6. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật
Khả năng phân tích tâm lý nhân vật chính là một trong những yếu tố quyết định tài năng nghệ thuật khi xây dựng thế giới nhân vật của nhà văn.
Trong bộ ba tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khi thể hiện thế giới tinh thần phong phú của các nhân vật. Trƣớc tiên, chúng ta có thể kể đến một chất liệu đặc biệt để góp phần thể hiện tâm lý nhân vật ở tầm vô thức, ở cõi sâu xa nhất của tâm hồn con ngƣời: những giấc mơ. Giấc mơ (chiêm mộng) chính là một phƣơng thức để bộc lộ những ham muốn vô thức, những gì con ngƣời ta thực sự muốn làm mà không phải chịu trách nhiệm trƣớc một xã hội nào cả. Việc lí giải các giấc mơ là con đƣờng lớn của việc hiểu biết cái vô thức. Giấc mơ luôn luôn đặc biệt hấp dẫn nhà tâm lý hoc đại tài Freud. Ông cho rằng giấc mơ có thể phản ảnh tƣơng lai hay là tình trạng hiện thời của các số phận: cần chú ý rằng những sản phẩm trong mộng của chúng ta – các giấc mơ của chúng ta - một mặt hết sức giống với những sản phẩm của các chứng bệnh tâm thần và mặt khác chúng đi đôi với
sức khoẻ hoàn hảo.
Khi nói về chiêm mộng, Frédéric Gaussen đã có nhận định rất hay, chiêm mộng: là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm khảm đến nỗi nó vượt ra ngoài vòng cương tỏa của người sáng tạo ra nó; chiêm mộng hiện ra với chúng ta như là biểu hiện bí mật nhất và trơ trẽn nhất
của chính chúng ta [16.tr164]. Cũng chính vì thế mà từ thời cổ đại đã có bao
nhiêu mã khóa giải mộng mơ, và giờ đây, khoa phân tâm học đã thay thế chúng. Theo Freud chiêm mộng là biểu hiện, thậm chí là sự thực hiện những
dục vọng bị kìm nén [16.tr164]. Ngoài ra ngƣời Ai Cập còn cho rằng chiêm
mộng có một giá trị chiêm báo đặc biệt: Thượng đế đã sáng tạo ra những giấc mơ để chỉ đường cho loài người, một khi họ không có khả năng nhìn thấy
tương lai [16.tr164].
Nhƣ vậy, giấc mơ vừa tái hiện cuộc sống, những ẩn ức thực bị dồn nén ở cuộc sống thực mà con ngƣời không thể kiểm soát đƣợc. Ở một góc độ khác mang tính tâm linh hơn, giấc mơ còn là những dự báo, điềm báo. Nguyễn
Xuân Khánh đã sử dụng giấc mơ nhƣ là một công cụ nghệ thuật đặc biệt với đầy đủ những ý nghĩa trên.
