GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO TÍNH CẠNH

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 97)

TRANH CỦA PHÁT THANH V IỆ T NAMé

K hông ngừng phát triển là xu thế chung của tất cả các loại hình báo chí, và cũng là m ột yêu cầu cấp bách đối với ngành phát thanh, đặc biệt khi phát thanh đang đối diện với cuộc cạnh tranh của các PTTTD C, đồng thời phải thực hiện những mục tiêu m à Đảng và N hà nước giao phó. N hững nhiệm vụ cụ thể của phát thanh hiện nay là:

+ Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững đi đôi với quản lý tốt; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm thế giới, khu vực và phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của Việt N am , từng bước hội nhập khu vực và quốc tế;

+ Từng bước đổi m ới công nghệ phát thanh, hiện đại hóa hệ thống sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng phát thanh, đảm bảo Đài T iếng nói V iệt N am giữ vai trò đầu tầu trong hệ thống phát thanh toàn quốc; xây dựng Đài Tiếng nói V iệt N am trở thành m ộl đài quốc gia m ạnh, có uy tín cao trong khu vực và quốc tế;

+ Làm tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củ a N hà nước, là diễn đàn dân chủ của nhân dân, góp phần nâng cao đời sổng văn hóa, tinh thần của nhân dân; tăng cường thông tin đối ngoại, đảm bảo hội nhập thông tin trong khu vực và quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Tiếp tục đổi m ới, nâng cao chất lượng các chương trình trên sóng phát thanh, chú trọng các chương trình phát thanh tiếng dân tộc ít người; tăng cường chất lượng phủ sóng phát thanh, tiếp tục phủ sóng ở các vùng lõm, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

+ Phôi hợp chặt chẽ với các đài phát thanh địa phương trong việc phát triên phương tiện thu nghe, hệ thống truyền thanh cơ sở, đài công cộng và trong việc sản xuất chương trình, truyền dẫn, phủ sóne, góp phần quan trọng phát triển toàn diện hệ thống phát

thanh hiện đại gắn liền với tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao tro n g hệ thống phát thanh.

(T heo Q uyết định sổ 1827/Q D -TTg ngày 19.11.2003 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Tiếng nói V iệt Nam đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ).

Để có thể phát triển và cạnh tranh trong thời đại truyền thông Internet, việc đầu tiên là phát thanh phải phát huy được thế m ạnh của mình, đặc biệt là tính phổ cập rộng rãi, tính đ ơn giản gọn nhẹ, tính thân m ật gần gũi, có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, phục vụ được các nhóm đối tượng nhỏ, công chúng đặc thù, là phương tiện dễ tiếp nhận.

X ét v ề nội dung chương trình, Đài T iếng nói V iệt N am cần hoàn thiện và tăng thêm các hệ chư ơng trình phát thanh, chú trọng nâng cao chất lượng nội dung các hệ chương trình, đi vào chiều sâu và toàn diện, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng thính giả. T hông tin cần trung thực, chính xác, khách quan, nhanh nhạy, kịp thời, sinh động; kh ô n g ngừng nâng cao hiệu quả của thông tin phát thanh trong đời sống xã hội, đảm bảo vai trò định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội. Đài TN V N nên tiếp tục khai thác nhữ ng thế m ạnh sẵn có như tính nhanh nhạy của thông tin, bằng cách tăng cường các chư ơng trình trực tiếp, giao lưu trực tiếp với thính giả, m ở rộng m ạng lưới cộng tác viên v à cơ quan thường trú để luôn đón nhận được thông tin m ới nhất.

Đài T N V N cần khai thác thêm thông tin của đời sống thường nhật, m ở rộng phạm vi thông tin, cung cấp được nhiều lượng thông tin cho công chúng. Thông tin cần được chuyển tới công chúng m ột cách nhanh chóng, kịp thời nhất. Mô hình ‘cấu trúc m ột giờ đồng hồ chương trìn h ’ có lẽ cũng càn được tham khảo, trong đó, cứ vào đầu mỗi giờ có m ột b ản tin. C-ấu trúc lặp đi lặp lại trong cả ngày, tạo nên thói quen nghe đài cho công chúng. Cách làm này được áp dụng rất phổ biến ở các đài trên thể giới, không chỉ ở đài ‘talk ra d io ’ m à cả đài âm nhạc (m usic radio).

