Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật là một phƣơng tiện quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Ngôn ngữ chính là một căn cứ để biểu đạt tính cách và phẩm chất của mỗi con ngƣời, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình cá biệt hóa nhân vật.

Ngôn ngữ của nhân vật có thể là đối thoại hay độc thoại. Đối thoại gắn liền với việc những ngƣời nói hƣớng vào nhau và tác động vào nhau; độc thoại không nhằm hƣớng đến ngƣời khác và tác động qua lại giữa ngƣời và ngƣời. Nếu đối thoại là sự giao tiếp bằng lời nói giữa hai người (hoặc nhiều người) hơn với nhau… Ngôn từ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó có sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và phản xạ lại phát

ngôn ấy [3.tr130]. Trong khi đó: độc thoại là phát ngôn dài dòng, rườm rà,

không dự tính có một lời đáp nào xuất hiện tức khắc, hoặc hoàn toàn không

nhằm tới ai cả [3.tr127]. Đôi khi đó là độc thoại nội tâm với phát ngôn của

nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm (hoặc lẩm bẩm), mô phỏng hoạt động, suy nghĩ,

xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó [3.tr127].

Ngôn ngữ của nhân vật có nhiều chức năng khác nhau nhƣ: chức năng phản ánh hiện thực, chức năng tự bộc lộ của nhân vật, chức năng là đối tƣợng miêu tả của tác giả hoặc chức năng thể hiện nội tâm…. Tổng hợp những chức năng đó, thông qua trần thuật, nhân vật kể lại cuộc đời của mình, bộc lộ tâm tƣ, suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời, lẽ sống, giúp ngƣời đọc lĩnh hội đƣợc tƣ tƣởng, quan niệm của nhà văn. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ trần thuật của mình, làm phân hoá ngôn ngữ tiểu thuyết, đƣa vào tiểu thuyết nhiều tiếng nói khác nhau, đa thanh, đa giọng điệu.

Độc thoại và độc thoại nội tâm xuất hiện dày đặc trong Hồ Quý Ly. Đó là những dòng tâm trạng miên man của các nhân vật chính nhƣ: Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần Khát Chân… Hồ Quý Ly xuất hiện trong tất cả các chƣơng truyện (trực tiếp hoặc gián tiếp qua sự liên hệ, nhìn nhận của các nhân vật khác). Tác giả dành hẳn hai chƣơng truyện cho riêng nhân vật đặc biệt này: Chương IX: Một ngày của Thái sư (I) (Minh đạo 1); Chương X: Một

ngày của Thái sư (II) (Minh đạo 2). Nếu ở những chƣơng truyện còn lại Hồ

Quy Ly hiện lên với tƣ cách là một nhân vật lịch sử hơn là một nhân vật văn học thì ở hai chƣơng này tác giả dành bút lực để tạo nên một CON NGƢỜI Hồ Quý Ly với đầy đủ những ý nghĩa của hai từ ấy. Xuyên suốt những trang tiểu thuyết là những dòng độc thoại nội tâm miên man của nhân vật. Thông qua đó, tác giả thể hiện những suy nghĩ, cách đánh giá của Hồ Quý Ly về hiện thực, đời sống và chính bản thân mình. Nhà văn để ngòi bút len lỏi cả vào những giấc mơ của nhân vật, khơi dậy những ẩn ức sâu kín nhất trong lòng con ngƣời. Hồ Quý Ly hiện lên là một con ngƣời lạnh lùng đến tàn nhẫn, kiên quyết đến độc đoán, nhƣng cũng đầy mâu thuẫn giằng xé, và đôi lúc lại vô cùng yếu đuối trƣớc sự cô độc của chính mình. Đây là một đoạn độc thoại tiêu biểu của Hồ Quý Ly: Ngẫm lại mình, ông đã xứng đáng là một minh chủ hay chưa?... Thôi cũng đành mặc miệng thế. Chỉ cốt ta thành công. Mà cả sự thành công nữa, ông cũng mong nó ở một tầm cao mà người đời không nhìn

thấy [19.tr465].

Hai lần tác giả để Hồ Quý Ly khóc trƣớc bàn thờ ngƣời vợ quá cố của mình. Những giọt nƣớc mắt ấy là những giọt buồn của một con ngƣời cô độc, một ngƣời không có kẻ tri âm. Hồ Nguyên Trừng hiểu ông, nhƣng tận sâu trong lòng lại không ủng hộ ông. Chính Hồ Nguyên Trừng đã nhận ra nỗi cô đơn thẳm sâu trong lòng ngƣời cha ấy. Bảo là nỗi cô đơn của một kẻ thoán nghịch cũng được… bảo là nỗi cô đơn của một kẻ làm việc lớn cũng được.

