Nâng cao công tác thẩm định hồ sơ qua các kênh của ngân hàng (bao gồm tại CN/PGD và qua nhân viên bán hàng trực tiếp).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 105)

CN/PGD và qua nhân viên bán hàng trực tiếp).

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ ngành

2.1.912. Kiến nghị Chính phủchỉ đạo Bộ Tài Chính xem xét các quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải chấp nhận thanh toán qua ngân hàng ngay từ khi khởi sự kinh doanh nhằm minh bạch hóa các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và cũng là tạo cơ sở cho việc theo dõi và quản lý thuế sau này như hoạt động lữ hành du lịch, khách sạn, giao dịch bất động sản…

2.1.913. Kiến nghị Bộ tài chínhxây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợpvề thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuếđối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích

các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, khắc phục rào cản, thúc đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS.

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

2.1.914. Dịch vụ thẻ đã và đang trở thành một dịch vụ thanh toán thông minh, hiện đại, phổ biển trên thể giới.Để phục vụ cho sự phát triển này, NHNN đã đưa ra nhiều văn bản pháp luật cụ thể nhằm tạo ra môi trường phù hợp, thúc đẩy dịch vụ thẻ đi lên. Song thực tế NHNN cần dựa theo tình hình thực tế để đưa ra quyết sách hợp lý nhất.

2.1.915. Quyết định số 20/2007/ QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam điều chỉnh các quy định về phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân được ban hành đến nay đã giúp ích cho thị trương thẻ có sự phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quy định này hiện đã có nhiều điều cần sửa đổi và thay thế để phù hợp hơn với tình hình phát triển thanh toán điện tử và hoạt động thanh toán.

2.1.916. Kiến nghị NHNN tiếp tục hoàn thiện và xây dựng khung pháp lý đảm bảo an toàn, bảo mật cho hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ thẻ, các hướng dẫn cụ thể về việc trích lập dự phòng quản lý rủi ro dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, xây dựng khung pháp lý về bảo mật và an toàn cho hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ, các tiêu chuẩn lỹ thuật chung và chế tài… để đảm bảo tính thống nhất của mạng lưới thanh toán, hạn chế lỗi do việc thiếu đồng nhất về kỹ thuật.

2.1.917. NHNN tập trung xem xét đẩy nhanh tiến trình xây dựng Trung tâm chuyển mạch quốc gia thống nhất và hệ thống bù trừ tự động quốc gia ACH (Automated Clearing House) nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho phát triển

thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, thúc đẩy TTKDTM trong khu vực dân cư để hỗ

trợ cho việc chuyển mạch và kết nối liên thông qua mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ, ATM, Dịch vụ thanh toán điện tử, thanh toán thẻ nội địa được thuận lợi hơn và tránh phụ thuộc và các tổ chức thẻ quốc tế.

2.1.918. Tiếp theo ban hành các quy định, tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao. Nghiên cứu, định hướng xây dựng tiêu chuẩn thẻ cho thị trường thẻ nội địa Việt Nam và lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ; mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán, mở rộng các dịch vụ thanh toán thẻ; đảm bảo khả năng tích hợp giữa các hệ thống thanh toán thẻ.

2.1.919. NHNN cần phối hợp các NHTM để thúc đẩy quá trình liên kết mạng lưới qua ATM/POS nhằm tạo thuận lợi cho chủ thẻ sử dụng dịch vụ và giảm một phần chi phí đầu tư riêng lẻ của các ngân hàng.

2.1.920. NHNN, Hội thẻ ngân hàng và các thành viên Hội thẻ chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đẩy mạnh, triển khai tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về thanh toán thẻ nói chung và thanh toán thẻ qua POS nói riêng cho người sử dụng thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ theo hướng tích cực, đầy đủ, tạo thuận lợi cho phát triển thanh toán thẻ qua POS đi vào cuộc sống.

3.3.3. Đối với hội thẻ ngân hàng

2.1.921. Hội thẻ Việt Nam đã phối hợp và hỗ trợ nhau phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam.Hội cũng đã liên kết và được sự hỗ trợ của tổ chức MasterCard khu vực Đông Nam Á và VISA card.

