Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 97)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

3.3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh Khánh

3.3.1. Hiện tượng thời gian chết

Nguyễn Xuân Khánh là một nhà văn có tƣ tƣởng riêng, đọc tiểu thuyết của ông, độc giả nhƣ ngƣợc dòng thời gian, tìm về với cội nguồn xa xƣa của dân tộc. Nhƣ đã đề cập ở trên, những tác phẩm của ông thƣờng đƣợc lấy bối cảnh “mạt vận” của một thời kỳ hoặc sự chuyển giao thời đại với nhiều nhân vật, sự kiện gắn với các mốc thời gian quan trọng. Thời gian và không gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đôi khi có sự trùng khít khó phân biệt, tách rời. Ông thƣờng sử dụng thủ pháp quãng ngƣng để làm chậm lại dòng chảy của truyện kể. Quãng ngƣng miêu tả cảnh vật hoặc tâm trạng ứng với các đoạn trữ tình ngoại đề tả cảnh hoặc sự trầm tƣ của nhân vật. Quãng ngƣng có tác dụng làm giãn hoặc chậm lại truyện kể, chìm vào tâm tình, triết lý hoặc khơi sâu vào ý nghĩa cuộc đời. Những lúc ấy, thời gian nhƣ ngừng chảy và ta có thể tạm gọi là thời gian chết. Hiện tƣợng thời gian chết đƣợc tác giả sử dụng nhƣ để tạo nên khoảng lặng cho tác phẩm. Đây cũng có thể xem nhƣ là một sự trì hoãn về mặt thời gian. Với việc sử dụng các khoảng lặng này, cốt truyện đƣợc giãn ra, những xung đột dịu lại, tạo nên những khoảng trống cho nhà văn bộc lộ tƣ tƣởng của mình hoặc thêm vào những đoạn bình luận, trữ tình ngoại đề…Sự trì hoãn này kích thích sự chú ý của ngƣời đọc, giúp ngƣời đọc thƣ giãn khi đọc những tác phẩm dài.

Thời gian lịch sử của cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly đƣợc đánh dấu từ giai đoạn cuối Trần đầu Hồ, giai đoạn không hề đáng tự hào trong lịch sử Việt Nam: trong nƣớc thì “giặc cỏ” nổi lên nhƣ ong, chính quyền trung ƣơng thì yếu đuối và đầy sự xáo trộn bởi những âm mƣu tranh đoạt, bên ngoài thì binh

lực Chiêm Thành đã vài lần đánh thốc vào tận kinh thành Thăng Long, và rồi cuối cùng thì cả nƣớc rơi vào ách đô hộ của triều đình phƣơng Bắc. Bản thân Hồ Quý Ly cũng là một nhân vật đầy phức tạp và còn xa mới có đƣợc sự “trong suốt” của những anh hùng trong lịch sử: với các sử gia chính thống, ông là một loạn thần tiếm ngôi; là tác giả của của những cái cách chính trị - xã hội đầy táo bạo, song ông lại không đƣợc lòng dân và từ đó dẫn đến mất nƣớc. Trong tác phẩm này, xung đột giữa hai thái cực lên đến cực điểm, những lúc nhƣ thế, khu vƣờn mai cổ kính kiêu sa của tƣớng Trần Khát Chân, cảnh thiên nhiên núi rừng huyền ảo lãng mạn mà kỳ bí, chốn Thanh Hƣ quán, cảnh sắc thiên nhiên tƣơi đẹp trong những bức tranh của Nguyên Trừng, Phạm Sinh vẽ, khung cảnh làng quê yên bình dƣờng nhƣ là chỗ dừng chân cho độc giả thƣ giãn, nghỉ ngơi. Thời gian trong những khoảnh khắc nhƣ ngừng lại, không còn những tranh chấp chính trị, không còn những khổ đau của cõi nhân gian loạn lạc, chỉ còn một tâm hồn thƣ thái, hòa vào cùng vào với cảnh sắc thiên nhiên Mùa xuân khi lá mai rụng hết, những nụ mai không biết ẩn nấp từ đâu bỗng đột nhiên đồng loạt đâm chồi lên khắp mọi cành, như

thể một phép lạ đã mời đón chúng về chen mùa xuân [19.tr204].

