Công nghệ thu âm

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 39)

Tuy nhiên, những suy nghĩ trên dần dần thay đổi. Các đài phát thanh dần dần nhận ra ràng các chương trình thu âm rất hiệu quả để thực hiện các chương trình quảng cáo và các chương trình đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian. Quan trọng hơn, việc thu âm cho phép các đài phát thanh phát sóng nhắc lại một chương trình phát thanh nhiều lần trong tuần. Kỹ thuật ghi âm không chỉ làm thay đổi các chương trình phát thanh, mà còn tạo ra nhiều thể loại mới. Ngoài kịch truyền thanh, phóng sự truyền thanh hoặc chương trình tài liệu phát thanh (documentary production), còn có một số thể ỉoại khác, ví dụ các chương trình ballad (Madsen 2005, tr.195).

Tuy nhiên, phải đến Đại chiến thế giới II, kỹ thuật ghi âm mới có bước phát triển vượt bậc.

về nguyên lí băng từ là băng nhựa mỏng một mặt có phủ bột. Trên băng trắng chưa ghi, những bột từ đó như những thanh nam châm nhỏ xíu sắp xếp không theo quy luật, và từ trường của các thanh nam châm nhỏ xíu đó triệt tiêu lẫn nhau. Khi ghi âm, băng từ trắng bị nhiễm từ, các thanh nam châm nhỏ xíu đó xếp thành từng vùng nhỏ nhiễm từ. Băng từ đã ghi âm thì giữ nguyên hiện trạng, sau đó, muốn ghi chương trình khác thì phải xóa chương trình cũ đi. Bởi lẽ cứ mỗi lần một tín hiệu được ghi thì băng từ lại suy biến đi do tín hiệu thay đổi hình thù.

Vào cuối thập kỷ 80, đĩa compact dần dần trở nên phổ biến. Đĩa compact là một đĩa nhựa nhỏ, một mặt của nó chứa thông tin âm thanh đã được mã hóa. Một lớp nhôm cực mỏng phản quang phủ trên mặt đĩa đê tia laze có thè đọc được các thông tin mã hóa trên đĩa, ngoài cùng được phủ một lớp keo bảo vệ đĩa. Một cuộc cách mạng về công nghệ ghi âm bắt đầu, và đĩa băng từ analogue dẫn dần bị thay thế. Bởi lẽ với công nghệ kỹ thuật số, các bản sao hoàn toàn có chất lượng tương đương, điều mà kỳ thuật thu âm analogue không thể làm được. Ngoài ra, phương pháp ghi âm digital còn có ưu điểm là dải động tốt hơn, ghi âm không có tạp âm, và không gặp các vấn đề rắc rối trong ghi âm analogue như hiện tượng méo và rung2 (Lois Baird, tr.42). Ngoài ra, việc dò tìm bài trên đĩa CD rất nhanh, không phụ thuộc vào vị trí của bài. Việc bảo quản tư liệu trên đĩa CD không bị hiện tượng copy-effect như băng từ (hiện tượng khi để lâu tín hiệu ở vòng băng trước nhiễm sang vòng băng sau làm cho khi đọc lại như có tiếng nhại).

Hiện nay, computer ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các phòng thu âm. Tuy nhiên, ghi âm kỹ thuật số chỉ là một thành tố trong chuỗi cách m ạng về kỹ thuật số, bao gồm cả việc truyền dẫn, lưu giữ, và sản xuất các tín hiệu âm thanh. Quan trọng nhất là kv nguyên kỹ thuật số đã thay đổi diện mạo của phát thanh truyền thống bằng cách tạo ra nhiều ‘biến thể’ của phát thanh, trong đó có ‘web radio’. Toàn cảnh bức tranh về ngành phát thanh hiện đại sẽ được tái hiện ở phần 4, còn ngay sau đây, đề tài sẽ phân tích ảnh hưởng của các máy thu thanh đến hứng thú nghe đài của công chúng.

