển KH&CN đã đưa ra, trong đó giải pháp đổi mới cơ chế quản lý KH&CN để khai thác mọi tiềm năng sáng tạo KH&CN và sử dụng có hiệu quả tiềm lực KH&CN hiện có là giải pháp có ý nghĩa đột phá. Tư tưởng của giải pháp này được đề cập cụ thể trong Chiến lược phát triển KH&CN đến 2010 như sau:

Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN hiện nay theo hướng hình thành cơ chế quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN, với đặc thù của hoạt động KH&CN và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; tách biệt về quản lý giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH&CN để có cơ chế, quản lý phù hợp với mỗi khu vực; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động KH&CN.”

Tóm lại, tư tưởng của Chiến lược phát triển KH&CN đến 2010 thể hiện rõ một số điểm sau:

- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động KH&CN;

- Đổi mới cơ chế quản lý đối với các tổ chức KH&CN trên cơ sở tách biệt về quản lý giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH&CN;

- Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển và tham gia vào hoạt động KH&CN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động đo lường là một trong các hoạt động KH&CN. Do vậy, các nội dung định hướng về tư tưởng của Chiến lược phát triển KH&CN nêu trên cũng phải được áp dụng và triển khai trong hoạt động kiểm định PTĐ nói riêng và hoạt động đo lường nói chung.

3.1.2 Tư tưởng xã hội hoá hoạt động kiểm định phương tiện đo trong Chiến lược phát triển Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đến năm 2015 lược phát triển Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đến năm 2015

Mục tiêu đối với hoạt động đo lường nói chung và hoạt động kiểm định nói riêng trong Chiến lược phát triển TCĐLCL đến năm 2015 đã đề cập là đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ; đảm bảo vệ sinh, an toàn, môi trường; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, của các bên trong các hoạt động giao nhận, mua bán, thanh toán liên quan đến đo lường. Để đạt được mục tiêu này thì nhiệm vụ chính về hoạt động đo lường trong thời gian tới sẽ tập trung vào một số nội dung sau:

- Rà soát lại các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Đo lường, đặc biệt là danh mục PTĐ phải kiểm định và các tài liệu nghiệp vụ, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kiểm định;

- Hoàn thiện danh mục PTĐ phải kiểm định trên cơ sở tầm quan trọng về đo lường của các PTĐ sử dụng trong thanh toán, giao nhận hàng hoá, PTĐ liên quan trực tiếp đến an toàn, vệ sinh, môi trường và sự chuẩn bị về nguồn lực, tổ chức để đảm bảo hiệu lực kiểm định các PTĐ trong phạm vi cả nước;

- Cải tiến phương thức uỷ quyền kiểm định nhằm tăng cường vai trò giám sát của cơ quan đo lường nhà nước đồng thời tạo cơ chế thích hợp cho việc mở rộng uỷ quyền kiểm định đối với các loại dụng cụ đo có số lượng lớn mà năng lực kiểm định của cơ quan đo lường nhà nước khó đáp ứng được;

- Xây dựng và soát xét các văn bản pháp quy và các văn bản kỹ thuật đo lường trên cơ sở nghiên cứu áp dụng các khuyến cáo của Tổ chức Quốc tế về Đo lường Hợp pháp OIML và các tiêu chuẩn quốc tế khác;

- Triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm “Quản lý Đo lường và Chất lượng Xăng dầu, Khí đốt giai đoạn 2005-2010”; tiếp tục mở rộng Chương trình này với nội dung nghiên cứu và thực hiện cơ chế quản lý, phương thức, phương tiện và phương pháp đo phục vụ việc giao nhận, mua bán dầu thô, khí đốt và các loại hàng hoá có khối lượng và giá trị lớn;

- Quy hoạch phát triển hệ thống các phòng kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong phạm vi cả nước;

- Củng cố, phát triển các tổ chức kiểm định để đáp ứng 100% nhu cầu kiểm định PTĐ trong Danh mục PTĐ phải kiểm định; khuyến khích hình thành các tổ chức kiểm định của các ngành, cơ sở đối với lĩnh vực kiểm định mà tổ chức kiểm định của nhà nước khó đáp ứng được.

Do vậy, giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển đo lường nêu trên đã được cụ thể hoá trong Chiến lược phát triển tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến 2015 như sau:

Việc phát triển hoạt động kiểm định PTĐ được căn cứ vào sự phát triển về số lượng và chủng loại các PTĐ phải được kiểm định nhằm bảo vệ lợi ích, sự an toàn và sức khoẻ cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội. Từ nay đến 2010, tập trung kiện toàn hoạt động kiểm định với mục tiêu đảm bảo kiểm định được toàn bộ các PTĐ đư- a vào danh mục kiểm định kể cả các loại dụng cụ đo có số lượng lớn.

Hoạt động kiểm định tại các địa phương được tổ chức một cách linh hoạt bao gồm các phòng kiểm định tại Chi cục, các trạm kiểm định cố định hoặc lưu động để đảm nhiệm việc kiểm định các PTĐ được phân bố theo các khu vực dân cư trong địa bàn của tỉnh, thành phố. Các phòng kiểm định của các cơ quan của Tổng cục TCĐLCL chỉ đảm nhiệm việc kiểm định đối với một số loại phương tiện đo đặc biệt đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và phức tạp.

