Nhân vật kí hiệu – biểu tƣợng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 48)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.3.Nhân vật kí hiệu – biểu tƣợng

Kiểu nhân vật ký hiệu – biểu tƣợng trên thực tế chƣa thực sự đồng đẳng khi đặt trong tƣơng quan với hai kiểu nhân vật loại hình là nhân vật tính cách – số phận, nhân vật luận đề - tƣ tƣởng ở trên. Tuy vậy, khi tìm hiểu thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi nhận thấy kiểu nhân vật này cũng cũng là một trong những dấu ấn đặc sắc tạo nên thế giới

nghệ thuật rất riêng của ông. Đó là một thế giới bàng bạc lớp sƣơng mờ huyền thoại với những nhân vật không chỉ có tƣ tƣởng riêng, số phận đặc biệt mà ở họ còn ẩn chứa những lớp nghĩa ẩn tàng nhƣ những kí hiệu, biểu tƣợng độc đáo, thể hiện dụng ý của nhà văn. Vì vậy, khi đặt vấn đề nghiên cứu kiểu nhân vật ký hiệu biểu tƣợng trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi muốn góp thêm một cách so sánh, nhìn nhận thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp của nhà văn.

Những nhân vật mang tính chất huyền ảo, hoang đƣờng xuất hiện không quá nhiều trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nhƣng có một ý nghĩa biểu tƣợng cao. Rêu trong Đội gạo lên chùa là một nhân vật nhƣ vậy. Rêu là một ngƣời thiếu nữ tài sắc vẹn toàn lúc nào cũng ngơ ngơ như từ trên trời rơi

xuống, ngay sự tồn tại và vẻ đẹp của Rêu đã nhƣ không có thực. Nguyễn

Xuân Khánh đã dừng hẳn một phân mục trong chƣơng hai để nói về Rêu với tên “Giếng thơm”. Vẻ đẹp của Rêu hiện lên qua đôi mắt của chú tiểu An thật đặc biệt, sự xuất hiện của cô bé là một điều diệu kỳ với An. Cô bé không chỉ mang vẻ đẹp mẫu mực phƣơng Đông: một cô bé nhỏ xinh với da trắng, môi hồng, tóc cũng đen nhƣ mun, cùng đôi mắt đen láy long lanh. Cô bé còn mang một vẻ đẹp thật đặc biệt toát lên từ thần thái: Còn cái gì riêng biệt ở Rêu nữa nhỉ? Hay là… hay là nhìn Rêu ta cảm ngay thấy sự mong manh. Ừ, đúng là sự mong manh. Ánh mắt ấm áp, đôn hậu, mong manh. Đúng chăng? Rêu đem lại cho tôi cảm nhận sự mong manh thế gian. Thế đấy, Rêu mang lại cho tôi giác cô bé là một thiên nữ. Cô gái nhà trời có cánh. Những cô gái biết bay trong không trung, rắc hương, rắc hoa của đức Phật xuống trần thế. Cô là một

thiên nữ tán hoa [18.tr498-499].

Không chỉ đẹp về nhan sắc, Rêu còn cực kỳ thông minh, cô bé cứ khăng khăng rằng chẳng ai dạy mình mà biết chữ, thực đúng nhƣ hồi tƣởng kiếp trƣớc vậy. Vào lớp học muộn nhƣng Rêu nhanh chóng hiểu thấu các vấn