2.1.922. Hội thẻ đã hối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và các nhà cung ứng dịch vụ tổ chức các khoá học và khảo sát nghiệp vụ thẻ trong nước và quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ ngân hàng thành viên tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm phát triển các sản phẩm và dịch vụ thẻ mới. Phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế đề nghị được tăng cường trợ giúp kỹ thuật cho các ngân hàng hội viên, nâng cao chất lượng hệ thống kỹ thuật, phối hợp hoạch định chiến lược khai thác thị trường. Thúc đẩy và là cầu nối hợp tác giữa các ngân hàng thành viên, đặc biệt là

phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo việc kết nối hai hệ thống liên minh thẻ Smartlink và Banknetvn.

2.1.923. Để phát triển thêm dịch vụ thẻ, Hội thẻ ngân hàng cần thường xuyên phối hợp với các nhà cung ứng, sản phẩm dịch vụ tiên tiến trên thế giới để tổ chức các buổi hội thảo để tạo điều kiệngiới thiệu cũng như hợp tác với NHTM trong nước.

2.1.924. Bên cạnh đó, Hội thẻ ngân hàng cũng nên tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, về nội dung: Quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo; Kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại… để hỗ trợ các ngân hàng thành viên nâng cao khả năng phòng chống gian lận, rủi ro giao dịch thẻ.

2.1.925. KẾT LUẬN

2.1.926.

2.1.927. Theo quy luật của sự phát triển kinh tế – xã hội, công việc không chỉ bó hẹp trong một lãnh thổ, một quốc gia mà xuyên khắp quốc gia trên cả thị trường thế giới với một khối lượng hàng hóa lớn, nhiều chủng loại đa dạng và phong phú.Xu hướng toàn cầu hoá khiến cho nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gia tăng. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt rất đa dạng và dịch vụ thẻ là một phương thức nổi bật được đánh giá là thông minh và hiện đại nhất trên thế giới được các ngân VPBank cũng như rất nhiều ngân hàng khác luôn mong muốn đem lại những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Trong những năm qua, VPBank đã và đang thực hiện những chiến lược, dự án nhằm phát triển dịch vụ thẻ một cách hoàn chỉnh.

2.1.928. Có thể thấy trong thời gian vừa qua VPBank đã chú trọng đến việc phát triển dịch vụ thẻ. Nhờ những biện pháp hợp lý, VPBank đã đạt được những thành tựu nhất định. Đơn cử như số lượng thẻ không ngừng gia tăng cùng giá trị giao dịch, lượng khách hàng sử dụng cũng được cải thiện. Mặc dù dịch vụ thẻ chưa đem lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng cũng từng bước cho thấy viễn cảnh khả quan trong tương lại. Tuy nhiên rõ ràng thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại VPBank vẫn còn chứa đựng nhiều hạn chế cần khắc phục và thay đổi một số yếu tố chưa thực sự phù hợp.

2.1.929. Trên cơ sở lý luận các yếu tố phát triển dịch vụ thẻ và những nguyên nhân, hạn chế, luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển dịch vụ thẻ tại VPBank. Bao gồm: đa dạng hoá loại hình sản phẩm, phát triển mạng lưới giao dịch, hoàn thiện công nghệ, đẩy mạnh hoạt động marketing, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường công tác quản lý rủi ro.

2.1.931. TÀI LIỆU THAM KHẢO

2.1.932.

1. Trần Minh Đạo (2009), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, Tài liệu Hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam các năm 2011, 2012, 2013.

3. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013

4. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2013

5. Ngân hàng TMCP Quân đội, Báo cáo thường niên năm 2013

6. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 về việc ban hành “Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng

7. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2005.

8. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 về việc phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và Định hướng phát triển thẻ thanh toán đến năm 2020 tại Việt Nam”.

9. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2453/2011/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 về việc phê duyệt “Đề án Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015”.

10. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về việc “Trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”.

11. TS.Vũ Văn Thực , Phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng Agribank số 7(17) tháng 11-12/2012, Tạp chí Phát triển và hội nhập.

12. Website Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng: http://www.vpb.com.vn

13. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn

14. Báo điện tử Tạp chí tài chính số 09-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w