Nếu những đoạn miêu tả cảnh vật ấy đƣa độc giả tới một không gian thƣ thái hơn thì ở những văn miêu tả sự trầm tƣ của nhân vật, tác giả lại hé mở cánh cửa bƣớc vào thế giới nội tâm thăm thẳm của con ngƣời. Chúng ta có thể khảo sát phần 1 chƣơng IX: Một ngày của Thái Sư (I) (Minh đạo I) để thấy đƣợc điều này. Phần 1 chƣơng IX có thời gian văn bản không nhiều từ trang 445 đến trang 468 (13 trang truyện) trong đó trọn 4 trang đầu là giấc mơ của Quý Ly gặp Nghệ Hoàng. Thời gian co lại trong một cơn ác mộng. 7 trang còn lại ngoài những câu đối thoại của Nguyên Trừng, Hán Thƣơng và Nguyễn Cẩn bàn về cuốn Minh Đạo thì hầu hết đều là những dòng độc thoại của Quý Ly mặc dù nhân vật chƣa xƣng “tôi” để kể chuyện. Trong khoảng

thời gian văn bản ấy, xuất hiện dầy đặc những lời dẫn chuyện cho thấy những khoảng lặng, sự ngƣng đọng của thời gian: Cũng như những đêm mất ngủ khác, Quý Ly trôi theo những dòng suy nghĩ; Bên này buồng, Thái sư cúi đầu suy ngẫm; Trí óc ông chợt lạc vào những dòng thơ nôm; Quý Ly im lặng,

nhắm mắt lại; Ông cứ nghĩ miên man như vậy… Tiếp nối những lời dẫn ấy là

dòng suy tƣ của Hồ Quý Ly về kế hoạch đổi mới của mình, về những con ngƣời quanh mình, về quá khứ và cả tƣơng lai. Thời gian gọn lại trong những khoảnh khắc. Thời gian của một ý nghĩ thì thực khó thể đo đếm đƣợc bằng bất kỳ một phƣơng thức nào.

Trong Mẫu Thượng Ngàn, có những chƣơng nhà văn chỉ dừng lại miêu tả những cảm nhận đơn thuần. Chƣơng Nhụ và Điều có thể xem nhƣ thời gian đƣợc đóng khung trong phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Cái lấp lánh của những khoảng không gian văn hóa đã xâm chiếm mọi sự trôi chảy của thời gian. Đó là những đoạn miêu tả về cuộc sống thƣờng ngày yên bình, mộc mạc nơi làng quê Việt: Các cầu ong đã đầy và bít nắp. Cụ Tiết dùng một lưỡi dao thật mỏng, sắc như dao cạo, khéo léo cắt những tầng ong nhiều mật, cắt chúng thành những miếng nhỏ. Sau đó, lấy một chiếc chậu sạch và khô, đặt những chiếc đũa dài lên miệng chậu rồi đặt những miếng tổ ong lên đũa ngáng

[20.tr51]. Cứ thế những đoạn văn nối tiếp nhau và mọi biến chuyển của cuộc sống, của xã hội đƣơng thời nhƣ trôi tuột qua cuộc sống quá đỗi thanh bình.

Trong Đội gạo lên chùa, không ít lần, nhà văn miêu tả cảnh đêm trăng ở chùa qua cảm nhận của chú tiểu An. Đó là khoảng không gian đặc trƣng của làng quê Việt qua cảm nhận của An vào những thời điểm khác nhau. Không gian chùa lúc ấy vừa lung linh, vừa huyền ảo, khiến ngƣời đọc nhƣ lạc vào một cõi khác. Khi thì trong đêm ngủ một mình trong ngôi chùa lạ với nỗi sợ hãi của một đứa trẻ côi cút khi nhớ lại cái chết của cha mẹ: Tôi nằm đấy nghe tiếng chim đêm, nghe giun dế nỉ non và tắm ánh trăng giàn giụa chảy từ mái