Giấc mơ của Nghệ Hoàng: Hầu mõm đỏ trèo lên đầu gà trắng vừa cho thấy những lo âu trong tâm khảm của ông vua già hiền từ, vừa là điềm báo về tƣơng lai không xa, nhà Trần sẽ rơi vào tay kẻ khác, kẻ đó không ai khác chính là Quý Ly. Đó là giấc mơ bay của Hồ Nguyên Trừng cho thấy cái chí khí và tƣơng lai của con ngƣời giàu tình thƣơng yêu này. Giấc mơ về sự quay lƣng của “kẻ mặt trắng” của Hồ Quý Ly cũng làm nhiệm vụ tƣơng tự khi vừa dự báo về một tƣơng lai không xa, những ngƣời trí thức sẽ quay lƣng lại chủ chƣơng cải cách của Quý Ly nếu ông vẫn cứ cƣơng quyết bằng mọi giá đi theo con đƣờng ấy. Giấc mơ này cũng thể hiện tâm trạng lo âu không nguôi của Hồ Quý Ly khi lúc nào cũng trăn trở về việc trọng dụng ngƣời tài làm ông rơi vào trạng thái bứt rứt không yên. Giấc mơ thấy Nghệ Hoàng của Hồ Quý Ly lại cho thấy những dã tâm trong con ngƣời của ông. Có thể nói, đây là giấc mơ đƣợc thể hiện ấn tƣợng nhất trong tác phẩm. Đây không phải lần đầu tiên Quý Ly mơ thấy Nghệ Hoàng, hình ảnh ông vua già luôn trở đi trở lại, ám ảnh Quý Ly, và lần này giấc mơ với ông thực khủng khiếp. Trong giấc mơ này, khi trò chuyện với Nghệ Hoàng, Quý Ly đã dám bộc lộ mọi suy nghĩ thực của mình, những lời mà trong cuộc đời thực ông luôn che dấu. Từ cuộc trao đổi của hai con ngƣời đứng đầu đất nƣớc về cuốn sách của Hàn Phi dậy cách làm vua, giữ nƣớc, Quý Ly đã đƣa ra quan điểm chính trị của mình. Đó là suy nghĩ thẳng thắng về triều đại nhà Trần đã đến hồi tận mạng. Ông khẳng định sự ra đời tất yếu của một thời đại mới. Giấc mơ đúng nhƣ Nghệ Hoàng nói chính là một cuộc “tự lật mặt nạ”. Mọi suy nghĩ sâu kín của vua, tôi đều đƣợc thể hiện. Cơn ác mộng kết thúc khi cả hai nhấn chìm nhau trong ao máu và cơn đau khủng khiếp đến “dại tâm hồn” của Quý Ly. Kết cục ấy cho thấy những trăn trở, băn khoăn và cả đau đớn, nỗi cô đơn và cả sự sợ hãi luôn bám
lấy con ngƣời nhiều tham vọng ấy. Đó không phải sự sợ hãi hồn ma của vị vua đã băng hà mà là sự sợ hãi chính lựa chọn của mình, đó là những phút hoang mang về con đƣờng độc hành mà Quý Ly đã chọn.
Điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đó là cách đặt nhân vật trong những mối quan hệ chằng chịt, vô cùng phức tạp. Nhân vật vì vậy mà đƣợc soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau, sự luân phiên điểm nhìn khiến các nhân vật hiện lên trong mắt ngƣời đọc sinh động và nhiều mầu sắc hơn. Nhân vật vì vậy mang tính độc lập, khách quan hơn rất nhiều. Hơn nữa, khi nằm trong một mối liên hệ phức tạp với các nhân vật khác, những nhân vật đƣợc nhà văn dụng công xây dựng có cơ hội để không ngừng vận động, bộc lộ tính cách của mình. Đó là các mối quan hệ mang tính xã hội nhƣ: vua – tôi, thầy – trò, đồng môn… các mối quan hệ mang tính gia đình dòng tộc nhƣ: vợ - chồng, cha – con, họ hàng… Ví dụ điển hình cho những mối quan hệ ấy nhƣ: Mối quan hệ của Hồ Quý Ly – Nghệ Tông - Thuận Tông – Trần Nguyên Hàng – Công chúa Huy Ninh; Cò Xuân – Bà ba Váy - Trịnh Huyền – Lý Cỏn, Sƣ Vô Chấp – Sƣ Vô Trần – An – Huệ… Tất cả tạo nên một bức tranh đa dạng về đời sống tình cảm chân thực nhƣ chính cuộc đời của các tác phẩm.
