Không gian thực (không gian lịch sử)

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 77)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Không gian thực (không gian lịch sử)

Không gian văn hóa “Làng”: Không phải ngẫu nhiên mà các nhà phê bình lại đánh giá tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là tiểu thuyết lịch sử, các phong tục tập quán, các biến cổ lịch sử đƣợc chảy ra dƣới ngòi bút của ông nhƣ là những câu chuyện kể. Cả ba tiểu thuyết của ông đều in đậm nét văn hóa của ngƣời Việt, nhất là không gian sinh hoạt của các tuyến nhân vật. Không gian văn hóa “làng” đƣợc thể hiện rất rõ nét. Văn hóa Việt Nam cổ truyền, về bản chất, là một nền văn hóa xóm làng (culturevillageoise). Là sức

mạnh, vừa là điểm yếu của Việt Nam thủa đó [47.tr71]. Ở Việt Nam, cho đến

thế kỷ XVI, chỉ có một “kẻ chợ”, một đô thị Thăng Long – Đông Đô ( dù vậy cái đô thị ấy vẫn còn mang tính chất thôn quê rất nhiều), còn hầu hết là những “kẻ quê” với văn hóa làng thấm đẫm. Văn hóa làng chính là bản chất của nền văn hóa Việt.

Trƣớc hết, chúng ta tìm hiểu cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly với bối cảnh chủ yếu là kinh thành Thăng Long và các vùng phụ cận. Mọi câu chuyện đƣợc diễn ra trong các trang viên, thái ấp của những quý tộc, phong kiến. Mặc dù vậy đô thị thủa sơ khai ấy vẫn in đậm nét của không gian văn hóa Làng. Nguyễn Xuân Khánh đã có những trang viết hấp dẫn khi ông phác họa khung cảnh chung của Thăng Long xƣa với chằng chịt những sông hồ, khung cảnh của vùng Kẻ Mơ, vƣờn cây mai của tƣớng Trần Khát Chân, cái thú thƣởng hoa mai và rƣợu mai, cuộc sống của những lão nông. Cả thành Thành Thăng Long khi ấy nhƣ một cái làng lớn, làng giữa phố. Đó là khi mỗi nhà dân ở

thành Thăng Long đều là những ngôi nhà vƣờn. Không gian điền viên vùng kẻ Mơ mang đậm nét văn hóa làng Việt. Quan viên quý tộc chia ruộng đất cho ngƣời dân cày cấy và nộp tô, bên cạnh ấp chính, các khu làng quanh ấp cũng dần đƣợc hình thành.

Không gian văn hóa làng đƣợc thể hiện rất rõ qua hai cuốn tiểu thuyết

Mẫu Thượng ngànĐội gạo lên chùa. Bối cảnh chính của tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn là làng Cổ Đình, ngôi làng đƣợc hội tụ long mạch của sông, núi

và rừng. Làng có đầy đủ Đền – Chùa – Miếu – Cây đa - bến nƣớc – con đò không gian văn hóa đặc trƣng của các làng quê Việt Nam.

Trong ngôi làng Cổ Đình bé nhỏ, ngự trị một không gian tâm linh thành kính bao trùm lên cả không gian vật chất. Làng Cổ Đình đƣợc đánh dấu bằng một cây đa không phải chỉ vì độ cao mà còn vì tính thiêng của nó. Một cây đa cổ thụ trứ danh, gốc to chục ngƣời ôm không xuể. Nó là niềm kiêu hãnh của Cổ Đình. Một cây đa vừa hùng vĩ, vừa đẹp, ngƣời trong vùng ai cũng biết. Ngƣời ta dùng nó làm điểm xác định vị trí nhƣ Làng tôi là làng Già, cách

làng Cố Đình hai cây số về phía đông [20.tr.220].