Với Đội gạo lên chùa, An là nhân vật có nhiều đoạn độc thoại nhất. Trong hầu hết các chƣơng An đều là ngƣời kể chuyện chính ở ngôi thứ nhất, xƣng “tôi”. Điều này càng tạo điều kiện cho những dòng độc thoại triền miên của nhân vật có điều kiện xuất hiện. Thêm nữa, cũng thật đơn giản bởi An là một ngƣời giàu tình cảm, sống nội tâm nên “nhu cầu” độc thoại luôn thƣờng trực. Tâm hồn An luôn trôi theo những dòng suy tƣởng về chính mình, về con đƣờng mà mình đang hƣớng tới. Đây là đoạn độc thoại của An về chính mình trong những ngày đầu nhập đạo: Không hiểu thầy tôi đã nhìn thấy và dự cảm thấy gì trong số kiếp của tôi? Hay là vì tôi đã đến chùa trong một hoàn cảnh bi thương, nên từ hôm đầu tiên tôi đã trông thấy cái tình cảm xót thương trong đôi mắt của thầy, và cũng vì thế nên thầy quá khoan dung với tôi

[18.tr107]. Ở những dòng độc thoại của An, ta luôn thấy sự tự đối thoại, tƣơng tác rất cao khi những dòng độc thoại ấy nhƣ nêu vấn đề, rồi tự nhìn nhận và cũng đồng thời nhƣ ngầm đối thoại với độc giả.

Độc thoại nội tâm cũng đƣợc Nguyễn Xuân Khánh sử dụng khá thƣờng xuyên trong Mẫu thượng ngàn. Chƣơng XI, chƣơng duy nhất của tác phẩm sử dụng điểm nhìn của ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất, bà ba Váy xƣng tôi và kể câu chuyện cuộc đời mình. Suốt 33 trang truyện là dòng độc thoại nội tâm triền miên của nhân vật, chỉ ba lần nhân vật nói chuyện với một ai đó. Từ lời độc thoại của một ngƣời đàn bà bé nhỏ, cuộc đời của ngƣời dân Cổ Đình cũng vì vậy mà hé lộ. Đó là lời kể về ngƣời vợ cả, vợ hai của ông Lý, về những đứa con, về mối duyên ép buộc của bà và cuộc tình nồng nhiệt của tuổi trẻ. Cũng từ đây, những khát vọng, ẩn ức tận sâu trong lòng của ngƣời phụ nữ có thân phận bé mọn đƣợc biểu lộ. Khơi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, nhà văn cho thấy mối đồng cảm sâu sắc của mình với bà ba Váy và những ngƣời phụ nữ Việt nhƣ bà.

Đối thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh thể hiện tính tƣơng tác cao độ và giúp nhân vật trực tiếp bộc lộ mình. Trong tiểu thuyết Hồ

Quý Ly, nhân vật chủ yếu sống với những suy tƣ thầm kín nhiều hơn, vì vậy

nhân vật có kiểu đối thoại ít ăn nhập, các tác nhân tham thoại đuổi theo ý nghĩ của tiêng mình, hoặc nói với ngƣời nhƣng cũng nhƣ là nói với chính mình. Ngôn ngữ trong những đối thoại mang tính triết lý cao, văn phong trang nhã bởi đó là ngôn ngữ của những ngƣời tri thức, những ngƣời thuộc tầng lớp trên của xã hội. Đáng chú ý nhất có lẽ là những cuộc đối thoại giữa Hồ Quý Ly và Hồ Nguyên Trừng. Sau khi Nguyên Trừng nêu lên quan điểm của mình về tình hình hiện thực nhà Trần cũng nhƣ tâm lý chung của đám quan lại, dân chúng và điểm đáng lo ngại là cái ơn sâu của nhà Trần cho đất nƣớc và nguy cơ giặc phƣơng Bắc, Quý Ly nói:

Thế để nguyên hiện trạng như hiện nay Đại Việt ta có suy yếu không? Nếu nhà Trần thối ruỗng như hiện nay, mà nhà Trần tồn tại, so với một triều đại mới được dựng lên, được quét sạch lũ tham quan ô lại, được tổ chức cứng rắn, được hết lời bàn ra tán vào, thì hỏi triều đại ấy bên nào tốt hơn, mạnh hơn? Thôi câu chuyện nên dừng ở đây. Dù sao, cha cũng thấy con là người

mà cha mong muốn, tin cậy [19.tr101].

Hồ Quý Ly gần nhƣ đánh mất vai trò của ngƣời đối thoại, dƣờng nhƣ ông luôn tự đối diện, suy ngẫm với chính mình. Đối thoại mà nhƣ độc thoại phản ánh tính chất bất an, sự cô đơn của con ngƣời.