Hồ Quý Ly đƣợc xây dựng từ một nhân vật lịch sử có thật nhƣng hiện lên không hề khô cứng mà vô cùng sinh động nhƣ bằng xƣơng, bằng thịt. Ở Hồ Quý Ly, chúng ta không chỉ thấy những tham vọng chính trị mà còn là con ngƣời đời thƣờng, bình dị nhƣ bao con ngƣời khác với đầy đủ yêu thƣơng và buồn khổ. Nguyễn Xuân Khánh diễn tả cả đến cái hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị nhất của Quý Ly ấy là khi ông cảm nhận đƣợc hƣơng thơm đặc biệt của nhánh hành trong bát cháo của ngƣời vợ hiền thục. Tới đây, nhân vật đã hoàn toàn thoát ra khỏi yếu tố khô cứng của lịch sử, nhân vật trở thành một con ngƣời nhƣ bao con ngƣời khác. Hồ Quý Ly còn hiện lên qua cái nhìn đa
chiều của các nhân vật khác. Với Hồ Hán Thƣơng là cái nhìn ngƣỡng vọng đến cuồng nhiệt, trong mắt Hán Thƣơng cha mình nhƣ “con rồng đang nằm ngủ”. Với Nguyễn Cẩn, Hồ Quý Ly nhƣ một minh chủ mà anh ta có thể đánh đổi mọi thứ để đi theo và trở thành kẻ phục tùng tận tụy nhất. Với Trần Khát Chân, Hồ Quý Ly là một ngƣời tài, thâm hiểm và cực kỳ mƣu lƣợc. Với Phạm Sinh, Hồ Quý Ly vừa là một con ngƣời vừa ngạo mạn vừa hấp dẫn…
Một trong những thủ pháp nghệ thuật khi miêu tả tâm lý nhân vật trong văn xuôi chính là đặt nhân vật vào những hoàn cảnh, xung đột để bộc lộ tính cách. Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng khá tốt công cụ này. Các nhân vật của ông luôn đứng trƣớc những lựa chọn. Hồ Nguyên Trừng luôn phải băn khoăn trong lựa chọn giữa tình yêu và tình nghĩa cha con, giữa việc trốn tránh và tham gia vào chính sự, quay mặt làm ngơ hay trở thành một phần của lịch sử - điều mà ông luôn biết rằng, khi đã dấn thân không tránh đƣợc những điều không mong muốn. Cuộc đấu tranh tâm lý cam go ấy khiến nhân vật luôn trăn trở không yên. Cuối cùng, với tƣ chất của một ngƣời có chí khí và luôn ƣu tƣ với cuộc đời, Nguyên Trừng đã dấn thân, thực hiện trách nhiệm của một đấng nam nhi không chỉ với gia đình mà còn vì đất nƣớc. Sự phức tạp trong xây dựng nhân vật của nhà văn khiến việc tìm hiểu, phân loại nhân vật cũng trở nên khó khăn bởi thực khó vạch ra những ranh giới rạch ròi. Nhƣ nhận định của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam
đương đại – suy nghĩ từ những tác phẩm về chủ đề lịch sử (đăng trên
http://phebinhvanhoc.com.vn): Hồ Nguyên Trừng vừa là nhân vật là chủ thể của tiến trình lịch sử, vừa là nạn nhân của lịch sử, đồng thời cũng phần nào đó là nhân vật quan sát lịch sử.
Đinh Công Phác trong Mẫu thượng ngàn là một trƣờng hợp tƣơng tự. Ông phải sống ẩn trong thân phận một ngƣời khác, không dám nhận họ hàng, nhận tình yêu của ngƣời phụ nữ luôn hƣớng về mình và ngay cả con ruột dù
họ đang ở ngay trƣớc mắt. Con ngƣời ông lúc nào cũng ẩn chứa những trăn trở, dằn vặt và cuộc đấu tranh nội tâm không ngừng. Vì chí lớn, con ngƣời ấy phải kìm nén trong mình bao nỗi niềm riêng khó chia sẻ cùng ai.