Trong mỗi ngƣời Việt đều có một phần Phật tính, có chất Phật giáo. Ngôi đền, mái đình, mái chùa là biểu tƣợng văn hóa của làng quê Việt. Đó không chỉ là sự hiện hữu của các thiết chế văn hóa, tín ngƣỡng, tôn giáo mà còn ăn sâu vào tâm thức mỗi ngƣời dân Việt. Đình chùa chính là không gian sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Ngƣời ta nói: Đàn ông ra đình, đàn bà ra

chùa cũng đủ thấy tầm quan trọng không thể thiếu của những nơi vừa linh

thiêng, vừa gần gũi ấy. Chùa là nơi sinh hoạt tôn giáo của đàn bà con gái trong làng. Chính những người phụ nữ là những người giữ đạo Phật, truyền tư tưởng Phật giáo thấm nhuần trong các con cháu. Nghìn năm đô hộ Bắc thuộc, Phật giáo đã giữ cho người dân Việt có một sức sống tiềm tàng để một ngày biến thành sức mạnh giải phóng dân tộc. Bao giờ dân tộc nguy nan, có

nguy cơ bị tiêu diệt thì Phật giáo trỗi dậy mạnh mẽ nhất [35]. Đình làng lại là nơi diễn ra mọi sinh hoạt có tính thế tục mạnh mẽ. Đình làng cổ Đình cũng nhƣ bao ngôi đình khác thực hiện ba chức năng chính: chức năng hành chính, chức năng tôn giáo và chức năng văn hóa. Bởi vậy, lẽ đƣơng nhiên mọi sinh hoạt của ngƣời dân Cổ Đình đều diễn ra tại Đình: đó là nơi diễn ra các cuộc họp cũng nhƣ là các cuộc bắt phạt của các vị chức sắc trong làng. Các ngày lễ, đình là nơi diễn ra các cuộc tế lễ, là nơi bắt đầu cho các cuộc hội họp, đình cũng là nơi mà làng bắt vạ Anh Mƣờng và cô Khờ vì đã dám phá vỡ quy tắc trong làng. Nơi ấy vừa thiêng liêng, lại vừa là nỗi khiếp sợ cho bao dân làng.

Nếu ngôi đình của làng Cổ Đình là niềm kiêu hãnh của ngƣời dân nơi đây thì ngôi chùa Sọ là nơi gửi gắm sự bình yên cho tâm hồn những con ngƣời bé mọn khi sa cơ, lỡ bƣớc.

Miếu lại là một không gian văn hóa khác, mang đậm nét thần thánh và huyền bí hơn. Ngôi miếu của làng Cổ Đình xiêu vẹo, đổ nát nhƣng ông Hiếu, ngƣời sống ở đó thì lại đƣợc dân làng tôn lên nhƣ một vị thánh sống.

Đền Mẫu: là không gian sinh hoạt văn hóa của những ngƣời phụ nữ. Ngôi đền đƣợc tọa lạc trên lƣng núi, dƣới là con sông hiền hòa. Chính ở đây, ngƣời kể chuyện đã phục dựng lại một lễ hội đã mất bằng việc tạo dựng nên một kịch bản cho lễ hội về nhân vật huyền thoại.

Cũng phải nói thêm, không gian văn hóa làng còn đƣợc thể hiện rất rõ qua phần lễ hội. Các lễ hội đƣợc tổ chức thƣờng niên chính là nét văn hóa đặc biệt của làng quê Việt. Ở Hồ Quý Ly, mở đầu và kết thúc của tiểu thuyết đều là lễ hội, đó là hội thề làng Đồng Cổ nơi kinh đô và hội thề Đốn Sơn nơi kinh đô mới. Với Mẫu thượng ngàn lại là một lễ hội vô cùng cuồng nhiệt đƣợc giới trẻ hết sức mong chờ: lễ hội ông Đùng bà Đà.

