Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 75)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Cũng như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa và chiều thời gian, không có hình tượng nghệ thuật nào không có

không gian, không có nhân vật nào không có nền cảnh nào đó” [33.tr86].

Nếu không gian nghệ thuật trong các loại hình nghệ thuật khác nhƣ hội hoạ, điêu khắc… luôn luôn mang sắc thái tĩnh tại thì không gian nghệ thuật trong văn học luôn luôn có sự vận động biến đổi.

Cũng nhƣ thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết, không gian nghệ thuật của các sáng tác văn học là không gian tái tạo chứ không phải là không gian nguyên bản. Kể cả không gian lịch sử cũng vậy, mặc dù đó có là sự tái hiện của các sự kiện đã qua nhƣng đƣợc quy chiếu bởi cái nhìn của thời hiện tại.

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học, các tác giả đã định nghĩa: Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính

chủ quan [29.tr135]. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngƣời

nghệ sĩ, nhằm thể hiện cuộc sống và con ngƣời. Những sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan nhƣ cánh đồng, dòng sông, con đƣờng… chƣa phải là không gian nghệ thuật. Nó chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi cùng với

yếu tố nghệ thuật khác nhƣ ngôn ngữ, cốt truyện… nó thể hiện quan niệm của nhà văn về con ngƣời và thế giới. Hay nói cách khác, không gian trong tác phẩm văn học chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi nó mang tính thẩm mỹ, đồng thời là biểu hiện của mô hình thế giới của con ngƣời. Đó chính là không gian nghệ thuật đặc thù. Chính đặc điểm này làm cho văn học có thể phản ánh đời sống trong tính đầy đủ và toàn vẹn của nó. Không gian nghệ thuật trong văn học không chỉ tái hiện thế giới mà còn bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời. Có thể nói: không gian nghệ thuật trong văn học, không phải là không gian vật chất đơn thuần mà là không gian đƣợc tinh thần hoá để thể hiện chủ đề của tác phẩm cũng nhƣ tƣ tƣởng của nhà văn. Vì vậy không gian nghệ thuật đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi tác phẩm văn học.

Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về không gian nghệ thuật và đƣa ra những sự phân loại khác nhau. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Dẫn luận

thi pháp học đã phân chia không gian nghệ thuật dựa vào các tiêu chí sau:

Thứ nhất, dựa vào vị trí, giới hạn của sự vật, không gian đƣợc chia thành: không gian điểm, không gian tuyến, không gian mặt phẳng (hoặc không gian khối). Thứ hai, dựa vào sự biến đổi của sự vật hiện tƣợng, không gian đƣợc chia thành: không gian bên trong (bên trong thì phi thời gian, không biến đổi, trừ phi thảm hoạ làm nó huỷ diệt), không gian bên ngoài (đổi thay, vô thƣờng, ngẫu nhiên). Ngoài ra, còn có không gian hành động và không gian phi hành động.

Dựa trên khái niệm về không gian nghệ thuật và sự phân loại không gian nghệ thuật của các tác giả trên, căn cứ vào thực tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh theo những tiểu loại sau: Không gian thực hay chính là không gian lịch sử, đó là không gian của các sự kiện lịch sử trong giai đoạn mà tác phẩm tái hiện. Nó

gắn liền với cuộc sống diễn ra trƣớc mắt. Không gian ảo hay không gian văn hóa gắn liền với những phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, tôn giáo… nó gắn liền với những câu chuyện huyền bí, những giấc mơ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 75)