6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trƣớc Hồ Quý Ly
Văn học bao giờ cũng thể hiện cuộc sống của con ngƣời. Nhân vật văn học đƣợc tác giả mô tả rất đa dạng. Nhân vật văn học có khi là những ngƣời có họ tên nhƣ Từ Hải, Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, anh Pha, chị Dậu… cũng có thể là những nhân vật không có họ tên nhƣ: anh trai cày, tên lính, ngƣời hầu gái… Nhân vật trong văn học cũng có khi là một loài vật, đồ vật hoặc một hiện tƣợng nào đó ngoài tự nhiên, mang ý nghĩa biểu tƣợng cho số phận, tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời.
Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân vào đó, về một loại ngƣời nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời
sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định [10.tr126].
Theo 150 thuật ngữ văn học do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân biên soạn, nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong
một hệ thống tác phẩm cụ thể [3. tr250].
Nhân vật là phƣơng tiện khái quát các tính cách, số phận con ngƣời và các quan niệm về chúng, đồng thời nhân vật là phƣơng tiện thể hiện tƣ tƣởng của nhà văn. Nhƣ vậy, nghiên cứu nhân vật chính là thao tác tìm hiểu cách
nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa và lý giải về con ngƣời. Nhân vật văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn trên cơ sở quan sát những con ngƣời trong cuộc sống. Tìm hiểu nhân vật văn học chính là tìm hiểu yếu tố trung tâm thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn. Bên cạnh đó, từ việc nghiên cứu nhân vật văn học, chúng ta cũng phần nào thấy đƣợc những yếu tố cốt lõi, tiêu biểu mang tính thời đại của cuộc sống thực tại và sự sáng tạo của nhà văn trong con đƣờng tìm tòi, đổi mới nghệ thuật. Nhân vật văn học giữ vai trò quyết định nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm vì vậy, nghiên cứu nhân vật trong tác phẩm chính là con đƣờng ngắn nhất tìm ra tƣ tƣởng của tác phẩm cũng nhƣ nhà văn.
Đối với tiểu thuyết, nhân vật giữ vai trò cực kỳ quan trọng, thể hiện sức sống của thể loại. Một trong những đặc trƣng cơ bản của tiểu thuyết là nhân vật chính là “con ngƣời nếm trải”. Nói cách khác, nhân vật trong tiểu thuyết phải chịu rất nhiều trải nghiệm trong cuộc đời với bao nhiêu thăng trầm, biến đổi, những đau khổ, dằn vặt và suy nghĩ. Bởi lẽ nhân vật của tiểu thuyết luôn chịu tác động của hoàn cảnh. Vì vậy, mặt tâm lý của nhân vật luôn là trung tâm nhấn mạnh của tiểu thuyết.
Nhân vật trong tiểu thuyết có thể là con ngƣời toàn vẹn, đầy đặn, đƣợc miêu tả từ ngoại hình đến tính cách, nội tâm, nhƣng có thể chỉ là những phiến đoạn, một dòng nội tâm hoặc một tƣợng trƣng (Máckét), một ký hiệu nhƣ Jozef K hay Gregoa trong tác phẩm của F. Kapka, thậm chí nhân vật chỉ còn những mảnh vụn (tiểu thuyết phƣơng tây hiện đại).
Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật đƣợc tổ chức thành một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó, mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể ấy. Thế giới nhân vật trong các tác phẩm văn học đặc biệt là trong tiểu thuyết vô cùng đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại nhân vật, đƣợc đặt trong nhiều
mối quan hệ đời sống, thể hiện tƣ tƣởng của tác phẩm và ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ Đổi mới là một vấn đề lý luận quan trọng. Đặc biệt trong mƣời năm đầu của thế kỷ XXI, vấn đề nhân vật tiểu thuyết lại càng đƣợc đặt ra một cách rốt ráo, khi con ngƣời cá nhân, vấn đề cá nhân trong bộn bề cuộc sống thời kỳ đầu Đổi mới trở thành trung tâm của đời sống văn học.
