Nhân vật luận đề tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 33)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1. Nhân vật luận đề tƣ tƣởng

Trái với hình thức tự sự truyền thống thông qua lời trần thuật ngôi thứ ba với điểm nhìn mang tính khách quan của tự sự, một đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật tự sự hiện đại đó là quá trình chủ quan hóa hay sự gia tăng cách kể, gia tăng điểm nhìn của ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất. Cùng với đó là sự gia tăng của đối thoại bên trong đi liền với sự ra đời của nhân vật lập trƣờng tƣ tƣởng. Nằm trong khuynh hƣớng tiểu thuyết lịch sử luận giải, ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh cho thấy rất rõ quan điểm của tác giả khi luận giải lịch sử. Nói một cách khác qua ba tác phẩm tác giả đã đƣa ra cách hiểu, sự mƣờng tƣợng và lý giải của mình về lịch sử dân tộc trong những giai đoạn khác nhau. Kiểu nhân vật luận đề - tƣ tƣởng vì vậy xuất hiện rất nhiều trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, là công cụ tích cực để qua đó nhà văn đƣa ra cách luận giải của mình.

Với kiểu nhân vật luận đề - tƣ tƣởng, có lẽ những ngƣời trí thức là lựa chọn hoàn hảo nhất. Kẻ sĩ hay ngƣời trí thức có vai trò quan trọng trong bất kỳ xã hội nào. Với tài năng của mình, họ có thể là nguồn lực, cũng có thể là

lực cản của lịch sử. Ngƣời Việt tự xƣa đã có truyền thống đề cao những cá nhân có trí tuệ, có phẩm chất đẹp. Trong những biến động lịch sử, ngƣời trí thức sẽ có biểu hiện rõ nhất, cụ thể nhất thái độ và khát vọng của mình trƣớc những vấn đề của con ngƣời và xã hội. Với khả năng tƣ duy ngôn ngữ nhạy bén và logic, ngƣời trí thức chính là nhân vật lý tƣởng để tác giả đƣa ra những phát ngôn, những quan điểm của mình. Từ lực lƣợng này cũng có thể phân ra nhiều lớp lang ứng với những quan điểm, tƣ tƣởng khác nhau. Trƣớc tiên có thể kể đến những trí thức có hoài bão, khát vọng và luôn ƣu hoài tới vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Ở đây ta có thể kể đến các nhân vật tiêu biểu nhƣ Hồ Nguyên Trừng, Sử Văn Hoa trong Hồ Quý Ly, Huy trong Mẫu thượng ngàn.

An, Hải, Vô Trần…trong Đội gạo lên chùa.

Hồ Nguyên Trừng là một lãng tử, ý chí đƣợc thể hiện qua giấc mộng bay khi thấy mình mọc cánh, thân xác cất khỏi mặt đất muốn bay thật xa mà không sao cất nổi quá xa những mái nhà, những ngọn tre. Giấc mộng ấy đã cho thấy cả ý chí và tấm lòng cũng nhƣ dự báo số phận Hồ Nguyên Trừng. Ngƣời viết sử có biệt tài giải mộng Sử Văn Hoa đã có những giải đáp chính xác về giấc mộng ấy:

Không gở. Không xấu cũng không tốt. Là cái chí của công tử đấy thôi. Tức là lũy tre, nếp nhà, mặt đất còn níu kéo cậu lại, vì cậu gắn bó với chúng. Nếu không cậu sẽ bay vút lên trời cao, và biết đâu đấy… bầu trời thì to rộng,

ai mà lường hết được cái kết cục [19.tr36].