Không gian văn hóa làng quê hiện lên thật quen thuộc với những hình ảnh: những con đom đóm lập lòe trong vƣờn chùa, chuyện bắt ve lột rang ăn, chuyện mấy ngƣời phụ nữ ngồi cặm cụi làm cái bánh phồng mật to gần bằng

cái nong… những thứ mà hiện tại không còn nữa. Ngoài ra, không gian văn hóa làng trong Mẫu Thượng Ngàn đƣợc nhà văn tả nhƣ một xã hội thu nhỏ với chồng chéo những thứ quan hệ, đặc biệt là quan hệ họ tộc, với đủ mọi loại ngƣời từ lớp “chính cƣ” đến lớp “ngụ cƣ”, từ ông tiên chỉ đến ngƣời mõ, từ những nhân cách cao thƣợng đến những loại ngƣời thấp kém, đê tiện nhất. Đó cũng chính là nét đặc trƣng của những làng quê cổ xƣa của ngƣời Việt.

Tƣơng tự nhƣ Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa cũng phản ảnh sâu sắc không gian văn hóa làng qua việc miêu tả ngôi chùa Làng Sọ. Đội gạo lên

chùa chùa Sọ, không gian văn hóa đậm đặc ngay từ câu mở đầu gợi hứng: Ba

cô đội gạo lên chùa, một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư. Theo nhà văn Nguyễn

Xuân Khánh, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa vẫn là câu chuyện về một làng quê, chỉ khác là đƣợc nhìn từ một ngôi chùa hằng gắn bó với số phận ngƣời nông dân và văn hóa làng. Ông cho rằng, sứ mệnh của văn chương phải nói được những tầng sâu ẩn ngầm của dân tộc chứ không phải chỉ là vấn đề của từng

cá nhân [15]. Với bút pháp trữ tình, Nguyễn Xuân Khánh đã có những trang

đặc tả về cảnh sắc thiên nhiên làng quê Bắc bộ qua cảm nhận của chú tiểu An vô cùng nhậy cảm: Tôi nằm đấy nghe tiếng chim đêm, nghe giun dế nỉ non và tắm ánh trăng giàn giụa chảy từ mái chùa xuống. Ánh trăng cứ chảy, chảy

mãi đến mức đầy ắp cái tâm hồn nức nở của tôi [18.tr29]. Sân chùa, giếng

chùa, khu ruộng chùa đã trở thành một không gian văn hóa làng đặc sắc. Nguyễn Xuân Khánh cũng đã rất thành công trong việc miêu tả không khí sục sôi của Làng Sọ bƣớc trong thời kỳ chống Pháp và cải cách ruộng đất. Không gian làng quê yên bình bị xáo trộn bởi những biến thiên của lịch sử. Giặc tràn vào chùa, bắt sƣ trụ trì, vợ đấu tố chồng, cả làng đấu tố địa chủ. Tất cả đều mang một nét đặc trƣng của văn hóa làng thời hậu chiến.

Có thể nói rằng, không gian văn hóa làng thấm nhuần trong từng trang văn của Nguyễn Xuân Khánh, mọi xung đột, diễn biến đều diễn ra trong không gian văn hóa khép kín này.

Không gian văn hóa gia đình: Nếp nhà là yếu tố không gian văn hóa không thể bỏ qua khi nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Không gian văn hóa gia đình đƣợc thể hiện rõ nét trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Ngƣời đọc có thể nhận thấy rõ nếp sống, không gian sinh hoạt của một gia đình quyền quý bậc nhất lúc bấy giờ. Cảnh vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh cũng đƣợc miêu tả theo thủ pháp lấy tả cảnh ngụ tình đã đƣơc sử dụng từ xa xƣa. Với tiểu thuyết Hồ Quý Ly không gian sống còn liền với tâm trạng. Phủ Hồ Quý Ly có sự phân cách rõ rệt. Không gian cho sự xuất hiện của Hồ Quý Ly luôn đƣợc tác giả chú trọng miêu tả với dụng ý rất rõ ràng. Thƣ phòng Hồ Quý Ly là một không gian bất khả xâm phạm, ngay cả Hồ Nguyên Trừng cũng không dễ gì tiếp cận. Cái thƣ phòng ấy cũng đơn độc nhƣ chính chủ nhân của nó trên con đƣờng mà theo ngƣời đời nói rằng là đi ngƣợc lại với chính đạo. Thƣ phòng của Hồ Quý Ly ở kinh đô Thăng Long đƣợc Nguyên Trừng miêu tả cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là một căn phòng rộng, đồ đạc bày biện thoáng và giản dị. Một cái sập đặt ở chính giữa, trên đặt một cái kỉ, trên kỉ có ngọn bạch lạp dài đang cháy, bên cạnh là một cuốn sách… nơi đó cha tôi vẫn treo một bức tranh do

chính tôi vẽ [19.tr83].