Hình thành các tổ chức kiểm định độc lập khác để cùng các tổ chức kiểm định của nhà nước triển khai thực hiện việc kiểm định đối với lĩnh vực đo nhạy cảm, hiện đang do các tổ chức vừa kinh doanh vừa được uỷ quyền kiểm định thực hiện như điện năng, nước sạch, xăng dầu;

Từ 2011 trở đi: Đẩy mạnh việc "xã hội hoá công việc kiểm định" thông qua cơ chế phát triển các tổ chức kiểm định độc lập của các thành phần kinh tế có cơ chế giám sát chặt chẽ của nhà nước. Đồng thời từng bước hiện đại hoá hoạt động kiểm định với các trang thiết bị có trình độ công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, văn minh, với năng suất kiểm định cao.‟‟

Những phân tích nêu trên, cho chúng ta thấy rõ tư tưởng xã hội hoá công tác kiểm định đã và đang hình thành rõ nét trong chiến lược phát triển của hoạt động đo lường. Điều này, càng minh chứng rằng đa dạng hoá tổ chức kiểm định là những bước đi phù hợp với xu thế phát triển của lĩnh vực đo lường nói riêng và ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng nói chung.

3.2. Mục tiêu của giải pháp

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang đặt ra cho công tác đo lường những yêu cầu mới rất cấp bách, đặc biệt là trước xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Do vậy, mục tiêu của giải pháp đa dạng hoá tổ chức kiểm định theo hướng công nhận khả năng kiểm định PTĐ cần phải đạt được như sau:

3.2.1. Mở rộng nhiều dạng tổ chức kiểm định được tham gia vào hoạt động kiểm định phương tiện đo kiểm định phương tiện đo

Như phần phân tích ở trên, bản chất của kiểm định PTĐ là dịch vụ kỹ thuật. Dịch vụ kỹ thuật của kiểm định PTĐ cũng sẽ giống như các dịch vụ kỹ thuật khác. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật này thì cần thiết phải có nhiều đối tượng tổ chức thực hiện việc kiểm định PTĐ cùng tham gia vào hoạt động kiểm định này. Nói cách khác, là muốn tăng cường đáp ứng nhu cầu kiểm định và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm định PTĐ cần thiết phải mở rộng nhiều dạng tổ chức kiểm định cùng được tham gia vào hoạt động kiểm định PTĐ. Đặc biệt là khuyến khích hình thành các tổ chức kiểm định của các ngành, cơ sở đối với lĩnh vực kiểm định mà tổ chức kiểm định của nhà nước khó đáp ứng được.

3.2.2 Tạo cơ chế bình đẳng giữa các tổ chức kiểm định

Để phát triển bền vững, ổn định môi trường hoạt động kiểm định của các tổ chức kiểm định thì cơ hội bình đẳng giữa các tổ chức kiểm định phải được hình thành trong cơ chế chính sách của nhà nước. Đặc biệt là trong các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ chuyên ngành ban hành và cách hành xử của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Do vậy, mục tiêu tạo cơ chế bình đẳng giữa các tổ chức kiểm định sẽ phải được đề cập trong giải pháp đa đang hoá các tổ chức kiểm định.

3.2.3 Tăng cường hoạt động kiểm định phương tiện đo tiến tới thực hiện kiểm định 100% các phương tiện đo trong danh mục bắt buộc phải kiểm định kiểm định 100% các phương tiện đo trong danh mục bắt buộc phải kiểm định

Như phần phân tích ở Chương II, hiện trạng kiểm định PTĐ còn rất thấp và tỉ lệ phần trăm của các chủng loại PTĐ cũng khác nhau. Do vậy, một trong những mục tiêu phải đạt được trong giải pháp là củng cố và phát triển các tổ chức kiểm định sao cho đáp ứng được 100% nhu cầu kiểm định PTĐ trong Danh mục PTĐ phải kiểm định.

3.3. Kinh nghiệm của quốc tế

3.3.1 Kết quả khảo sát của Diễn đàn Đo lường Pháp quyền Châu Á Thái Bình Dương đối với một số loại phương tiện đo thông dụng năm 2002 (15) Bình Dương đối với một số loại phương tiện đo thông dụng năm 2002 (15)

Công tơ điện Đồng hồ khí ga Đồng hồ nước lạnh Đồng hồ nước nóng Đồng hồ tắc xi mét Tên các nước Tổ chức kiểm định ban Tổ chức kiểm định định Tổ chức kiểm định ban Tổ chức kiểm định định Tổ chức kiểm định ban đầu Tổ chức kiểm định định

Một phần của tài liệu Đa dạng hóa tổ chức kiểm định để nâng cao khả năng kiểm định phương tiện đo theo hướng chuyển từ cơ chế ủy quyền sang cơ chế công nhận (Trang 67)