chùa xuống. Ánh trăng cứ chảy, chảy mãi đến mức đầy ắp cái tâm hồn nức nở

của tôi [18.tr29]. Khi thì lang thang ngoài đồi muốn khóc mà không thể vì nỗi

đau đã cô đặc không thể chảy thành nƣớc mắt, khi thì linh cảm trong đêm Rêu tự tử ở giếng chùa và sau chiến tranh trở lại nơi đây. Những trang văn thấm đẫm tâm trạng với bút pháp trữ tình về thiên nhiên về tâm trạng con ngƣời đã đƣa lại cho Đội gạo lên chùa những cảm xúc vừa tƣơi mới, vừa trầm lặng, sâu lắng hơn.

Những khoảng lặng của thời gian khiến bạn đọc có thể cảm nhận đƣợc thế giới tinh thần của nhà văn. Đó cũng là lúc bút lực của ngƣời sáng tạo đƣợc thỏa sức thăng hoa, thể hiện và miêu tả. Những truyền thống tốt đẹp, những phong tục tập quán độc đáo, những thú chơi tao nhã một thời nhƣ sống dậy trong từng trang viết của nhà văn. Nguyễn Xuân Khánh là một nhà văn nặng lòng với văn hóa dân tộc nên những trang văn hay nhất của ông cũng thƣờng là những trang miêu tả nét văn hóa đẹp đẽ ấy. Bên cạnh đó, những quãng ngƣng còn cho thấy sự chiếm lĩnh nhân vật trong những khoảng khắc ý nghĩa của cuộc đời. Điều này càng làm cho chúng ta biết yêu thƣơng, quý trọng những phút giây ngắn ngủi nhƣng đẹp đẽ của hiện tại hơn. Khuynh hƣớng này chƣa xuất hiện trong truyện ngắn cũng nhƣ tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam trƣớc 1932. Trong văn chƣơng đƣơng đại, khuynh hƣớng này ngày càng trở nên phổ biến. Các tác giả tiểu thuyết hiện đại tập trung đặc tả những khoảnh khắc sống (một buổi chiều, một buổi đêm, gần trọn một ngày, từ sáng đến chiều) trong cuộc đời của một nhân vật. Những khoảnh khắc trong ý nghĩa đối lập với độ dài dằng dặc của một kiếp ngƣời trở nên vô cùng ý nghĩa đối với con ngƣời.

3.3.2. Hiện tượng thời gian nén

Tỉnh lƣợc hay hiện tƣợng thời gian nén đƣợc sử dụng nhiều trong những tiểu thuyết có dung lƣợng lớn. Thực chất đây là hình thức “tóm tắt” các

sự kiện cho độc giả dễ theo dõi. Thời gian hiện thực kéo dài cả chục năm trời, hoặc thậm chí là cả một thời kỳ cũng không đồng nghĩa với độ dài văn bản mà tác giả dùng để thể hiện nó. Và dĩ nhiên mỗi giai đoạn trôi qua đều đƣợc nhà văn sao chụp lại. Những sự kiện mà nhà văn chọn lọc để mô tả kỹ là những sự kiện có ý nghĩa đặc biệt mang mục đích truyền tải nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm. Còn những khoảng thời gian ít ý nghĩa hơn, không tác động đến tiến trình của cốt truyện, nhà văn lựa chọn biện pháp nén. Thứ nhất giúp truyện bớt dàn trải nhƣng ngƣời đọc vẫn hiểu đƣợc tiến diễn câu chuyện, thứ hai là để tập trung cho những khoảnh khắc quan trọng. Có khi chỉ một khoảng thời gian ngắn nhƣng nhà văn lại dành cả chƣơng để viết về nó, nhƣng có khi cả một giai đoạn dài chỉ nén lại trong vài dòng ngắn ngủi.