đề với tốc độ phi mã. Và còn đặc biệt hơn, cô bé yêu sự thơm tho ấy có khả năng ngửi thấy hƣơng thơm đặc biệt của cõi Phật, mùi hƣơng của cõi thiên tỏa ra từ cái giếng chỉ riêng cô ngửi thấy. Cái đẹp vẹn toàn ấy dƣờng nhƣ không có thật, và phải chăng cô bé quả thực là thiên nữ giáng trần, mà đã là thiên nữ thì hẳn sớm muộn phải trở về thiên giới. Khi cái đẹp bị vẩn đục bởi những đảo điên trần tục, cái kỳ hạn ấy dƣờng nhƣ đã tới. Sinh mạng mong manh, tinh khiết của Rêu cuối cùng cũng bỏ cõi đời đen bạc ấy mà đi bằng cái chết mang nhiều yếu tố huyền bí. Cô bé tự tử trong thời cải cách ruộng đất nhƣ một lời tuyên bố về sự không chung sống đƣợc với cõi đời đang hồi điên đảo với bao giá trị đảo lộn, đó là khi cha – con chẳng đƣợc nhận nhau, vợ - chồng dồn nhau vào chỗ chết. Khi Rêu chết, cái giếng nơi cô bé tự tử tỏa mùi hƣơng thơm ngát, chi tiết này khiến hình tƣợng nhân vật đƣợc phủ lên một lớp bàng bạc của huyền thoại. Rêu trở thành biểu tƣợng cho những giá trị cốt lõi của tâm hồn Việt: trong sáng, đẹp đẽ và thuần khiết. Cũng nhƣ bà cụ làm hƣơng tắm rửa thanh sạch, chết trong căn phòng đẫm mùi hƣơng quyết chẳng để tổn thƣơng tâm hồn, nhân cách, Rêu chết vì không chịu nổi sự vẩn đục của đời đúng nhƣ những suy tƣ của An về ngƣời bạn đặc biệt của mình: Thế gian làm Rêu thất vọng phải không…Rêu ơi, có phải vì yêu cõi nhân gian quá nên cô

chẳng muốn sống nữa không [18.tr552].

Công chúa Huy Ninh, vợ của Hồ Quý Ly cũng là một nhân vật biểu tƣợng đƣợc xây dựng thành công của Nguyễn Xuân Khánh. Hình ảnh một ngƣời phụ nữ luôn luôn ở bên xoa dịu, an ủi Quý Ly cũng có sức ám ảnh lớn trong tác phẩm này. Dù khi còn sống hay đã mất đi, hình ảnh của bà luôn hiển hiện và trở thành niềm an ủi tinh thần cho thủ lĩnh chính trị Hồ Quý Ly. Chuyện tình của Huy Ninh và Quý Ly bắt đầu từ câu chuyện nuôi lửa từ thủa thiếu thời của Quý Ly. Và nhƣ chính nhân vật sau này đã ngộ ra, cùng là ngọn lửa, trong khi ngọn lửa của Quý Ly là sự cuồng nộ, là những tham vọng

không bao giờ tắt thì ngọn lửa của vợ ông là biểu tƣợng của sự xám hối. Nhân vật công chúa Huy Ninh không chỉ là sự bù đắp những điều thiếu sót trong con ngƣời Hồ Quý Ly, bà còn trở thành biểu tƣợng cho đức tin, niềm an ủi từ sự xám hối mà đạo Phật mang lại.

Ông Đùng bà Đà trong Mẫu thượng ngàn là hai nhân vật chỉ có trong truyền thuyết nhƣng với ngƣời dân làng Cổ Đình, họ dƣờng nhƣ có thật, là tổ tiên của họ và đƣợc họ nhớ đến hơn cả thành hoàng làng. Ông Đùng bà Đà đƣợc lƣu truyền bằng những câu chuyện trong nhân gian và đƣợc tái hiện trong lễ hội với hình ảnh cặp tình nhân. Họ đã thực sự trở thành nhân vật trong tác phẩm với ý nghĩa biểu tƣợng về tình yêu, sự sinh sôi nẩy nở của con ngƣời và tạo vật. Lễ hội đậm chất phồn thực ấy của làng Cổ Đình khiến hai nhân vật trở về cuộc sống thực với những điều xác thịt mãnh liệt nhất trong ƣớc vọng hừng hực về sự sinh sôi của con ngƣời. Đó là một lễ hội mùa xuân khi tạo vật và cả con ngƣời đang hân hoan, dâng tràn sự sống, khi nơi nơi là tiếng gọi của bạn tình. Đây là đoạn văn miêu tả những cảm xúc rất ngƣời:

Trước mặt cô, hiện ra hình ảnh người đàn bà khổng lồ áo xanh. Người đàn bà vui thích đến mức chấn động. Toàn thân rung rinh; mồm há to và con mắt đảo đi đảo lại. Nhưng sau đó thì sao? Người đàn bà khổng lồ kia bỗng chìm trong khói lửa. Đến lúc ấy, đôi mắt trợn tròn, cái mồm há hốc, há ở mức

to nhất, để một luồng khí từ đó phun ra gây nên một trận cười ác độc [20. tr

760].