An trong Đội gạo lên chùa đƣợc xây dựng với nhiều mâu thuẫn nội tâm. Vào bộ đội với An là một điều bất ngờ, là niềm vui bởi mong muốn dấn thân cống hiến nhƣ nhiều thanh niên khác. Nhƣng ngƣợc lại, chính An lại luôn trăn trở bởi vốn lớn lên và đƣợc dậy dỗ trong môi trƣờng Phật pháp luôn kêu gọi sự vị tha khác hẳn chiến trƣờng lấy chém giết là điều cơ bản để giữ mạng mình chứ chƣa nói là giành chiến thắng. An trở thành tâm điểm của sự chú ý trƣớc hết bởi cái đầu trọc lốc của một nhà sƣ bộ đội. Hơn thế nữa khi đó với tƣ tƣởng kỳ thị đạo Phật, coi tôn giáo hay những vấn đề liên quan là thiếu tiến bộ, cản trở cải cách, ngƣời ta cho rằng An dù cha mẹ anh có bị kẻ thù giết chết thì do ở chùa trong một thời gian dài, là một chú tiểu, anh vẫn bị tiêm nhiễm nhiều tƣ tƣởng lạc hậu. Nhiều đêm ở chiến trƣờng, An luôn trăn trở về sự giải thoát, về con ngƣời và chiến tranh:
Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về số phận của tôi. Thật đáng ngạc nhiên. Tôi đang là nhà sư, bỗng nhiên trở thành người lính. Ngạc nhiên ở chỗ người tu hành lấy đức từ bi làm cơ bản, thậm chí thương xót đến cả con sâu cái kiến; còn người lính lấy sự tiêu diệt kẻ thù làm cơ bản, ai đứng trước mũi súng
chống lại ta đều bị giết, bất kể người đó thế nào [18.tr713].
Có lẽ vì vậy, với đức nhân của một nhà sƣ, lần đầu tiên gặp địch An đã bắn lên trời thay vì nhằm vào da thịt kẻ đồng loại bên kia chiến tuyến. Bản thân An cũng không ý thức đƣợc hành động của mình, dù An biết rằng nhiệm vụ của ngƣời lính là phải nhằm vào quân thù nhƣng lại hành động ngƣợc lại. Đó không phải bởi sự sợ hãi, đó chính bởi lòng nhân, bởi tình yêu thƣơng sự sống, lời thề không sát sinh và sự khuyến thiện đã ăn vào máu của ngƣời tu hành. Lời thầy dậy khiến An vui vẻ đi bộ đội bởi: Đạo Phật ở Việt Nam, từ
xưa tới nay luôn đồng hành với dân tộc. Nước thịnh thì đạo Phật thịnh. Nước
suy, đạo cũng suy theo [18. tr724]. Tuy vậy, con ngƣời ấy đâu dễ dàng, vô tƣ
bắn giết đồng loại của mình. Cuộc chiến để cuối cùng ngƣời lính An chiến thắng chú tiểu An phần lớn do thực tiễn chiến tranh đẩy con ngƣời vào lẽ sinh tồn, nhƣng trong đó còn là những ngày dài trăn trở, chiến đấu, thỏa hiệp trong tâm tƣởng. Ngày giải ngũ trở về, một lần nữa An lại đứng trƣớc ngã ba đƣờng, phải đƣa ra lựa chọn. Giữa đời và đạo phải chọn gì đây? Dù đã nguyện cả đời tu hành theo đức Phật nhƣng trƣớc hoàn cảnh éo le của Huệ, khi cô chỉ còn mình anh là ngƣời thân thích và còn mang thƣơng tật suốt đời, cuộc đấu tranh tâm lý lại bắt đầu. Thật may mắn cho anh khi sƣ cụ trƣớc khi qua đời đã để lại hai chữ “tùy duyên”. Phật dậy ta có thể tu mọi nơi, mọi lúc. An đã dành trọn cuộc đời còn lại để chăm lo cho Huệ nhƣng vẫn không quên lời dậy, sống và hành động hƣớng Phật.