Hồ Nguyên Trừng là ngƣời có chí, nhƣng Nguyên Trừng cũng là kẻ đa tình. Cái tình ở đây không chỉ đơn giản là tình nhi nữ mà còn là tình yêu thƣơng con ngƣời nói chung, cụ thể là yêu thƣơng nhân dân, đất nƣớc mình. Khác với em trai Hồ Hán Thƣơng luôn yêu thích rồng vì ở đó vừa có sự uy nghiêm, vừa có sự thâm hiểm của loài rắn, thực thực – hƣ hƣ, tiềm long tức là tiềm xà, Hồ Nguyên Trừng thích phƣợng hoàng. Sở thích này đƣợc thể hiện

qua bài ca Phượng hoàng đƣợc phóng tác từ một bài thơ Đƣờng của chàng công tử đa tài Hồ Nguyên Trừng. Nếu biểu tƣợng rồng ứng với hoàng đế, thì phƣợng hoàng là biểu tƣợng của hoàng hậu. Ở phƣợng hoàng có sự uyển chuyển, mềm mại của tính nữ. Sở thích ấy cũng ứng với đời thực, thể hiện chính con ngƣời và tƣ tƣởng của Hồ Nguyên Trừng. Vừa uyển chuyển, mềm mại nhƣng cũng giàu quyền uy nhƣ phƣợng hoàng chàng công tử ấy luôn ƣu hoài về vận mệnh dân tộc bằng cái nhìn linh hoạt không hề cứng nhắc. Hồ Nguyên Trừng không chỉ là một kẻ sĩ mà còn là một lãng tử, khi chƣa tìm đƣợc phƣơng tiện thích hợp để thực hiện chí lớn của mình chàng tìm về tình yêu. Chính tình yêu đã là liều thuốc đƣa Nguyên Trừng ra ngoài những cuồng vọng. Hồ Nguyên Trừng vẫn là một nhà nho chịu ảnh hƣởng của lễ giáo truyền thống. Nhận thấy chính sách của Hồ Quý Ly có những bất ổn vì quá nhanh, quá bạo liệt nhƣng một phần cũng vì bổn phận của ngƣời làm con, một phần bởi Nguyên Trừng chƣa tìm ra con đƣờng nào khác, cuối cùng ông vẫn phải lựa chọn trở thành một phần trong cuộc chiến của cha mình. Có chăng, với con ngƣời giàu tình yêu thƣơng ấy, tấm lòng đƣợc bộc lộ ở việc luôn cố gắng hạn chế tới mức tối đa những yếu tố bạo lực từ những việc đƣợc giao phó. Kết thúc tiểu thuyết Hồ Quý Ly là cuộc chia tay đầy nƣớc mắt của Thanh Mai và Nguyên Trừng , qua đây, chúng ta có thể thấy đƣợc khoảng khắc đƣa ra lựa chọn khó khăn của ông:

Cô lái đò lại lên tiếng giục giã.

Thanh Mai nước mắt như mưa, chân bước xuống thuyền, đầu còn ngoái lại. Ở phía xa, tiếng trống ngũ liên mỗi lúc mỗi gấp gáp. Con thuyền đã nhổ neo. Thanh Mai nâng vạt áo lên, hai bàn tay ngọc ôm lấy mặt. Tôi vẫy tay cho đến lúc con đò lẫn vào màn sương đêm trên sông.

Cuộc chia tay không hề có lời yêu thƣơng, an ủi, giã biệt hay hẹn ƣớc ngày gặp lại. Chỉ một câu ngắn kết thúc đoạn văn mà thể hiện một sức nặng thật lớn. Đó là sức nặng của suy tƣ, của đau đớn đè nặng lên hành động của Nguyên Trừng. Cái lặng lẽ của cuộc chia tay vì vậy mà giàu ý nghĩ hơn mọi lời giã biệt nào. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho rằng, con ngƣời trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh bị trói buộc bởi vô vàn mối quan hệ. Vì thế, họ nhiều khi không thể hành động dứt khoát theo một ý thức hệ, hoặc theo một lựa chọn chính trị nào [37]. Hồ Nguyên Trừng là một trƣờng hợp nhƣ thế. Đứng giữa vô vàn ràng buộc, vì vậy mà Nguyên Trừng không thể dứt khoát hành động theo ý chí của mình, lựa chọn “đi về phía có tiếng trống” tức là trở về với thời cuộc rối ren, dấn thân vào đó, trở thành một phần của lịch sử, đi theo con đƣờng mà bản thân Nguyên Trừng đã lƣờng trƣớc kết quả.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư Hồ Nguyên Trừng chỉ đƣợc nhắc đến trong một câu khi Hồ Hán Thƣơng đã làm vua triệu tập cuộc họp bàn về việc nên đánh hay nên hòa quân Minh: Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có