Cuộc đời bà Tổ cô trong Mẫu thượng ngàn đƣợc đan bện bằng những huyền thoại để trở thành một biểu tƣợng về lòng chung thủy, đạo nghĩa vợ chồng và phần nào là hiện thân sức mạnh của Mẫu. Vốn đƣợc xây dựng trên cơ sở một nguyên mẫu có thật, nhân vật Bà Tổ cô đƣợc thể hiện trong toàn bộ chƣơng VII của tác phẩm. Cuộc đời và số phận kỳ lạ của bà đƣợc bao bọc bởi bầu không khí linh thiêng, kỳ ảo và để lại nhiều ám ảnh lạ lùng. Những chi

tiết kỳ lạ càng làm cho nhân vật thêm đậm chất huyền thoại. Việc bà chữa bệnh cho ông trƣởng Cam và “tái sinh” ông một lần nữa không kỳ lạ mà rất cảm động. Chi tiết đứa con trai cầu tự Phủ Giầy chết vì bệnh đậu đƣợc ngƣời dân đồn rằng: đó là con thánh, nay lại đem cho ngƣời bên đạo nuôi nên cậu giận không lại nữa. Chuyện bà nuôi một con rắn hắc xà mà ngƣời dân quen gọi là “ngựa ngài” cho thấy quyền năng đặc biệt của ngƣời dẫn dắt con vật thiêng, tạo niềm tin và nể phục của mọi ngƣời. Đó là chuyện con hắc xà đuổi theo Julinen, khiến hắn một phen hoàng hồn ngay sau khi tỏ thái độ xem thƣờng rằng rắn không đáng đƣợc thờ. Tất cả nhƣ phủ một lớp mờ ảo của huyền thoại. Bà Tổ cô thực sự đã trở thành biểu tƣợng, thành sự ngƣỡng vọng và niềm tin vào sức mạnh hiển linh của các thế lực siêu nhiên. Trong sự bế tắc của thực tại, quả thực chỉ có những thế lực siêu nhiên mới có thể an ủi và cứu vớt con ngƣời.

Trung úy Bernard trong Đội gạo lên chùa là ẩn dụ về sự giao lƣu văn hóa Đông Tây với quan điểm: mọi đứa con sinh ra từ dòng máu của một anh lính thực dân và một cô gái Việt đều là kẻ tạp chủng. Trong con ngƣời của Bernard luôn là sự giằng xé, đấu tranh giành ảnh hƣởng giữa ngƣời mẹ và ngƣời cha: Tại sao Bernard lại hung tợn như thế? Người ta giải thích rằng: Khi một người lính xâm chiếm phối kết với một người đàn bà thuộc địa, thì đứa con sinh ra sẽ là một bãi chiến trường cho cuộc chiến tranh chấp giữa dòng máu nội và dòng máu ngoại. Nếu phía người mẹ thắng, người con sẽ đứng về phía ngoại. Nhiều người lai đã trở thành những chiến sĩ chống thực dân kiên quyết nhất. Nếu phía người cha giành giật được, đứa con sẽ trở thành kẻ chống đối lại bầu sữa đã nuôi nấng nó một cách điên cuồng. Hắn cố phủ nhận người mẹ. Và để lấy lòng người cha, hắn sẽ không từ một thủ đoạn nào. Hắn ghê tởm dòng máu người mẹ hắn mang trong huyết quản. Hắn cực

kỳ nguy hiểm, bởi vì hắn từ lòng mẹ chui ra, hắn đã thuộc lòng tất cả những

gì thuộc về người mẹ. Bernard thuộc về trường hợp này [18.tr70].

Hệ thống những nhân vật ký hiệu – biểu tƣợng đem đến cho tác phẩm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 48)