Thời gian diễn tiến cốt truyện của Hồ Quý Ly là khoảng thời gian cuối Trần - đầu Hồ khoảng hơn 30 năm từ đời Trần Dụ Tông khi Hồ Quý Ly còn là đại thần nhà Trần, đƣợc đổi sang họ Lê (năm 1371) đến hết đời Hồ (năm 1407). Hơn 30 năm lịch sử kéo dài trên hơn 802 trang tiểu thuyết (khoảng 20 trang/1 năm). Tốc độ kể chuyện nhƣ vậy không hề gấp gáp. Những con số tƣơng đối ấy cho thấy cái trăn trở của ngƣời viết và sự hồi cố. Hồ Quý Ly là một tiểu thuyết đậm chất lịch sử với nhiều sự kiện có thật đƣợc nêu bằng các mốc thời gian cụ thể nhƣng ta thấy, tác giả hoàn toàn không sa đà vào tất cả các sự kiện. Tỉnh lƣợc vì vậy đƣợc sử dụng khá nhiều. Hồ Quý Ly chỉ làm vua có 7 năm nhƣng ông lại bƣớc vào vũ đài chính trị 30 năm trƣớc đó. 17 lần là số lƣợng thời gian nén trong tiểu thuyết này. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã liệt kê toàn bộ các sự kiện chỉ trong vài dòng ngắn Cứ nhìn những sự việc xảy ra trong những năm gần đây thì rõ: quân Chiêm Thành tiến sát kinh đô mấy lần, Phạm Sư Ôn nổi loạn, vua Trần Duệ Tông đánh chiếm Chiêm Thành tử trận, vua Trần Phế Đế bị ông vua già truất ngôi và giết chết. Trần Nhân Tông ba đời làm vua, cho con út Thuận Tông lên ngôi. Đất nước chao đảo, quyền

thế nằm trong tay ông vua già và ông vua trẻ nít. Trong khi đó thế lực Hồ

Quý Ly ngày càng mạnh [19.tr15].

Mẫu thượng ngàn Đội gạo lên chùa là hai tiểu thuyết tiếp theo trong

mạch tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Khác với Hồ Quý Ly, với hai tiểu thuyết này các sự kiện và nhân vật trong lịch sử không phải là yếu tố đƣợc chú ý hơn cả. Tỉnh lƣợc chính là lựa chọn hoàn hảo để tác giả có thể lƣớt qua cái khung lịch sử ấy. Thời gian lịch sử của Mẫu thượng ngàn là thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp từ khi Pháp chính thức tấn công vào Việt Nam (năm 1858) đến hết cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1914) và đặt ách cai trị. Khoảng hơn 50 năm lịch sử đƣợc tái hiện trong 807 trang tiểu thuyết (khoảng hơn 14 trang/1 năm). Với Đội gạo lên chùa, thời gian lịch sử đƣợc đánh dấu bằng cuộc kháng chiến chống Pháp và kéo dài đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975). Kinh qua hai cuộc bể dâu nhƣng dung lƣợng của tác phẩm cũng tăng lên tới 866 trang với cỡ chữ nhỏ li ti. Có thể thấy, mạch kể chung của các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đều khá chậm, điều này cho thấy sự suy tƣ trong cách kể của nhà văn.

Mẫu Thượng Ngàn, nhà văn cũng sử dụng hình thức nén thời gian 17

lần. Những trang đầu tiên, tác giả đã dồn tụ 20 năm của cốt truyện trong cảm nhận của một ngƣời đàn ông mới trở về quê: Đã hai chục năm rồi nhưng cảnh chẳng khác xưa mấy tí… Ngọn núi dưới dòng là núi Đùng, ở đó có nhiều

chuyện lạ [20.tr10]. Sự dồn nén về mặt thời gian tạo cho truyện một không

khí sử thi ngay từ những trang đầu tiên cho ngƣời đọc bƣớc vào thế giới ngút ngàn những sự kiện và nhân vật, và phần nào đó kích thích trí tò mò của độc giả. Hai mƣơi năm, quãng thời gian không dài đối với sự phát triển của một ngôi làng nhƣng lại bằng ¼ quãng đời của một con ngƣời, đủ để cho nhiều những biến cố sự kiện xảy ra, nhƣng cũng đủ để chôn vùi đi nhiều ký ức.