Xu hirớng phát triển của phát thanh trên thế giới là chuyên biệt hóa đối tượng. Khái niệm 'p h i đại chúng h ó a ’ thông tin đại chúng đã được giới nghiên cứu truyền thông thế giới đề cập nhiều từ đầu thập niên tám m ươi, tiêu biểu là A lvin Toffler, Philippe Breton và Serge Ploux. Có thể nói TTD C bị ‘phi đại chúng h ó a’ là sản phẩm tất yếu của kinh tê thị trường trong điều kiện cách m ạng công nghệ và tin học. C on người càng sống

trong xã hội văn m inh hiện đại, thì nhu cầu cần được thông tin càng đa dạng, phong phú, nhiều tầng, nhiều chiều. Do tính cạnh tranh và m ục đích lợi nhuận của cơ chế thị trường chi phối, xã hội không những bị phân hóa về mức độ giàu nghèo, m à còn phân h ó a về nghề nghiệp, thành những nhóm người khai thác các nhu cầu xã hội khác nhau. Họ có nhu cầu thông tin ở những góc độ khác nhau. M ặc khác, do nhu cầu tồn tại và phát triển của chính các cơ quan truyền thông đại chúng trong việc cạnh tranh thu hút đối tượng tiêu thụ sản phẩm thông tin của m ình, buộc họ phải chủ động khai thác đáp ứng nhu cầu thông tin của từng nhóm nhỏ trong công chúng: truyền thông muốn đạt được lợi nhuận phải phân vùng hó a thị trường, nghĩa là, phải thích hợp với khẩu vị của quần chúng từng vùng. Bên cạnh đó, cách m ạng công nghệ và tin học cũng tạo điều kiện đây tới sự đa dạng của các PTTTD C, từ báo in, báo nói, báo hình, tới báo chí Internet.

Các PTTTD C ngày nay đang phải ‘chia nhỏ thị trư ờng’, đáp ứng nhu cầu của các nhóm công chúng nhỏ, có mối quan tâm riêng biệt, ở m ột vùng, thậm chí m ột địa phương nhỏ. Phát thanh là m ột trong những ngành truyền thông tiêu biểu cho luận thuyết về truyền thông phi đại chúng, với các đài phát thanh phục vụ cho những nhóm thính giả riên g biệt, như đài cho người da đen, đài cho người chuyên nghe nhạc rock, đài cho bác sỹ, kỹ sư, đài cho nông dân...

Phi đại chúng hóa TT D C thực sự đáp ứng được khẩu vị, nhu cầu riêng của công chúng theo từng nhóm nhỏ, do đó, dễ tiếp cận, chiếm lĩnh, thuyết phục, lôi cuốn từng nhóm, từng bộ phận công chúng. Đ ồng thời, phi đại chúng hóa, đa dạng thông tin là con đường tồn tại của các loại hình TT D C trong thời đại công nghệ và tin học, để không bị lấn át, cạnh tranh xóa nhòa, hòa tan. Phân vùng thị trường để cạnh tranh, để khẳng định chỗ đứng riêng, để tồn tại. M uốn cạnh tranh, các PTTTDC càng phải chăm lo đầu tư kỹ thuật, cải tiến nội dung và hình thức để nâng cao chất lương.

Tuy nhiên, phi đại chúng hóa không phải là không có giới hạn. C ác PTTTDC vẫn cần phải duy trì giữ vững ổn định chính trị cho m ột thể chế, bảo lồn tinh hoa văn hóa dân tộc, làm điều kiện cho sự tăng trường kinh tế (Trần Bá Dung, 2001) . Bởi vậy, khai thác, phát huy tính tích cực và hạn chế, khắc phục tính tiêu cực của việc phi đại chúng hóa, TTD C nhất thiết phải được đầu tư thích đáng để hoạt động không hoàn toàn vì lợi nhuận. Bên cạnh việc khai thác m ặt tích cực của xu thế phi đại chúng hóa bằng cách đa dạng hóa thông tin, cần đảm bảo để phát thanh thực hiện được chức năng định hướng

th ò n g tin m ột cách nhất quán, m ạnh mẽ. Chẳng hạn, có giờ phát chương trình thời sự thống nhất trong cả nước.

về hình thức thể hiện, trong quá trình sáng tạo tác phẩm phát thanh, do tính chất đặc trư ng của loại hình, người ta chú ý đến việc khai thác các chủ đề, lựa chọn thể loại và v ậ n dụng các đặc điểm truyền thanh nhằm phù hợp với quy luật tiếp nhận thông tin của th ín h giả. Do đặc trưng cơ bản của phát thanh là âm thanh tổng hợp, nên trong quá trình sán g tạo, nhà báo phát thanh đặc biệt nên chú ý khai thác và sử dụng tiếng động, cụ thể là sử dụng m ột phần các tài liệu nguyên gốc, chẳng những tạo độ tin cậy cao m à còn g ó p phần đa dạng hóa âm thanh trên sóng phát thanh, tạo hiệu quả cao trong quá trình thính giả nghe đài. Đ ưa tiếng nói của những con người đang trực tiếp hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực đời sống là đưa vào sản phẩm phát thanh sự vận động của đời sống hiện thực, góp phần tạo cho chương trình phát thanh gần gũi, thiết thực hơn.

