Không gian chuyện kể đa tầng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 92)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Không gian chuyện kể đa tầng

Có thể nói rằng, không gian trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng

Ngàn, Đội gạo lên chùa là không gian đa tầng. Nhà văn đã xếp chồng nhiều

xung đột và nhiều mối quan hệ giữa các nhân vật trong tiểu thuyết. Sự “xếp chồng” đó đã tạo nên một không gian đa tầng trong tiểu thuyết.

Trƣớc tiên, không gian đa tầng trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đƣợc thể hiện qua lối kết cấu của ba cuốn tiểu thuyết này. Các chƣơng, phần trong cả ba cuốn tiểu thuyết gần đây của Nguyễn Xuân Khánh cũng đều đƣợc đặt tên, cụ thể:

- Hồ Quý Ly chia thành 13 phần (mỗi phần lại chia thành nhiều “tiết”

nhỏ) với những tiêu đề nhƣ sau: Hội thề Đồng Cổ – Hồ Nguyên Trừng – Ông vua già – Cái chết của ông vua già – Trần Khát Chân – Cô gái vườn mai – Vua Thuận tôn và bà hoàng Thánh Ngẫu – Trong vườn ngự uyển – Một ngày của Thái Sư (I) – Một ngày của Thái sư (II) – Ngôi chùa đổ – Đường lên Yên Tử – Hội thề Đốn Sơn.

- Mẫu Thượng ngàn chia thành 15 phần (mỗi phần có nhiều tiết nhỏ):

Người trở về – Nhụ và Điều – Đồn điền Messmer – Họ Vũ, họ Đinh – Pierre và Julien – Người Cổ Đình – Bà cô Tổ – Philippe Messmer – Con chim cu cườm – Đối thoại – Bà ba Váy kể chuyện – Tai hoạ lớn – Ông Đùng, bà Đà – Hội kẻ Đình – Chương kết.

- Đội gạo lên chùa chia thành 3 phần lớn, mỗi phần lớn lại chia thành

chƣơng, với số lƣợng nhiều ít không đều nhau, nhƣng tất cả phần lớn, phần nhỏ đều có tiêu đề: Trôi sông (Lưu lạc – Chùa Sọ – Tây lai Bernard – Trường làng – Sư Vô Trần – Tôi học võ – Nhà sư cách mạng – Bốt đình Sọ – Đại uý Thalan – Nhà giam phòng nhì – Trận lúa vàng – Thiền sư Vô Uý – Sư Khoan Độ – Sư cụ và thày giáo Hải – Cô Nguyệt – Đại sư huynh – Đom đóm – Trôi

Giếng thơm – Trên sông Bồ Đề – Đã mang lấy nghiệp vào thân) – Về cõi nhân gian (Ngày giỗ tổ – Tân binh – Chuẩn bị lên đường – Duyên nhà Phật – Tiếng chuông chùa – Hai đối thủ – Gặp gỡ – Về cõi nhân gian).

Lối kết cấu trên làm ta liên tƣởng tới lối kết cấu truyền thống khi các nhà văn đặt tên cho các chƣơng mục hết sức rõ ràng, thuyết minh cụ thể cho nội dung truyện kể. Văn học hiện đại lại thƣờng cố ý dùng lời để làm mờ nghĩa, thậm chí làm rối nghĩa khiến ta rất khó đọc. Cho nên, nhan đề của tác phẩm văn học thƣờng ngắn, nhiều khi chỉ có một tiếng, và thậm chí các chƣơng, đoạn trong tác phẩm chuyện kể hầu nhƣ không có tiêu đề, nhan đề gì cả. Tuy vậy, dù kết cấu theo lối gần với truyền thống những tiểu thuyết hiện đại là không quá chú trọng vào lối kết cấu theo trình tự tuyến tính với nguyên tắc của một hành động luôn bao gồm: Mở đầu – Phát triển (Khai đoan) – Đỉnh điểm – Thắt nút – Kết thúc. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên khi tìm hiểu hệ thống tiêu đề trong Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa đã nhận xét: ở đây sự thiếu vắng của một hành động truyện kể trung tâm, xuyên suốt; các phần, các chƣơng thƣờng là những bức chân dung, những khung cảnh, hay những mảnh truyện giống nhƣ những các bè bối trong giao hƣởng, tuy không xa rời chủ đề chính của văn bản, nhƣng gắn kết với nhau một cách lỏng lẻo [29]. Sự phá vỡ nguyên tắc ấy tạo ra một không gian truyện kể đa tầng, nhiều cấp độ cho bộ ba tiểu thuyết này.