2.1.2. Phân loại nhân vật trong tiểu thuyết.
Trong nghiên cứu văn học, có rất nhiều cách phân loại nhân vật khác nhau. Theo quan niệm truyền thống, căn cứ vào vai trò và mối quan hệ của các nhân vật mà phân thành nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Dựa trên bình diện tƣ tƣởng, ý thức hệ trong quan hệ với tƣ tƣởng xã hội – thẩm mĩ của nhà văn phân thành nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Căn cứ vào phƣơng thức cấu trúc nhân vật phân thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tƣởng.
Quan niệm tự sự đƣơng đại cho thấy cái nhìn phức hợp, đa dạng hơn trong việc phân chia kiểu loại nhân vật. Nhiều tác giả khi nghiên cứu tiểu thuyết hiện đại Việt Nam đã đƣa ra những phân loại theo cách riêng của mình. Nhà nghiên cứu Hoàng Cẩm Giang trong luận văn Cấu trúc thể loại tiểu
thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI (2010) đã phân loại nhân vật tiểu thuyết thành
các cấp độ: Cấp độ tâm lý - tính cách; Cấp độ thân phận – hành động; Cấp độ chức năng – tự sự… Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch khi nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử cũng đã đƣa ra cách phân loại nhìn từ góc độ ngữ nghĩa thành các kiểu nhân vật: Nhân vật chủ thể của tiến trình lịch sử; Nhân vật nạn nhân của lịch sử; Nhân vật kẻ quan sát lịch sử.
Tất nhiên mọi cách phân loại nhân vật dù theo quan niệm truyền thống hay hiện đại đều mang tính chất tƣơng đối, đặc biệt khi nghiên cứu tiểu thuyết
hiện đại, khi mà thế giới nhân vật trong mỗi tác phẩm luôn nằm trong những mối quan hệ phức tạp. Với mục đích đƣa ra cái nhìn khái quát về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng
ngàn, Đội gạo lên chùa) chúng tôi đề xuất cách phân loại nhân vật thành:
Kiểu nhân vật tính cách - số phận; Kiểu nhân vật tƣ tƣởng – luận đề; Kiểu nhân vật kí hiệu - biểu tƣợng. Trên thực tế, với hệ thống nhân vật vô cùng đa dạng, phức tạp, chằng chéo trong vô vàn mối quan hệ, việc phân loại này chỉ mang tính chất tƣơng đối. Đặc biệt, trong hệ thống nhân vật đồ sộ của bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa thì việc phân loại nhân vật khi tiếp cận thế giới nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh cũng là một thách thức khá lớn đối với chúng tôi. Sự phức tạp trong xây dựng nhân vật của nhà văn khiến cho các nhân vật đôi khi nằm trong sự giao thoa của các kiểu loại. Việc phân loại trên là một trong những cơ sở để chúng tôi tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
2.2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trước Hồ Quý Ly
Nhƣ đã đề cập ở trên chúng ta thấy rằng, năm tác phẩm lớn nhất đều nằm ở hai chặng cuối sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh. Trƣớc Hồ
Quý Ly, hai tác phẩm lớn ấy chính là Trư cuồng và Miền hoang tưởng. Trư
cuồng (1982) là cuốn tiểu thuyết viết về chứng cuồng của một ngƣời khi đã
quá gần gũi với lợn. Đó là nhân vật Hoàng, một anh nhà báo bị kỷ luật phải về nuôi lợn cùng với những ngƣời dân xóm nghèo của anh...