về sản xuất chương trình, đổi m ới quy trình sản xuất các chương trình phát thanh, m ở rộn g hình thức đọc thẳng thay cho các chương trình sản xuất theo kiểu truyền thống - trong studio.

Đ ài cần đẩy m ạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và công nghệ m ạng m áy tính âm thanh trong việc sản xuất chương trình; xây dựng mô hình sản xuất chương trình phù họp với tổ chức hệ chương trình m ới; thống nhất về công nghệ, quy m ô và thực hiện sổ hóa hệ thống lưu trữ âm thanh. Xây dựng Tổ hợp Biên tập - Kỹ thuật phát thanh - T rung tâm sản xuất chương trình theo công nghệ phát thanh hiện đại tại Hà N ội; từng bước đầu tư xây dựng các hệ thống sản xuất chương trình với quy mô phù họp tại các cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói V iệt Nam ; xây dựng m ạng kết nối diện rộng giữ a Trung tâm H à N ội với các cơ quan thường trú và các đài địa phương; phát triển nhà hát phát thanh V iệt N am . Tăng cường khả năng trao đổi thông tin, chương trình với các đài địa phương và các đài nước ngoài; tăng thời lượng phát thanh trực tiếp tại phòng thu và từ các địa điểm có sự kiện thông qua xe thu lưu động và c a sở hạ tầng viễn thông lên 30% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.

về truyền dẫn và phát sóng: Đài Tiếng nói V iệt N am cần kết hợp nhiều phương thức truyền dẫn, phát sóng nhằm m ở rộng và nâng cao chất lượng phủ sóng đối nội; đầu tư, n àn g cấp, m ở rộng hệ thống phát sóng đối ngoại bằng sóng ngắn kết hợp phát sóng trực

tiếp qua vệ tinh; tăng cường thời lượng và số ngữ phát triển trên mạng Internet, báo điện tử bàng công nghệ "online" và "offline".

T iếp tục thực hiện Q uy hoạch truyền dẫn và phát sóng phát thanh đã được phc duyệt, có điều chỉnh, bổ sung phù họp với thực tế. Tăng cường hệ thống truyền dẫn và phát sóng tương ứng với số hệ chương trình phát thanh, đáp ứng yêu cầu truyền tải, trao đổi các chương trình phát thanh.

Phủ sóng đối nội: đến năm 2010 phủ sóng được 97% dân số cả nước, ổn định cả ngày và đêm , tiến tới phủ sóng 100% dân số cả nước; tập trung m ở rộng, nâng cao chất lượng phủ sóng các vùng m iền núi phía Bắc, m iền Trung, Tây N guyên, khu vực quần đảo Trường Sa và th iết lập m ạng đài FM m ột tần số dọc đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí M inh; đầu tư nâng cấp, m ở rộng hệ thống phát sóng đối nội tương ứng với các hệ chương trinh V O V 1, V OV 2, VOV3 và VOV4.

Phủ sóng đổi ngoại: tăng cường m ạng phát sóng FM chương trình VOV5 tại các địa bàn trọng điểm dành cho người nước ngoài ở V iệt N am ; tiếp tục thuê nước thứ 3 phát sóng ngắn đến các nước, các khu vực xa, m ờ rộng vùng phủ sóng phát trực tiếp từ Việt N am qua vệ tinh; cải thiện chất lượng phủ sóng hiện có bằng cách thay thế thiết bị phù họp để đến năm 2010 phủ sóng đối ngoại (V O V 6) tại hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới.

N goài ra, Đài cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tập trung sản xuất các phương tiện thu nghe chất lượng cao và m ẫu m ã đẹp. Q uan trọng hon, Đài nên tiến hành thường xuyên những cuộc điều tra thính giả để nắm rõ các đặc điểm về trình độ, lứa tuổi, giới tính, sở thích, thói quen tiếp nhận thông tin, để sắp xếp, bố trí m ột cách hợp lí các chương trình cũng như cải tiến nội dung thông tin cho phù hợp với nhu cầu của công chúng và sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)