Trong bài viết Về những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Ly, Mẫu

Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh nhà nghiên cứu

Lã Nguyên đã có những phát hiện rất độc đáo về những vỉa không gian đa tầng trong Hồ Quý ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa. Đó là ba lớp không gian truyện kể, mỗi lớp gắn với một vỉa lịch sử tồn tại vô cùng bền chặt trong kí ức văn hoá, trong tƣ duy thể loại của giao tiếp ngôn ngữ. Ở lớp trên cùng, bao trùm lên cả ba tiểu thuyết là không gian của cái chung cục. Cả ở ba

tác phẩm, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra bối cảnh “mạt vận” của các giai cấp thống trị. Trong tiểu thuyết Hồ Quý Lý, nhà văn chủ yếu kể về những năm cuối của nhà Trần. Ông vua già Trần Nghệ Tông thì bất lực, ông vua con thì bị chính ông ngoại của mình truất ngôi. Cũng chính vì bối cảnh lịch sử chính là buổi giao thời của hai triều đại vì vậy mà không mấy ngạc nhiên khi không gian miêu tả cảnh triều đình, trang viên của giai cấp quý tộc nhà Trần đều hoang tàn, xơ xác và ngày càng lụi nhƣ chính triều đại ấy. Vƣờn quế trong cung cấm xƣa kia xanh tốt, là nơi khởi nguồn cho một câu chuyện tình yêu đẹp của Hồ Quý Ly gắn liền với câu đối nổi tiếng “Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế - Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai” thì bị giặc Chiêm Thành thiêu cháy, cung điện vàng son một thời huy hoàng trƣớc kia của nhà Trần đổ nát. Quan lại, Quý tộc buộc phải rời khỏi nhà, bỏ trang viên để rời vào Tây Đô. Bản chất của thời kỳ này đƣợc Nguyễn Xuân Khánh miêu tả là “thời thiên túy”, trời say, con ngƣời lại càng say. Cảnh đói khát, giết chóc, giặc giã hoành hành, đẩy xã hội vào cảnh tao loạn.

Toàn bộ không gian trong tiểu thuyết Mẫu Thương ngàn trải dài suốt chiều dài kháng chiến chống Pháp, là thời mạt vận của triều đình phong kiến Việt Nam. Không gian trong tiểu thuyết đƣợc đặt vào bối cảnh binh đao. Binh đao cũng là biểu hiện của thời mạt. Trong bối cảnh ấy, không gian cũng có sự chuyển biến, chứng kiến cho sự “mạt vận”. Thành Hà Nội bị đại bác của Pháp đánh phá tan hoang. Sau này, vì muốn quy hoạch lại Hà Nội mà Pháp cũng phá hủy toàn bộ thành. Ngôi chùa Báo Thiên bị dỡ bỏ, thay vào đó là một nhà thờ uy nghiêm, đất đai bị cắt xẻ cho những ông chủ đồn điền ngƣời Pháp. Những thôn, ấp mới của ngƣời theo đạo thiên chúa đƣợc dựng lên bên cạnh những xóm làng đã có từ thời ngàn xƣa. Khởi nghĩa nổi lên ở khắp nơi, quân cờ đen, quân hoàng kỳ… tất cả tạo nên đều thuộc phạm trù của cái “chết”, của sự “kết thúc”, của cái “chung cục”.

Bối cảnh của Đội gạo lên chùa, nhịp cầu nối liền hai cuộc binh đao, chống Pháp ở đầu này và chống Mĩ ở cuối kia, là cải cách ruộng đất, là Bão

nổi can qua. Nếu nhƣ cái mốc thời gian giữa hai cuộc chiến (1954) luôn đƣợc

thể hiện trong lịch sử nhƣ là khoảng thời gian của hòa bình lập lại ở miền Bắc thì trong tác phẩm lại là một liên tƣởng ngƣợc lại, thậm chí trái ngƣợc. Có thể thấy bao trùm toàn bộ tác phẩm là cái rối ren của thời tao loạn.

Lớp thứ hai, đan xen với lớp thứ nhất là không gian của cái “khởi nguyên”. Trong Hồ Quý Ly, “khởi nguyên” có nghĩa là “khởi nghiệp”. Mở đầu và kết thúc tác phẩm đều là hội thề. Hội thề Đồng Cổ ở đầu truyện là công cụ, phƣơng tiện để triều Trần níu kéo sự tồn tại, vinh quang trong thời tàn mạt. Hội thề Đốn Sơn ở cuối truyện lại là sự khởi nghiệp, thị oai của một dòng họ, một triều đại mới.