Không gian nghiêm chỉnh, uy nghi đúng nhƣ con ngƣời ông. Sau khi dời đô, không gian sống và làm việc của Hồ Quý Ly là cung Minh Đạo, một bản sao của cung Hoa Lƣ nhƣng đƣợc phát triển đƣờng bệ hơn, nguy nga hơn với: chất liệu bằng đá thay cho chất liệu gỗ chủ đạo; bốn chiếc cột quý chống đỡ thì đƣợc “mài bóng lộn có thể soi gƣơng đƣợc”; chiếc sập to bằng đá phiến nguyên khối, đánh bóng lên mới thấy nổi những vân đá đen, nhƣ rồng, nhƣ mây. Không gian ấy hoành tráng hơn, cứng cáp hơn và cũng cô đơn hơn, khắc nghiệt hơn. Đặc biệt là hình ảnh đôi rồng đá đƣợc đặc tả. Đôi rồng đá ấy trƣớc kia ở cũng Hoa Lƣ đã đƣợc nhắc tới, ở đây hình ảnh “đôi rồng đá ngạo nghễ”

lại đƣợc nhắc lại nhiều lần. Nhiều đêm mất ngủ, Quý Ly thƣờng ra trƣớc cửa điện tiền vuốt ve đôi rồng đá càng khắc họa rõ nét hơn cái cô đơn và tham vọng quyền lực của Quý Ly. Đối lập với đó là không gian sống giản dị, hiền hòa của căn nhà hậu đƣờng tựa nhƣ một ngôi chùa quê khiêm nhƣờng của công chúa Huy Ninh. Đây là nơi Hồ Quý Ly đƣợc thể hiện cái tôi đầy cảm xúc của mình với tình yêu thƣơng và sự vỗ về dịu dàng của ngƣời vợ.

Không gian sinh hoạt của ông hoàng, bà chúa là những cung điện, đền tẩm, cách ly với cuộc sống của thế giới bên ngoài cũng xuất hiện nhiều trong

Hồ Quý Ly. Không gian ấy mang đậm nét nho gia nhƣng lại bí bách, ngột ngạt

và đã có phần tàn tạ, đổ nát, vƣờn hoa thƣợng uyển nay cây dại mọc đầy, rừng quế bị thiêu rụi, lầu ngắm cảnh bị sụt một góc mái. Ngay cả cung vua, điện Thái tử cũng ảm đạm, tăm tối. Vƣờn thƣợng uyển với đôi chim công cong vút dƣới ráng chiều mênh mông bắt đầu phủ đầy bóng tối nhƣ tâm trạng cô đơn, lẻ loi của Thuận Tông giữa cung đình hoa lệ. Con ngƣời sống trong cái không gian tù túng, mục nát ấy cũng không còn sức để đấu tranh lại với thời thế. Đó chính là nỗi cô đơn của một ông vua không có thực quyền.

Khu vƣờn của cụ Phạm với những cây thuốc quý rực rỡ nhƣ một vƣờn hoa và hai cây hoàng lan cổ thụ. Đó là một không gian vô cùng yên bình giống nhƣ sự trầm tính và ít nói của chủ nhân. Đây cũng là nơi gắn với những ngày sống êm đềm của Nguyên Trừng và Quỳnh Hoa. Không gian thơ mộng của trại mai gắn với những đêm thƣởng hoa, thƣởng rƣợu của những con ngƣời có tâm hồn nghệ sĩ Hồ Nguyên Trừng và Trần Khát Chân.

Căn phòng của Hồ Nguyên Trừng cho thấy rõ tính cách của ông, treo đầy tranh và thƣ họa. Con ngƣời tài hoa này muốn tránh khỏi những xung đột tranh chấp chính trị nơi triều chính, muốn thoát tục.