theo hay không thôi [21. tr444]. Sử thần Ngô Sĩ Liên đã bàn: Mệnh trời ở lòng

dân, lời nói của Trừng đúng chỗ chủ yếu, không nên lấy cớ là họ Hồ mà bỏ

câu nói của Trừng [21.tr445].

Chỉ với một câu nói còn sót lại, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng nên một nhân vật vô cùng đặc sắc, sinh động: Hồ Nguyên Trừng – một con ngƣời dám dấn thân vào thời cuộc, một con ngƣời tƣ tƣởng và đúng nhƣ Sử thần Ngô Sĩ Liên đã nhận định, Nguyên Trừng không chỉ nhìn nhận đƣợc vấn đề vận nƣớc ở lòng dân mà còn là một con ngƣời hết lòng vì nhân dân, đi về phía nhân dân.

Tiếp đến là những trí thức luôn có những hoài bão, khát vọng cách tân đất nƣớc, là những con ngƣời luôn muốn chủ động chiếm lĩnh lịch sử nhƣ: Hồ Quý Ly, Nguyễn Cẩn… Họ luôn đƣợc đặt trong sự đối lập với những nhân

vật là đại diện tiêu biểu cho lớp trí thức thủ cựu, đại diện tiêu biểu của thế hệ nhà nho mẫu mực luôn muốn duy trì những ánh hào quang vƣơng vất lại từ quá khứ nhƣ: Trần Khát Chân, Thuận Tông… Hồ Quý Ly, Nguyễn Cẩn, Hồ Hán Thƣơng có thể gọi là những con ngƣời “bị quỷ ám” bởi những lý tƣởng cuồng vọng của mình.

Hồ Quý Ly là một nhân vật vô cùng đặc biệt đƣợc xây dựng hết sức công phu của Nguyễn Xuân Khánh. Ở Hồ Quý Ly ta có thể thấy sự tổng hòa của các nhân vật Hồ Hán Thƣơng, Nguyễn Cẩn và cả Hồ Nguyên Trừng. Hồ Quý Ly là một lãnh tụ chính trị theo đuổi lý tƣởng cải chính xã hội nhƣng bị giằng xé bởi mục đích hƣớng tới và phƣơng tiện thực hiện để rồi cuối cùng rơi vào vũng lầy của chính mình. Hồ Quý Ly quyết liệt thực hiện những chủ chƣơng mới nhƣng chính ông cũng nhìn ra sự bất ổn của những chủ chƣơng

ấy. Minh đạo là một cuốn sách thể hiện tâm huyết của cả một đời Thái sƣ Hồ

Quý Ly. Nhà văn muốn nhấn mạnh vào cuốn sách nhƣ là điều thể hiện rõ nhất ƣớc mơ mà Hồ Quý Ly theo đuổi. Ƣớc mơ ấy chính là một tƣơng lai sáng lạn khi đất nƣớc đƣợc chấn hƣng - một ƣớc mơ vô cùng chính đáng. Theo Hồ Quý Ly, để đạt đƣợc ƣớc mơ ấy cách duy nhất là cải cách không ngừng. Con ngƣời Hồ Quý Ly thuộc về lí tƣởng, và ông luôn quyết tâm thực hiện lý tƣởng đến cùng. Trên con đƣờng đi đến mục đích của ông không có chỗ cho sự do dự và phản kháng. Sự mục nát, nhu nhƣợc của nhà Trần chính là yếu tố đầu tiên cản trở mục đích ấy. Hồ Quý Ly lựa chọn bạo lực và ngày càng quyết liệt, dù biết ông đang bị kẻ sĩ rời xa và hơn hết là lòng dân không thuận. Tuy vậy, với vị trí của một thủ lính chính trị, một kẻ đứng đầu thì làm sao có thể do dự, ông vẫn phải kiên định trên con đƣờng gian nan và cô độc của mình. Chính sự kiên định và chính sách hà khắc ấy đã đẩy Hồ Quý Ly vào những hành động đi quá xa so với mục đích chính đáng ban đầu. Bản thân ông lúc này lại viện vào ƣớc mơ đẹp đẽ ấy để biện bạch cho những bƣớc đi không

