2 Phone-i ns và sự tham gia tương tác của thính giả với chươn gt rình phát thanh

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 52)

và bây giờ

1.3. 2 Phone-i ns và sự tham gia tương tác của thính giả với chươn gt rình phát thanh

Phone-ins xuất phát từ Mỹ (Paulu 1981), còn ở Anh, việc thính giả gọi điện thoại vào tương tác với chương trình phát thanh xuất hiện từ năm 1968, ban đầu từ các đài BBC địa phương, sau đó lan ra toàn quốc. Phone-ins không chỉ làm giảm chi phí sản xuất chương trình, m à còn là cơ hội giúp thính giả phát thanh đối thoại trực tiếp với chương trình, thính giả không chỉ nghe, mà họ còn được nói những chuyện đời thường với ngôn ngữ đời thường với biên tập viên, phát thanh viên trong chương trình, và, thực tế là qua làn sóng, họ nói được với triệu triệu thính giả khác (Fleming 2002, tr. 137). Một nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thính giả thích các chương trình phone-ins, bởi vì, họ thích nghe câu chuyện từ những người bình thường như họ (cho dù, các câu chuyện đó rất tầm phào) (Shingler và Wieringa 1998, tr.l 13).

Bởi phone-ins đưa ra những câu chuyện đời thường, thông qua ngôn ngữ hàng ngày của những con người bình dị, chương trình này làm tăng thêm tính thân mật, đa dạng, đơn giản và tính con người (personal) của phát thanh, những đặc tính mà các phương tiện truyền thông bàng hình ảnh khó cạnh tranh nổi.

Tóm lại, sự thay đổi trong đời sống xã hội, kinh tế, công nghệ, và sự cạnh tranh quyết liệt với các loại hình truyền thông khác đã khiến cho những người làm phát thanh đối

diện với thách thức to lớn. Radio phải đổi mới, với động lực là nhu cầu của công chúng để trở nên đa dạng hơn, chuycn nghiệp hơn, và chuyên biệt hơn. Sự phát triển của phone-ins với tính tương tác cao của phát thanh Anh và Mỹ đã minh chứng rõ nét cho tarn quan trọng của sự tham gia của công chúng vào chương trình, cũng như tăng tính thân mật của phát thanh.

ì . 3 . 3 . T ừ c h ư ơ n g t r ì n h b u ổ i t ố i đ ế n c h ư ơ n g t r ì n h b u ổ i s ả n g , v à n g h e t h e o y ê u c ầ u

Trước khi truyền hình ra đời, phần lớn các gia đình dành trọn vẹn buổi chiều tối cho radio. Trong số ra đầu tiên của tạp chí ‘Phát thanh’, những người biên tập đã viết: ‘Ngày càng có nhiều người dành ít nhất nửa buổi tối nghe phát thanh, sổ lượng này nhiều không thể đếm được’.

Thế nhưng, truyền hình xuất hiện, và dần dần thế chỗ của phát thanh trong hệ thống truyền thông đại chúng, và chiếm lĩnh thời gian rồi rãi vào ban tối của công chúng, vốn trước đây được dành cho phát thanh. Như đã đề cập, thay vì đổi đầu trực diện với truyền hình, phát thanh đã tìm ra cách thức khác để tồn tại: phát thanh nhường cho truyền hình những giờ vàng vào buổi tối, còn tự mình thì tìm đến những giờ buổi sáng, và thiết kế những chương trình đặc biệt vào buối tối, dành cho những thính giả trung thành với phát thanh. Tạp chí ‘Ngày hôm nay’ của phát thanh, và ‘Tối hôm nay’ của truyền hình xuất bản đồng thời vào năm 1957, và tên gọi của 2 tạp chí đã phản ánh phần nào đặc trưng của 2 loại hình truyền thông: phát thanh đã tự nhận mình là phương tiện của ‘ban ngày’. Thực tế, theo số liệu thống kê mới nhất, phát thanh được nghe nhiều nhất vào ban ngày, vào thời điểm thức dậy, và ăn sáng (Ofcom 2004a, tr.35; 2007c, tr.249; Seyinour-Ure 1991, tr. 151; Arbitron/Edison Media Research 2006đ, 2007, 2008). Vào buổi chiều, lượng thính giả giảm dần, và chỉ nhích lên khoảng hơn lh vào giờ cao điểm giao thông buổi chiều, trước khi tục dốc suốt cả buổi tối, cho đến trước giờ đi ngủ (Crisell 2002, tr.204; Arbitron/ Edison Media Research 2006, 2007, 2008).

Với sự xuất hiện của Internet, thế hệ Net ra đời với những yêu cầu, nhu cầu, đòi hỏi khác hẳn với thế hệ trước đó. Hiện nay, thính giả muốn tiếp cận đến truyền thông theo cách của họ, vào thời điểm và thời gian mà họ muốn. Điều này làm thay đổi nhận thức và thực tế thiết kế chương trình phát thanh. Trong bối cảnh hiện tại, các chương trình theo yêu cầu cần phải lưu ý. Theo số liệu mới nhất của Rajar (2008), ở Anh, gần 12

triệu người đã nghe phát thanh qua mạng, trong số đó 7.6 triệu người nghe các chương trình phát theo yêu cầu. Hơn số thính giả nghe các chương trình theo yêu cầu cho biết họ nghe những chương trình trước đây họ chưa nghe. Với sự phát trien mạnh mẽ của các thiết bị nghe nhạc cá nhân, những chương trình phát thanh theo yêu cầu được dự đoán sẽ ngày càng phát triên trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)