Trong Mẫu thượng ngàn, những cuộc đối thoại thú vị nhất có lẽ chính là đối thoại thể hiện quan điểm về văn hóa, về đất nƣớc và con ngƣời Việt của những ngƣời ngoại quốc. Đó là cuộc trò chuyện của nhà dân tộc học René de Frometin và Pierre về xứ phƣơng Đông huyền bí và lạ lẫm, nơi đâu đâu cũng thấy niềm tin vào các vị thần, nơi mà Ta đi khai hóa họ, nhưng ta đã hiểu gì về họ. Trông cái bề ngoài cam chịu, nhẫn nhịn ấy, nhưng bên trong nó còn ẩn

dấu những gì ta đâu có biết. Ở rừng có lắm cơn giông tố thật bất ngờ

[20.tr192]. Đó là những cuộc đối thoại về ngƣời bản địa với những phát hiện thú vị của quản gia Trung Hoa và ông chủ đồn điền Philippe Messmer về văn hóa bản địa và ngƣời phụ nữ nơi đây và rất nhiều cuộc trò truyện khác của những ngƣời ngoại quốc tới đất nƣớc A Nam này. Ở những cuộc đối thoại ấy, ta thấy đƣợc sự gửi gắm quan điểm về việc giao lƣu văn hóa Đông Tây gắn với cuộc xâm lƣợc thuộc địa của Pháp qua các thời kỳ.

Trong Đội gạo lên chùa, những cuộc đối thoại của sƣ cụ với những ngƣời xung quanh là những cuộc đối thoại giàu ẩn ý nhất, thể hiện quan điểm sống của nhà văn và những hiểu biết về tƣ tƣởng Phật giáo với tƣ cách một tôn giáo vô cùng nhập thế.

Ngoài đối thoại giữa các nhân vật, chúng ta còn thấy sự xuất hiện của kiểu đối thoại đặc biệt: đối thoại giữa ngƣời kể chuyện giấu mặt và độc giả ẩn tàng. Kiểu đối thoại này cho thấy tính đối thoại toát lên từ toàn bộ tác phẩm, khi mọi sự vật, hiện tƣợng đều nhƣ một câu hỏi, một câu giải thích với chính độc giả, từ đó yêu cầu sự tƣơng tác, suy tƣ liên tục của ngƣời đọc và tác phẩm, ngƣời đọc với nhân vật và tác giả. Mỗi ngƣời đọc có thể tự đƣa ra những đánh giá, quan điểm riêng của mình. Dạng đối thoại này cho thấy tinh thần dân chủ, thôi thúc tƣ duy và sáng tạo khi tiếp nhận tác phẩm của ngƣời đọc. Chúng đƣợc thể hiện qua những bình luận, trữ tình ngoại đề của tác phẩm. Ngƣời kể chuyện nhƣ là ngƣời dẫn dắt, định hƣớng độc giả. Chúng ta có thể nhận thấy kiểu đối thoại này ở những lời nói mà không rõ ngƣời phát ngôn là ai và đối tƣợng hƣớng tới là ai. Những đoạn đối thoại này xen kẽ trong các chƣơng truyện không báo trƣớc, nhƣng cũng không làm đứt mạch truyện mà tạo sự thoải mái, tự nhiên cho ngƣời tiếp nhận. Chúng xuất hiện nhiều nhất ở các chƣơng truyện nhân vật tự giới thiệu về mình, tự kể câu chuyện của mình. Hồ Nguyên Trừng(chƣơng 2); Bà ba Váy (chƣơng 11); An

(mục 6 trang 106). Mặc dù là những đối thoại hƣớng tới đám đông độc giả nhƣng thực chất những lời nói ấy không cần hồi âm. Kiểu đối thoại này tƣơng tự nhƣ hình thức diễn trên sân khấu, bảo là đối thoại với độc giả nhƣng thực chất là độc diễn.

Trong các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, ông còn sử dụng hình thức đối thoại đám đông theo kiểu hô ứng, thậm chí là dƣới dạng tin đồn. Dạng đối thoại này xuất hiện trong cả ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Chúng tạo nên tính đa âm cho tác phẩm. Kiểu đối thoại này tạo nên một dàn bè đồng ca làm nền cho các tiểu thuyết lịch sử.

Độc thoại, độc thoại nội tâm và đối thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là công cụ đắc lực để bộc lộ tính cách, tâm lý nhân vật, khám phá thế giới nội tâm thầm kín của con ngƣời. Chúng cũng phần nào tạo nên tính đa thanh, tính dân chủ trong các tiểu thuyết hiện đại.

CHƢƠNG 3:

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)