đúng đắn của mình. Mâu thuẫn giữa mục đích cần đạt đƣợc và phƣơng thức hành động tối ƣu để đạt đƣợc mục đích ấy càng đẩy Hồ Quý Ly vào sự cô đơn, lạc lõng giữa đỉnh cao của danh vọng, quyền uy. Ở Hồ Quý Ly là hai con ngƣời đối lập, khi cứng rắn, kiên quyết và trơ trọi trên con đƣờng mình lựa chọn khi lại vô cùng mềm yếu tìm đến sự bao dung, che chở từ ngƣời phụ nữ của mình. Đó là những lúc ông mệt mỏi nhất, bải hoải về tinh thần nhất nhƣ sau khi nghe Sử Văn Hoa giải mộng về “ngƣời mặt trắng” tức là kẻ sĩ đang quay lƣng lại với ông:

Quý Ly ngửa người trên chiếc ghế da hổ, vẻ mặt buồn tênh. Ông nhắm mắt lại, để đầu óc dần trở về yên tĩnh. Ông cảm thấy bải hoải, ông kêu lên trong lòng:

“Chao ôi! Sao ta mệt mỏi! Ta thèm giấc ngủ… giá như…”. Một tiếng nói âu yếm bỗng vang lên trong tâm tưởng: “Tướng công hãy thư giãn, hãy nới lỏng bàn tay, nới lỏng lòng mình… Hãy nghĩ đến một cánh hoa, một tiếng đàn, một dòng suối róc rách, hãy rũ sạch lòng mình… và giấc ngủ dịu dàng

sẽ đến. Nào! Ngủ đi! Ngủ đi!...” [19.tr529].

Một ngƣời thủ lĩnh chính trị vô cùng hà khắc đã dƣờng nhƣ biến mất hoàn toàn, thay vào đó là một ngƣời đàn ông yếu đuối cần sự chở che và vỗ về an ủi từ tình yêu của mình, dù ngƣời phụ nữ ấy đã ra đi và chỉ còn trong tƣởng tƣợng.

Nguyễn Xuân Khánh đã rất dụng công trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật Hồ Quý Ly. Ông vua quyền uy hiện lên nhƣ một con ngƣời vừa hà khắc, vừa cứng rắn, là kẻ đứng đầu thủ lĩnh những con ngƣời muốn chiếm lĩnh lịch sử, nhƣng cũng thật yếu đuối và nhiều ẩn ức trong tâm hồn. Vì vây, ở Hồ Quý Ly, ngƣời đọc không chỉ thấy một nhân vật khô cứng, là cái “loa phát thanh” cho những tƣ tƣởng đã định sẵn mà còn thấy một con ngƣời với đầy đủ những ƣu tƣ sâu kín nhất.