2 . 1 . 4 . S ự h ấ p d ẫ n c ủ a m ả y t h u t h a n h

Máy thu thanh đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp phát thinh, bởi ỉẽ chúng là cầu nối cuối cùng nối radio với thính giả. M ột điều thủ vị là, phát thanh càng cạnh tranh quyết liệt với các PTTTDC khác, thì máy thu thanh ngày càng đuợc cải thiện đẹp hơn, tiện dụng hơn. Không chỉ là một thiết bị thu sóng phát thanh, máy thu thanh đã biến đổi để trở thành một vật trang trí trong gia đình, và có dáng vẻ

2 M á y D A T ( D i g i t a l A u d i o T a p e ) c ũ n g n h ư m á y c h ạ y C D , d ù n g đ ể n g h e lạ i c á c t ư l iệ u đ ã g h i t h e ok ỹ th u ậ t d ig it a l. T u y v ậ y , k h á c v ớ i m á y c h ạ y C D , m á y D A T c ò n c ó th ể g h i â m d ig it a l. T u y n h iê n , k ỹ th u ậ t d ig it a l. T u y v ậ y , k h á c v ớ i m á y c h ạ y C D , m á y D A T c ò n c ó th ể g h i â m d ig it a l. T u y n h iê n , đ ố v ớ i m á y c h ạ y C D t h ô n g tin đ ư ợ c lư u g i ữ t h e o n g u y ê n lí q u a n g h ọ c , v à đ ư ợ c p h ụ c h ồ i b ằ n g tia la z e , c ò n m á y D A T lư u g i ữ t h ô n g tin v à o t r o n g b ă n g từ . M in id is c c ũ n g c ó d ạ n g n h ư C D , n h ư n g k íc h I h ứ r c n h ỏ h ơ n . T ín h n ă n g c ủ a m á y m i n i d i s c c ũ n g n h ư tín h n ă n g c ủ a m á y c h ạ y đ ĩa C D . T u y n h iê n , m á y c h ạ y đ ĩa C D g h i lạ i c h ư ơ n g trìn h từ tr ư ớ c , c ò n m á y m i n i d i s c th ỉ c ó t h ể g h i lạ i, đ ọ c v à x ó a đi g h lạ i. D o đ ó , m á y m in id is c rất tiệ n d ụ n g c h o c á c p h ó n g v i ê n iư u đ ộ n g .

phù hợp với mọi môi trường. Sự thay đổi hấp dẫn hơn của máy thu thanh không chỉ thu hút sự hứng thú của công chúng, m à còn tăng cường mối quan hệ của họ với radio.

Vào buổi ban đầu của radio, thính giả luôn gặp rắc rối mỗi khi muốn nghe đài (Eckersley 1942, tr. 104). Do giá cả của máyị thu thanh thời kỳ đầu rất đắt đỏ, nên các máy thu tự chế rất phổ biến (Pegg 1983, tr.36; Sterling và Kittross 2002, tr.89; Douglas 1999, tr.57). Và dĩ nhiên, hình thức của những chiếc máy thu thanh tự chế rất thô kệch và xấu xí.

Cho đến năm 1922, khi máy bán dẫn dần dần thay thế crystal set, những khó khăn cho người nghe đài vẫn tồn tại. Douglas (1996, tr.78) đã mô tả:

.. .Một đêm, sau khi điều chỉnh mệt nghỉ, máy thu thanh của bạn bắt được cánh sóng của một đài thật hấp dẫn và lôi cuốn, nhưng đến ngày hôm sau, dù m áy vẫn được giữ nguyên vị trí, bạn cũng không sao tìm lại được đài yêu thích của m ình ngày hôm q u a ...

Nói cách khác, điều chỉnh núm xoay để nghe được radio là m ột nghệ thuật, và chất lượng âm thanh luôn là nỗi khát khao của thính giả nghe đài (Sterling và Kittross 2002, tr.9). Dần dần, sau nhiều nghiên cứu cải tiến, hình thức máy thu thanh đẹp dần lên, chất lượng âm thanh cũng có tiến bộ rõ rệt, nhất là sau năm 1925.

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 39)