Nhân vật tính các h số phận

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 44)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.2. Nhân vật tính các h số phận

Con ngƣời đời thƣờng với nhiều ẩn ức và xung đột chính là nguyên nhân tạo nên kiểu nhân vật tính cách – số phận.

Không phải tự nhiên mà ngƣời phụ nữ đƣợc gọi là phái yếu trong tƣơng quan với ngƣời đàn ông – phái mạnh. Đó không chỉ sự yếu đuối về thể chất, họ còn là những con ngƣời nhạy cảm, nhỏ nhoi và luôn cần đƣợc chở che. Trong những biến cố của thời cuộc, ngƣời phụ nữ cũng chính là những ngƣời dễ bị tác động, tổn thƣơng nhất. Trong xã hội phƣơng Đông, đó còn là những lề thói, những quan niệm đạo đức khắt khe vây kín lấy họ. Thân phận ngƣời phụ nữ từ văn học trung đại, văn học dân gian vì vậy luôn là nguồn cảm hứng, nỗi cảm thông của các tác gia văn học. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, nhân vật nữ xuất hiện rất nhiều và hầu hết đều mang một số phận đặc biệt.

Thanh Mai trong Hồ Quý Ly, một kỳ nữ xinh đẹp và tài năng nhƣng có số phận thật hẩm hiu, từng phải qua tay nhiều ngƣời đàn ông. Trƣớc khi đến với Nguyên Trừng, Thanh Mai đã từng lƣu lạc sang tận Chiêm Thành sống đời vũ nữ, đứng giữa sự tranh giành của vua Chiêm và thuộc hạ. Chịu ơn của Trần Khát Chân, Thanh Mai tuy phải sống trong thân phận con hát nhƣng cô đã đƣợc bù đắp ít nhiều. Vì ân nhân, Thanh Mai đến bên Nguyên Trừng ban đầu với mục đích chính trị nhƣng chính cô lại tự rơi vào lƣới tình mình giăng mắc. Chuyện tình yêu của Thanh Mai và Nguyên Trừng nhƣ lẽ đƣơng nhiên. Cũng bởi trai tài gái sắc, tài tử giai nhân khó thoát khỏi chữ tình. Hoàn cảnh ấy đẩy Thanh Mai phải đứng giữa lựa chọn khó khăn giữa bên tình và bên nghĩa. Cuối cùng, ngƣời kỳ nữ ấy cũng chỉ biết ra đi trong nƣớc mắt để bảo

toàn mạng sống của mình. Hình ảnh Thanh Mai nâng vạt áo lên, hai bàn tay ngọc ôm lấy mặt ở cuối tác phẩm không khỏi khiến độc giả xót xa.

Bà ba Váy trong Mẫu thượng ngàn cũng có một số phận thật đặc biệt. Mang thân phận thật bé mọn, ngay từ khi sinh ra bà đã phải chịu cảnh nghèo khó, tới khi lấy chồng lại phải chịu cảnh chồng chung. Mà cái cuộc hôn nhân ấy thực ra đâu đúng nghĩa của một cuộc hôn nhân, đó là việc gán con gạt nợ, món nợ hai mƣơi thùng thóc không thể nào trả nổi cũng đủ thấy giá trị của con ngƣời thời buổi đó nhƣ thế nào. Cuộc hôn nhân không tình yêu ấy trở thành nỗi day dứt. Niềm khát khao hạnh phúc thực sự lúc nào cũng cháy bỏng trong con ngƣời bà. Do là vợ lẽ, bà phải chịu bao cay đắng tủi hờn, bị hai bà vợ trƣớc bắt nạt mà không dám oán thán nửa lời, ngay cả khi ông lý Cỏn ghen tuông, dầy vò bà cũng cắn răng chịu đựng. Cuộc gặp gỡ mối tình đầu cuồng nhiệt sau bao nhiêu năm xa cách một lần nữa làm trỗi dậy trong bà bao khát khao, khơi dây cái đốm lửa lòng dù cố nén nhƣng còn đang âm ỷ. Bà hồn nhiên lao vào cuộc yêu đƣơng đứt đoạn. Bà rơi vào hoàn cảnh trớ trêu khi đứng trƣớc lựa chọn gia đình và ngƣời tình. Và đáng buồn hơn nữa là lúc bà đau xót trƣớc cảnh con đẻ nhìn cha nhƣ kẻ thù mà thật khó phân bua, giải thích. Bà ba Váy đã cho thấy tình yêu thƣơng và trách nhiệm của mình khi hoàn thành nghĩa vụ với cả chồng và ngƣời cũ. Bà chăm sóc ông Lý trong lúc nguy nan nhất, đƣa ông từ cõi chết trở về. Cũng chính bà là ngƣời ban những phút giây hạnh phúc nhất cho ngƣời tình năm xƣa trƣớc khi ông lao vào cuộc đấu tranh vì nghĩa lớn và bị hành hình. Bà ba Váy hồn nhiên đến mấy - nhƣ nhà văn lão làng đã trên một lần khẳng định, bà cũng không thoát khỏi những đau đớn, dằn vặt về tâm hồn. Tìm đến Mẫu nhƣ một cứu cánh cũng là cách nhà văn đƣa ra lối thoát, nơi nƣơng tựa về tinh thần cho nhân vật của mình.