Hồ Hán Thƣơng, Nguyễn Cẩn (phe cải cách) và Trần Khát Chân (phe bảo thủ) tuy ở hai đầu chiến tuyến nhƣng họ lại giống nhau ở một điểm đó là đều điên cuồng với lý tƣởng của mình. Nguyễn Cẩn là một công tử phong lƣu nhƣng sẵn sàng bỏ đi cái quý giá nhất của ngƣời đàn ông để trở thành công cụ đắc lực nhất của Hồ Quý Ly. Hồ Hán Thƣơng lại là một kẻ cuồng tín luôn sùng kính cha mình. Trần Khát Chân ban đầu có cảm tình với Hồ Quý Ly bởi tài năng của ông nhƣng khi nhìn ra tham vọng của Hồ Quý Ly, ông trở thành ngƣời đứng đầu cho phe đối lập chống lại phe cải cách. Trần Khát Chân đã dùng đến mọi thủ đoạn từ việc sử dụng cung nữ Ngọc Kiểm bên cạnh Thuận Tông; dùng Thanh Mai làm nội gián bên cạnh Hồ Nguyên Trừng; đến lôi kéo Phạm Sinh phục vụ âm mƣu ám sát Hồ Quý Ly… Trần Khát Chân vì vậy mà rơi vào cực đoan khi phủ nhận hoàn toàn cải cách. Phe bảo thủ mà đứng đầu là Trần Khát Chân chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ những nhà nho truyền thống, tƣ duy theo những tƣ tƣởng cũ tới mức trở nên bảo thủ. Họ chịu ảnh hƣởng của quan điểm trung quân cứng nhắc, một tƣớng không thờ hai vua, lòng trung của họ đƣợc đẩy đến cực đoan nhƣ chính những quan niệm ấy.

Đinh Công Phác hay còn gọi là Trịnh Huyền trong Mẫu thượng ngàn là đại diện cho thế hệ nhà nho cũ trong buổi đầu tiếp xúc, giao lƣu văn hóa Đông Tây. Là một nhà nho yêu nƣớc, khi đất nƣớc bị rình rập, tấn công của giặc ngoại xâm, triều đình nhu nhƣợc, Đinh Công Phác thể hiện ý chí của mình khi không ngần ngại tham gia khởi nghĩa cụ Đề. Chính cuộc khởi nghĩa ấy đã cƣớp đi ngoại hình của một thƣ sinh nho nhã, biến Đinh Công Phác nhà nho thành một Trịnh Huyền mang kiếp cầm ca mua vui cho thiên hạ với nửa khuôn mặt dị dạng. Ẩn sau vỏ bọc ấy vẫn là một Đinh Công Phác với ý chí của một nhà nho yêu nƣớc, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ và thiệt thòi về tình cảm cá nhân để hoạt động cách mạng. Trong con ngƣời ông luôn có sự

giằng xé, đấu tranh của con ngƣời cá nhân, tình cảm cá nhân và trách nhiệm với dân tộc. Cuối cùng, con ngƣời trách nhiệm luôn biết hi sinh bản thân ấy đã chiến thắng, ông sống trong vỏ bọc mới để thực hiện trách nhiệm của mình đối với đất nƣớc. Một Trịnh Huyền âm thầm phục vụ cách mạng, tin và chiến đấu cho cách mạng, sống trong vỏ bọc lạnh lùng thay thế cho một con ngƣời luôn khát khao yêu đƣơng chính là hình ảnh đẹp mà Nguyễn Xuân Khánh đã tạo nên trong tác phẩm của mình. Đó là hình ảnh một nhà nho cách mạng tiêu biểu luôn đấu tranh không ngừng và hi sinh anh dũng cho dân tộc nhƣ truyền thống của cha ông.

Tiếp nối thế hệ nhà nho yêu nƣớc ấy là Huy, Tuấn - những trí thức tiểu tƣ sản, đƣợc tiếp xúc với Tây học và văn hóa phƣơng Tây từ rất sớm. Những con ngƣời trẻ tuổi ấy mang trong mình hoài bão, khát vọng thay đổi thời cuộc, họ luôn băn khoăn về số phận của dân tộc mình. Họ giữ cho mình sứ mệnh đi tuyên truyền đƣờng lối đúng đắn cho nhân dân và chỉ cho dân biết cách phản kháng lại thực dân Pháp một cách hiệu quả và ít thƣơng vong nhất. Huy tham gia cách mạng ngay từ những ngày đầu khi tổ chức còn non trẻ. Về làng, mục đích của Huy không chỉ là xây dựng căn cứ địa cách mạng mà còn muốn đƣa làng quê thoát khỏi cảnh lạc hậu, mù chữ. Chính Huy là ngƣời nối tiếp và làm sống lại một Đinh Công Phác, một cụ đồ Tiết để dẫn dắt dân làng chống lại

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)