Cùng là miêu tả không gian sống của các bậc vƣơng tôn quý tộc nhƣng không gian sống ở tiểu thuyết Hồ Quý Ly có sự phân tầng rõ rệ. Trong cùng

một gia đình, không gian văn hóa sinh hoạt đƣợc vận động liên tục. Tuy nhiên, không gian ở đây cũng ngầm chứa sự hỗn loạn và thay đổi.

Không gian văn hóa gia đình trong Mẫu Thượng Ngàn là nếp sống, sinh họat của ngƣời dân trong những năm Pháp thuộc. Không gian văn hóa gia đình Việt có sự xâm lấn bởi các yếu tố Phƣơng Tây. Ngôi nhà Việt đƣợc nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đặc tả qua nhà cụ đồ Tiết. Khuôn viên nhà gồm nhà chính, nhà phụ, chuồng gia súc. Nhà chính gồm 1 gian, nơi có 1 tấm phản nhỏ cho gia đình quây quần sum họp và hai chái, cô bé Nụ ở chái bên phải. Nhà chính quay về hƣớng nam, hƣớng này có thể đón ánh nắng khi trời lạnh, đón đƣợc gió mát để giải nồng. Trƣớc nhà có khu vƣờn rộng để làm cảnh và đón gió. Cụ đồ Tiết rất quan tâm đến không gian sinh hoạt sống chung của cả nhà. Cụ chăm sóc vƣờn cây cảnh, chăm sóc cây cột lim trong nhà. Thứ nƣớc mƣa cũng phải hứng từ bẹ cau chảy xuống, vừa thơm vừa ngọt. Không gian ấy chính là không gian sống đặc trƣng của ngƣời dân quê bắc bộ.

Trƣớc năm 1945, Việt Nam theo chế độ phong kiến, chế độ đa thê thời ấy rất phổ biến, điển hình nhƣ gia đình lý Cỏn. lý Cỏn có 3 bà vợ và mỗi ngƣời ở một căn nhà độc lập, không ảnh hƣởng đến nhau. Bà cả ở nhà chính – ngôi nhà ngói năm gian, lát sân gạch. Bà hai ở một gian nhà khác nhỏ hơn nhƣng cũng khang trang không kém ngôi nhà chính vì lý Cỏn hay ghé thăm. Nhà của bà Váy ba thì ở gần cánh đồng, ngôi nhà có phần giản dị. Kiểu không gian văn hóa nhà chính và nhà vợ lẽ thƣờng thấy trong các gia đình hào lý, có chức sắc trong vùng thời xƣa.

Sự xâm lấn của các yếu tố phƣơng Tây cũng đƣợc thể hiện rất rõ trong không gian sống của gia đình. Điển hình cho sự thay đổi kết cấu không gian văn hóa gia đình là khu đồn viên của ngƣời Tây. Ngƣời Pháp đô hộ vào Việt Nam, kéo theo đó là sự xâm thực không gian văn hóa Việt. Khu đồn Tây đƣợc xây theo kiểu kiến trúc nửa ta, nửa tây và lai cả tàu. Ngôi nhà chính giữa đƣợc

xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, khu ngƣời làm lại xây theo kiểu kiến trúc Việt với nhà lá. Hình ảnh đồn điền của Philippe đƣợc miêu tả rất tỉ mỉ. Đó là một ngôi nhà hai tầng ra dáng một vila, nhà quay hƣớng Nam để hóng gió, hiên thật rộng và một nhà tắm hiện đại nhƣ những nhà Tây ở Hà Nội với vòi hoa sen nhƣ một phòng “thủy điện liệu pháp”. Đặc biệt ngôi nhà có sử dụng “thiết bị chống nóng” là một chiếc quạt lúa to gấp mấy lần quạt lúa của ngƣời Việt thƣờng, treo ngang trên trần nhà và có ngƣời kéo. Có thể thấy rõ ở Mẫu

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 77)