Với Đội gạo lên chùa, những nhân vật nữ cũng không thoát khỏi cái

một nhân vật tính cách – số phận tiêu biểu của Nguyễn Xuân Khánh. Ngay từ nhỏ, chị em Nguyệt đã bị đẩy ra khỏi vòng tay che trở của cha mẹ mình, chứng kiến cái chết đau thƣơng của cha mẹ và nhiều ngƣời trong làng, nỗi sợ hãi đã khiến chị em Nguyệt phải chạy trốn nhiều ngày đêm. Đƣợc nƣơng nhờ nơi cửa Phật, tƣởng rằng cõi linh thiêng ấy sẽ che chở cho Nguyệt thoát khỏi bao biến cố của cuộc đời, nhƣng chiến tranh nào có chừa một ai. Nguyệt một lần nữa mất đi ngƣời thƣơng yêu, ngƣời chồng chƣa cƣới hứa hẹn cho Nguyệt một tƣơng lai mới nhiều hạnh phúc hơn. Cuối cùng, Nguyệt chấp nhận lấy ngƣời chồng có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhƣng may mắn thay, anh là ngƣời có tình yêu thƣơng và luôn che chở cho cô. Cuộc hôn nhân này cũng là duyên nghiệp cuối mà Nguyệt phải trả. Dù hạnh phúc của Nguyệt không thật trọn vẹn nhƣng đây cũng là một cách nhà văn tìm chỗ dựa cho nhân vật mà mình dụng công, dụng tâm xây dựng.

Chúng ta có thể thấy rằng, tất cả các nhân vật nữ trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều rất đẹp. Những nhân vật nữ mang vẻ đẹp mẫu tính. Đó có khi là cái đẹp trinh nguyên, dịu dàng, đầy khát khao của Nhụ, Huệ, Nguyệt. Cũng có khi là cái đẹp đầy nhục cảm và dƣờng nhƣ đây mới là vẻ đẹp đƣợc ngợi ca. Vẻ đẹp mẫu tính ấy mang đầy quyền uy, chinh phục và thuần hóa. Tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy chính là cô Mùi, ngƣời phụ nữ xinh đẹp mang tiếng sát chồng, phải chăng tiếng xấu này cũng chỉ vì vẻ xuân sắc tràn trề của cô. Không chỉ đem lại niềm hạnh phúc cho ngƣời đàn ông của mình tới tận phút giây hoan lạc cuối đời, Mùi còn khẳng định sức mạnh đặc biệt của mình bằng việc “thuần hóa” ngƣời chồng ngoại quốc Philippe Massmer. Cô Mùi lật ngƣợc thế trận từ một ngƣời ở thế thụ động, thậm chí bị cƣỡng chế đến thế thƣợng phong, thành kẻ dẫn dắt qua những cuộc giao hoan. Ngay trong lần cƣỡng đoạt đầu tiên, bị ngƣời đàn bà ấy cƣỡng lại dữ dội với tƣ thế một kẻ đi ăn cƣớp ái tình, Philippe đã tƣởng chừng nhƣ muốn chết chìm trong

“bể ân ái không khi nào cạn” ấy. Và khi đã ở trƣớc nhau nhƣ một cặp bạn tình thực sự, cái sức mạnh khủng khiếp từ ngƣời phụ nữ ấy mới thực sự phát huy hết quyền năng: Nàng bắt mất hồn ta rồi. Ta tan biến đi trong nàng rồi. Nàng đã dắt ta tới miền lạc thú mà ta chưa bao giờ biết. Ta run rẩy, ta quỳ sụp

trước nàng để van xin phép lạ [20. tr 383].