Trong Đội Gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh cũng không ít lần tác giả dồn nén những khoảng thời gian. Tác phẩm là một hệ thống đồ sộ không chỉ về số trang mà còn ở độ dài của thời gian, độ rộng của các chiều không gian và hệ thống rất nhiều nhân vật qua các thế hệ. Đó là cuộc đời dăm ba thế hệ, hàng chục con ngƣời trải dài hết kháng Pháp đến cải cách ruộng đất, tập thể hóa nông nghiệp rồi chống Mỹ, giải phóng đất nƣớc. Những nhân vật ấy có đủ mặt giai cấp thành phần, có địa chủ ác bá lẫn nông dân cùng khổ, có Việt Minh nằm vùng lẫn quan Tây vong mạng, có bên kia là quân xâm lƣợc, tay sai và bên này Cộng Sản… Những nhân vật ấy lại có mối liên hệ đặc biệt, đều ít nhiều dấp dính, nƣơng cậy, đối diện, đối thoại với những con ngƣời, giáo lí bƣớc ra từ cửa chùa. Ngay trong phần mở đầu, tác giả đã dồn nén cả một quãng thời gian Phật Giáo phát triển hơn ngàn năm từ thời Lý chỉ trong vài đoạn văn do sƣ thầy Vô Úy kể chuyện cho nhân vật An. Trƣớc khi xuyên thấm về thôn quê, Phật giáo chủ yếu đắc dụng nơi đế kinh, một không gian của nhiều “kẻ có học”. Theo thời gian tôn giáo ấy vƣợt qua đƣợc cản trở về ngôn ngữ và sớm tƣờng giải các triết thuyết ẩn tàng trong các bộ kinh Phật chuyển từ ngoại quốc về, góp phần tạo dựng nền tảng tƣ tƣởng và văn hóa quốc nội. Phật giáo đã có thời gian dài lên ngôi quốc giáo, can thiệp sâu sắc đời sống chính trị và trực tiếp phát sinh vai trò quan trọng của tầng lớp thiền sƣ, nhất là vào thời Lý. Lúc hƣng, lúc thịnh nhƣng Phật giáo từ khi truyền vào Việt Nam vẫn luôn tồn tại âm ỷ trong tâm thức ngƣời Việt. Phật giáo dù mang nhiều triết lý cao siêu mà không phải ai cũng có thể ngộ đƣợc, nhƣng với khả năng tiếp biến đặc biệt, Phật giáo đi vào đời sống nhân dân một cách tự nhiên. Những thƣờng dân quê mùa ít chữ song dám đƣơng đầu với đời sống thuần nông nhiều bất trắc và nạn cát cứ triền miên, tìm đến tiếng mõ, tiếng chuông hòng an tâm tĩnh trí, nƣơng nhờ giọt nƣớc cành dƣơng, hƣớng đến cuộc sống thanh sạch và tích thiện. Chạy xa đế kinh, nơi hệ thống chùa tháp đƣợc xây

cất, tu sửa “hoành tráng”(nào Diên Hựu, Lãm Sơn, nào Phổ Minh, Yên Tử) bởi bàn tay quí tộc cầm quyền, Phật giáo lan tỏa về làng quê mà trú sở chỉ có thể là những ngôi chùa làng mà cụ thể ở đây là ngôi chùa làng Sọ. Ngôi chùa ấy trở thành nơi nƣơng tựa cả về thể xác lẫn tâm hồn những con ngƣời cơ cực, thành minh chứng cho những biến thiên của thời cuộc. Những “Phật ngôn” của Phật hoàng Trần Nhân Tông mà tác giả không ít lần nhắc tới và bình giảng đã minh chứng khả năng chiết xuất từ cốt lõi Phật giáo, sự biến chuyển mềm dẻo của các giáo lý nhằm phù hợp với phong tục và tính cách của một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Qua Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 97)