Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 73)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết

Xét từ góc độ triết học, phạm trù thời gian luôn đi liền với phạm trù không gian, theo Ănghen đó là hình thức cơ bản của mọi tồn tại. Trên thực tế không có tồn tại nào nằm ngoài không gian và thời gian. Nghệ thuật ngôn từ thuộc nhóm các nghệ thuật động (Tiếng Pháp: dynamique), các nghệ thuật thời gian (khác với nghệ thuật tạo hình vốn mang tính không gian). Những hình tượng văn học về mặt hình thức, được khai triển trong thời gian (tính tuần tự của văn bản), về mặt nội dung, nó tái tạo bức tranh vừa không gian, vừa thời gian về thế giới, hơn nữa lại tái tạo ở bình diện tư tưởng – tượng

trưng của bức tranh ấy [41.tr 1659].

Thời gian và không gian trong văn học chính là sự soi chiếu thời gian và không gian hiện thực vào tác phẩm. Khi nhắc đến thời gian trong tiểu thuyết ngƣời ta phân biệt: Thời gian kể, tức thời gian của diễn ngôn trong văn bản đƣợc nhận biết bằng số trang và thứ tự các sự kiện chính đƣợc kể; Thời gian của cái đƣợc kể, tức là thời gian của cốt truyện gồm khoảng thời gian của sự kiện – bao nhiêu năm và trật tự niên biểu của sự kiện đó – cái nào diễn ra trƣớc, cái nào diễn ra sau. Cách thức tổ chức tổ chức thời gian kể và thời gian đƣợc kể thể hiện kỹ thuật tự sự của nhà văn.

Thời gian của lịch sử là thời gian tuyến tính, có nghĩa là lịch sử luôn vận động theo đúng tiến trình của nó. Khác với thời gian lịch sử, thời gian trong tiểu thuyết lại vận động theo sự phát triển nội tại của bản thân cốt truyện, vì thế nên sự đảo lộn về thời gian là không thể tránh khỏi. Vậy thời

gian lịch sử có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử? Trƣớc hết, với mỗi cột mốc, sự kiện, ngày, tháng, năm, thậm chí là giờ cụ thể có phải nhà văn đã làm nhiệm vụ đƣa ngƣời đọc về hàng trăm năm trƣớc hay không? Thực tế, tác giả đã dựng dậy một thời đại đã qua nhƣng điều đó không có nghĩa rằng thời gian thực chất của văn bản lại trở về quá khứ. Nó đơn giản được dùng để gọi tên một ngày trong đời nhân vật, để cho chúng ta biết được rằng chúng ta đang ở vào khúc ngoặt của thế kỉ và đó là cái khung cảnh phải

đặt chúng ta vào để hình dung nhân vật chúng ta [17.tr164]. Tóm lại, khung

cảnh lịch sử đƣợc đề cập trong tác phẩm chỉ là một trong những hoàn cảnh quyết định kinh nghiệm của nhân vật chính, nhận thức của anh ta về cuộc đời chứ không phải là tất cả bởi suy cho cùng, nhân vật ấy đƣợc tái hiện qua bàn tay của một con ngƣời ở hiện tại và ít nhiều chịu tác động của bàn tay ấy và hoàn cảnh tạo ra nó. Vậy thời gian lịch sử trong tác phẩm là thời gian tái tạo chứ không phải thời gian nguyên bản. Trên thực tế, không chỉ tiểu thuyết mà ngay cả những cuốn sử liệu chính thống, lịch sử dạy trong nhà trƣờng đƣợc công nhận cũng chỉ là mô phỏng của thực tế lịch sử, bởi lịch sử của mỗi dân tộc chính là cái nhìn của giai cấp thống trị đối với xã hội đó.

Có thể phân chia thời gian nghệ thuật thành nhiều loại khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Nhà nghiên cứu văn học Nga Bakhtin đã phân chia thời gian nghệ thuật thành 4 loại: thời gian phiêu lƣu, thời gian cổ tích, thời gian tiểu sử, thời gian lịch sử [40].

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học lại chia thời gian nghệ thuật thành hai loại: thời gian trần thuật và thời gian đƣợc trần thuật. Trong đó thời gian trần thuật bao gồm thời gian sự kiện và thời gian nhân vật. Thời gian trần thuật là thời gian vận động tuyến tính một chiều của văn bản ngôn từ (Diễn đạt các sự vật hiện tƣợng theo trình tự thời gian của lời nói liên tục từ câu đầu cho đến câu cuối không đảo ngƣợc). Thời gian trần

thuật là thời gian của ngƣời kể, của sự kể có mở đầu, có kết thúc, có nhịp độ, tốc độ riêng. Có thể sắp xếp trật tự thời gian của sự việc đem cái xẩy ra sau kể trƣớc và ngƣợc lại. Thời gian đƣợc trần thuật là thời gian của sự kiện đƣợc nói tới bao gồm thời gian sự kiện (hay còn gọi là thời gian lịch sử, thời gian truyện) và thời gian nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)