Cuộc chiếm đoạt của một ông Tây to xác Philippe Massmer cuối cùng trở thành cuộc thuần phục của mẫu tính, thứ căn cốt của văn hóa bản địa xứ thuộc địa này. Cuộc chiến đấu khốc liệt đầy máu và nƣớc mắt giữa kẻ đi chinh phục và kẻ bị chinh phục “1000 năm nô lệ giặc Tây” của dân tộc Việt Nam lại đƣợc miêu tả nhƣ một cuộc vật lộn giữa sinh tồn kỳ lạ của hai giống nòi khác nhau. Một đằng sự sống trong dạng thức áp chế và đằng còn lại là sự sống bao dung, hóa giải, nuôi dƣỡng. Đó là cách lý giải đặc biệt về việc tiếp xúc văn hóa Đông – Tây của Nguyễn Xuân Khánh.

Những ngƣời phụ nữ đẹp: bà Tổ cô, Nguyệt, bà ba Váy, Thanh Mai, Ngọc Kiểm… đều phải chịu những bất hạnh. Nhƣng ở đó ta cũng thấy những dụng ý đặc biệt của tác giả. Nguyễn Xuân Khánh nhìn thấy ở nhân vật nữ, những ngƣời phụ nữ trên đất nƣớc mình dù ở thời đại nào cũng có một sức mạnh đặc biệt. Đó là phần âm tính ẩn sâu, là cốt lõi của nền văn hóa Việt. Với tác phẩm đậm chất lịch sử nhất là Hồ Quý Ly, và cả tác phẩm đậm màu sắc văn hóa Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, chúng ta nhận thấy bên cạnh bất kỳ ngƣời đàn ông nào, dù họ có cứng rắn đến đâu, tài năng đến đâu cũng có bóng hình của một ngƣời phụ nữ. Những ngƣời phụ nữ là chỗ dựa tinh thần, là sự mềm dẻo bù đắp cho những ngƣời đàn ông của mình. Sử Văn Hoa trong lời can gián Quý Ly đã không ngần ngại vạch ra cái cốt yếu của việc điều hòa nguyên khí: Nho giáo là phần âm, Phật giáo là phần dƣơng, âm dƣơng điều hòa lòng dân mới thuận. Mà cái phần âm tính ấy nhƣ nhà văn có lần đã đề cập chính đƣợc hiển hiện, lƣu truyền bởi những ngƣời phụ nữ Việt dịu dàng này.

Các nhân vật nữ trong Mẫu thượng ngàn tìm đến đạo Mẫu nhƣ là chỗ dựa tinh thần của mình. Họ nhƣ đƣợc thoát xác, sống trong một thế giới phiêu diêu đầy mầu sắc, đƣợc trở thành ông hoàng, bà chúa trong tinh thần để tự an ủi, vỗ về mình trƣớc những bất hạnh không thể nào tháo gỡ. Đạo Mẫu trở thành niềm an ủi, chở che nhƣ đất mẹ linh thiêng. Ngƣời phụ nữ vì vậy mà trở thành một phần của văn hóa, thậm chí trở thành phần căn cốt của văn hóa. Sức mạnh đồng hóa của phần âm tính ấy đƣợc thể hiện gắn liền với các giai đoạn của cuộc tiếp xúc, giao lƣu văn hóa Đông Tây. Và ở đây, Nguyễn Xuân Khánh đã đƣa ra những lý giải của mình về sức mạnh đồng hóa bằng một công cụ đặc biệt: đó là ý nghĩa ẩn dụ từ những cuộc tình tự của kẻ xâm lƣợc và những ngƣời phụ nữ của xứ sở này.

Xây dựng các nhân vật tính cách số phận, Nguyễn Xuân Khánh cho thấy tình yêu thƣơng con ngƣời lúc nào cũng cháy bỏng trong ông. Đó là giá trị nhân văn, yếu tố không thể thiếu tạo nên thành công của tác phẩm. Trân trọng, nâng niu và khẳng định những con ngƣời đẹp đẽ, nhà văn còn đƣa ra một kiến giải đặc biệt về vấn đề lịch sử qua sự tiếp biến văn hóa. Ngợi ca giá trị bản nguyên của nền văn hóa, dùng văn hóa để lý giải lịch sử, nhà văn đã lựa chọn đƣợc con đƣờng đi riêng cho mình trong quá trình tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật. Cũng qua đây, ông còn cho thấy tinh thần dân tộc sâu sắc qua những kiến giải của mình.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)