Một yếu tố đặc biệt đƣợc Nguyễn Xuân Khánh sử dụng để xây dựng tính cách, số phận nhân vật của mình đó là yếu tố huyền thoại. Ở Mẫu thượng
ngàn, các câu chuyện dân gian luôn khúc xạ vào thế giới nhân vật. Câu
chuyện truyền thuyết ông Đùng, bà Đà chính là chìa khóa giải mã tác phẩm. Câu chuyện tình khác thƣờng của anh Mƣờng Rồ và cô Ngơ chỉ thực sự sáng rõ khi soi chiếu trong chuyện tình của ông Đùng bà Đà. Đó là cái hình dáng to lớn của anh Mƣờng Rồ và vẻ đẹp phồn thực của cô Ngơ cùng chuyện tình hồn nhiên của họ. Cuối cùng cũng nhƣ đôi tình nhân trong truyền thuyết, họ phải trốn thoát khỏi thế giới con ngƣời chạy vào rừng sâu. Tiếp đó là chuyện tình của hai nhân vật chính Điều và Nhụ. Hình ảnh ngƣời con trai cõng vợ trên lƣng chạy vào rừng sâu ở gần cuối tác phẩm nhƣ tiếng thở dài não nuột của chính đôi tình nhân xƣa cho số phận của những ngƣời tiếp nối mình: cây đa – si trông như hai người khổng lồ ôm lấy nhau. Nhờ có ánh trăng, ta thấy ông Đùng bà Đà cũng như đang đăm đắm nhìn theo bóng hai người. Tán lá gặp
gió cất lên tiếng rì rào như tiếng thở dài của đôi trai gái thời nguyên thủy.
Hai người khổng lồ đang dõi theo số phận của đôi bạn trẻ [20.tr776]. Dƣờng
nhƣ chuyện cũ lại một lần nữa lặp lại, đó là cái cảnh Người ta còn nhìn thấy
bà Đà cõng chồng chạy trốn vào rừng sâu [20.tr657].
Trong Hồ Quý Ly, sở thích nuôi lửa của nhân vật chính đƣợc lý giải bằng câu chuyện đƣợc truyền lại: Người họ Hồ truyền lại rằng lúc còn nhỏ tí xíu, lắm bận đang đêm, Quý Ly cứ khóc ngằn ngặt, dỗ bằng cách nào cũng không nín, lúc đó nếu thắp lên một ngọn bạch lạp, cậu bé sẽ ngững khóc
ngay, và tròn đôi mắt nhìn vào ngọn nến lung linh [19.tr541]. Với một đứa trẻ
chƣa biết suy nghĩ, đó quả thực là một mối liên hệ tâm linh kỳ lạ. Và chính Hồ Quý Ly khi trƣởng thành cũng không hiểu vì sao ngọn lửa ấy vẫn ám ảnh ông suốt đời. Đó dƣờng nhƣ là định mệnh. Lửa ứng với phương nam, màu đỏ, mùa hè, trái tim. Mối liên hệ cuối cùng này không đổi thay cho dù lửa tượng
trưng cho nhiệt huyết nhất là tình yêu và sự giận dữ [16.tr545]. Lửa còn mang
ý nghĩa là sự hủy diệt và tái sinh. Ngọn lửa của Hồ Quý Ly chính là sự tham vọng và cuồng nộ trong chính con ngƣời ông. Nguyễn Xuân Khánh còn dẫn vào tác phẩm của mình cả những huyền thoại dân gian gắn với cuộc tình của Hồ Quý Ly và công chúa Huy Ninh: Huyền thoại dân gian thêu dệt rằng, trong giấc mơ Hồ Quý Ly đƣợc thần gà cho một vế đối. Đó là vế đối của Hồ Quý Ly và vua Minh Tông về Huy Ninh công chúa: Quảng Hàn cung lý nhất
chi mai đối với Thanh thủ điện tiền thiên thụ quế.
Các nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh luôn bị ràng buộc bởi vô vàn các mối quan hệ. Họ luôn phải vận động và đƣa ra những lựa chọn của mình. Dùng các chất liệu đặc biệt, Nguyễn Xuân Khánh cho thấy một thế giới nhân