Trong Đội gạo lên chùa ngay trong phần Bão nổi can qua, bỗng xuất hiện Ngày mớiMặt trời bừng sáng cánh đồng quê. Trong Mẫu Thượng ngàn có cả một chƣơng viết về Bà cô Tổ. Trong Đội gạo lên chùa lại có chƣơng nói về Ngày giỗ Tổ. Khởi nguyên vì vậy cũng có nghĩa là Tổ tiên, khởi đầu của dòng họ. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên cũng cho rằng: Ở một số trường hợp, trong các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, “khởi nguyên” gần như đồng nghĩa với sự “tái sinh”, trở về với “nguồn cội” của sự sống.

[30]. Mẫu Thượng ngàn mở ra bằng chƣơng Người trở về, Đội gạo lên chùa

kết thúc bằng phần Về cõi nhân gian: câu chuyện “trở về” trở thành môtip chủ đề xuyên suốt cả ba cuốn tiểu thuyết của ông. “Trở về” hay “hồi quy” đƣợc thể hiện bằng xu hƣớng các nhân vật đều hƣớng tới việc quay về nơi mình đã sinh ra, quay về với cội nguồn của văn hóa dân tộc. Trịnh Huyền, Tuấn, Huy, Nhụ đều quay về nơi chôn rau cắt rốn của mình… và ngay cả những ngƣời chọn đƣờng ra đi nhƣ Điều trong Mẫu thượng ngàn cũng chỉ bởi họ không dám đối diện với hiện thực cuộc sống chứ không phải vì muốn rời bỏ nguồn

cội. Nhụ không đi khỏi làng sau biến cố lớn của cuộc đời không phải để oán hận hay trả thù, mà là về với mẫu, về với điểm tựa tinh thần khởi nguyên từ văn hóa dân tộc mình. Môtip “sinh” cũng xuất hiện rất nhiều trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đặc biệt là trong Mẫu thượng ngàn Đội gạo lên chùa.

Môtip ấy đƣợc thể hiện qua những dấu hiệu đậm chất văn hóa nhƣ tục trải ổ, tích về Ông Đùng, Bà Đà, và những cuộc yêu đƣơng cuồng nhiệt của các nhân vạt. Ở các tác phẩm, câu chuyện đƣợc nối tiếp không ngừng qua các thế hệ. Các nhân vật từ những đứa trẻ trở thành những ngƣời cha, ngƣời mẹ và cứ thế tiếp nối. Suy cho cùng, sự sinh thành chính là khởi nguyên của mọi tồn tại.

Lớp thứ ba xuyên suốt trong cả ba tác phẩm đó là “không gian liên hoàn”. Vì sao lại gọi đó là không gian liên hoàn, bởi lẽ, trùng khít với không gian chung cục và không gian khởi nguyên là sự kết thúc và mở đầu của những triều đại, những không gian này nối tiếp nhau. Không gian trong tác phẩm có sự dịch chuyển, tiếp diễn. Cái khởi nguyên hóa ra lại đang ƣơm mầm cho cái chung cục và cái chung cục lại nhen nhóm cho cái khởi nguyên. Không gian cứ nối tiếp lẫn nhau thành từng lớp, từng lớp liên hoàn.

Tạo ra một không gian đa tầng cho chuyện kể của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã lồng ghép khéo léo đan cài nhiều lớp không gian vào với nhau, đằng sau cảnh tao loạn của cái “đƣơng đại đang tiếp diễn”, truyện kể vẫn hé lộ một thế giới khác: thế giới an lành, không gian tĩnh lặng và nên thơ. Xây dựng không gian đa tầng, sự đan bện giữa lịch sử và văn hóa - phong tục, chính là một phẩm chất đặc biệt trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Bức tranh xã hội Việt Nam vào những thời kỳ mạt vận đƣợc mở rộng đa chiều, tâm thức cộng đồng (làng), tâm thức Nho giáo, tâm thức Gia Tô giáo... và đặc biệt là qua trải nghiệm của các cá thể đều hƣớng về phía Mẫu cùng đạo Phật ẩn sâu trong tinh thần ngƣời Việt. Theo đó, tâm thức tôn giáo và tâm thức nghệ thuật hòa lẫn, yếu tố lịch sử và tôn giáo tín ngƣỡng đƣợc thể hiện

một cách nghệ thuật tạo nên những chiều kích mộng tƣởng mà Nguyễn Xuân

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)