Thế giới nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 25)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Thế giới nghệ thuật

Từ thời cổ đại, Aristot đã hình dung chỉnh thể tác phẩm nhƣ một cấu tạo, mà nếu đổi thay hay lấy bớt một bộ phận thì toàn thể sẽ đổi thay hay vận động. Quan điểm nhìn tác phẩm nhƣ một khách thể toàn vẹn ấy tồn tại cho đến hết thời kỳ trung đại. Tới chủ nghĩa Lãng mạn, ngƣời ta đã nhìn tác phẩm văn học nhƣ một thế giới có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ.

Trong lịch sử văn học, Seđrin và Banzăc là những ngƣời đầu tiên gọi một tác phẩm là “thế giới nghệ thuật”, “ vũ trụ nghệ thuật”. Với Banzăc, tác phẩm là một vũ trụ, vũ trụ ấy là cuộc đời nhìn qua nhãn quan của ông tạo nên một "thế giới kiểu Balzac" in rõ dấu ấn của "cảm hứng vĩ mô” và đó là "vũ trụ đƣợc sáng tạo hơn là đƣợc mô phỏng". Nhà văn Seđrin đã nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép

kín trong bản thân nó”. Nhƣ vậy, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện nhƣ

một thế giới nghệ thuật. Bêlinxki cũng đã từng nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó”.

Từ những nhận xét trên ta có thể hiểu thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Thế giới nghệ thuật là một khái niệm mang tính đặc thù vừa thể hiện qua chất liệu nghệ thuật, vừa tồn tại trong cảm nhận của ngƣời thƣởng thức. Bên cạnh đó, nó còn là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong chỉnh thể thẩm mỹ của tác phẩm.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thế giới nghệ thuật là: khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật (…). Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp

ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ [29. tr251].

Trƣớc tiên cần khẳng định thế giới nghệ thuật xác lập tính độc lập tƣơng đối của chủ thể sáng tạo so với thế giới tự nhiên hay thực tại xã hội. Đó chính là sự thừa nhận quyền sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Ngƣời nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm văn học không phải là sự sao chép, lệ thuộc máy móc vào thực tại bên ngoài, mà: “là một thế giới riêng được sáng tạo theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong

sáng tạo nghệ thuật” [29.tr251]. Thế giới nghệ thuật là sản phẩm tinh thần,

kết quả của trí tƣởng tƣợng, sự sáng tạo chỉ có trong các tác phẩm nghệ thuật. Bởi vậy, thế giới nghệ thuật có cấu trúc riêng, quy luật riêng đƣợc thể hiện ở đặc điểm con ngƣời, tâm lý, không gian, thời gian, đồ vật, xã hội… gắn liền với một quan niệm về chúng của tác giả. Thế giới nghệ thuật tƣơng ứng với thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan, lịch sử quan, hay cảm nhận thế giới của chủ thể sáng tạo. Do đó, thế giới nghệ thuật bao quát sâu rộng hơn hình tƣợng nghệ thuật. Điều này làm cho mỗi hình tƣợng, chi tiết trong tác phẩm văn học mang một ý nghĩa đặc thù, khác với những hiện tƣợng, chi tiết trong thế giới thực tại. Con ngƣời trong văn chƣơng cũng khác với con ngƣời thực tại ngay trong những tác phẩm đƣợc gọi là hiện thực chủ nghĩa bởi nó mang tính khái quát, tƣợng trƣng hơn. Vì vậy, nghiên cứu thế giới nghệ thuật khác với việc phân tích hình tƣợng nghệ thuật. Cuối cùng, thế giới nghệ thuật

là thực tại tinh thần mà người đọc ở vào khi sống với tác phẩm. Nhưng nó không đơn giản là một tồn tại khác của thực tại, mà là một thế giới đã đột phá tính hữu hạn của thực tại để mở vào chiều sâu vô hạn của ý nghĩa, làm thành

một thế giới ước lệ, tượng trưng [41. tr1660].

Nhƣ vậy thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan và cách cắt nghĩa đời sống rất riêng của chủ thể sáng tạo. Mỗi tác phẩm lớn, tác giả lớn đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình, chúng thể hiện tính độc đáo trong tƣ duy và phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Cách hiểu trên đây về thế giới nghệ thuật là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)