Miền Hoang Tưởng (1990) là cuốn tiểu thuyết viết về những con ngƣời
khi phải đối mặt với những vấn đề của cuộc sống hàng ngày - cụ thể là cuộc sống của những trí thức thất thế, nghèo đói trong giai đoạn khó khăn của đất nƣớc những năm 70 - 80, thế kỷ XX. Đó là một anh nhạc sỹ bị đuổi ra khỏi biên chế, một anh giáo viên nghèo, một anh hoạ sỹ thất nghiệp ... Những nhân
vật này biểu lộ một phần đời sống vật chất, tinh thần có thực của giới trí thức Hà Nội những năm tháng đánh Mỹ.
Thế giới nhân vật trong hai tác phẩm là những con ngƣời cụ thể, đời thƣờng trƣớc những trăn trở hàng ngày mà nhà văn từng bắt gặp ngoài cuộc đời. Có thể thấy rằng, nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh trƣớc Hồ Quý Ly chủ yếu vẫn là những ngƣời trí thức, nghệ sĩ bị ràng buộc trong rất nhiều mối lo toan bộn bề của cuộc sống hiện đại. Họ dần trở nên tha hóa hoặc chấp nhận nghiệt ngã, thậm chí cuồng thực sự để giữ gìn nhân cách. Trong Trư cuồng, Nguyễn Xuân Khánh xây dựng nhân vật Nguyễn Hoàng, một “cựu nhà báo” bằng lối viết nhật ký và giọng điệu có phần giễu nhại. Chứng cuồng lợn của Hoàng làm cho mọi thứ dƣờng nhƣ đảo lộn, đôi khi không còn phân biệt rõ đâu là thế giới của ngƣời, của lợn, đâu là điều tốt đẹp, đâu là sự phàm tục, thô kệch của cuộc đời. Ở Miền hoang tưởng đó lại là những trí thức, nghệ sĩ có tâm với nghề, có tình yêu chân chính nhƣng luôn gặp trắc trở, bất hạnh trong cuộc đời nhƣ Hƣng, Minh, Tƣ, Ngọ… Họ rơi vào một thế giới chơi vơi không biết đâu là bến bờ. Ta có thể nhìn thấy ở đó bóng dáng của những trí thức nhƣ Nguyễn Xuân Khánh trƣớc những bộn bề của cuộc sống những năm 80 của thế kỷ XX, khi bộ khung Xã hội Chủ nghĩa đang rệu rã bởi phƣơng thức quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp không còn phù hợp. Thực tế những vấn đề nóng hổi của cuộc sống đầy rẫy khó khăn trong thời kỳ bao cấp hậu chiến ấy là một trong những đề tài nóng bỏng của tiểu thuyết những năm cuối thế kỷ XX. Chính những tiểu thuyết viết về đề tài nóng ấy khẳng định bƣớc đổi mới trong cách tiếp cận hiện thực của tiểu thuyết giai đoạn này. Nguyễn Xuân Khánh đã bắt kịp thời đại, nhƣng tác phẩm của ông dù đƣợc xuất bản công khai theo phƣơng thức chính thống hay chỉ chia sẻ trong nhóm nhỏ cũng vấp phải sự chỉ trích nặng nề của dƣ luận. Có lẽ những tác phẩm này đã đụng chạm đến những vấn đề quá nhậy cảm,
nằm ngoài vòng phủ sóng của văn học chính thống và những chuẩn mực đạo đức, tƣ tƣởng của xã hội đƣơng thời.
Nhìn chung, ngoài việc đề cập đến những vấn đề khá nhậy cảm ở trên, nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trƣớc Hồ Quý Ly có số lƣợng khá ít (trên chục nhân vật), đƣợc xây dựng trong một không gian hẹp, bộc lộ quan điểm, tƣ tƣởng của nhà văn về đời sống xã hội đƣơng thời. Các nhân vật chƣa đƣợc xây dựng thành những tính cách rõ nét, chƣa đƣợc đặt trong nhiều mối quan hệ đa dạng, phức tạp của đời sống. Vì thế, nhân vật kém sinh động, thậm chí tẻ nhạt, đơn điệu.