1, Diện mạo báo chỉ truyền thông Việt Nam trong giai đoạn bao cấp

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 76)

THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHÉ

3.2. 1, Diện mạo báo chỉ truyền thông Việt Nam trong giai đoạn bao cấp

Trong 10 năm kể từ khi giải phóng m iền N am thống nhất đất nước, V iệt N am áp dụng chính sách quản lí tập trung bao cấp mọi lĩnh vực trong đời sống, trong đó có báo chí. Do gặp phải nhiều khó khăn do đất nước vừa trải qua chiến tranh, lại đối diện với lệnh cấm vận của M ỹ và m ột số nước khác, cộng với sự nóng vội, duy lý khi thực hiện các giải pháp kinh tế, V iệt N am đã rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, trong đó, vào năm 1986 lạm phát lên tới ba con số - 774.6% (Văn kiện Đại hội Đ ảng toàn quốc lần thứ 8).

Trong bối cảnh kinh tế-xã hội khủng hoảng đó, báo chí V iệt N am giai đoạn này có bước thụt lùi về số lượng. Hầu hết các tờ báo in đều giảm kỳ ra báo và số lượng phát

hành. N ăm 1984, m ột loạt báo giảm 25% tiara phát hành so với năm 1976 (MCI 2006). C ộng thêm với chính sách tập trung bao cấp của Chính phủ, trong giai đoạn này, người dân không dễ dàng đặt m ua được m ột tờ báo. Nói về truyền hình, mặc dù truyền hình đã phát sóng thử nghiệm vào năm 1971 và bắt đầu phát sóng chính thức vào ngày 16 tháng 6 năm 1976 (T rần Lâm 1995, tr.131-137), số lượng đầu m áy thu hinh lúc đó chỉ vài trăm chiếc. Bên cạnh đó, cho đến năm 1985, truyền hình V iệt N am chỉ phát 2h/'ngày5. Trong giai đoạn này, Internet chưa xuất hiện, và do đó, đối với đại bộ phận người V iệt N am , cho đến những giữa thập kỷ 80, radio vẫn là phương tiện cung cấp thông tin và giải trí cơ bản nhất. Tuy nhiên, mặc dù vẫn là phương tiện thông tin chính yếu trong xã hội V iệt N am thời kỳ bao cấp, phát thanh V iệt N am đã bước đầu bộc lộ nhiều nhược điểm - sau này là m ột trong những yếu tố tạo nên sự suy giảm về thính giả khi Việt N am áp dụng chính sách đổi mới 1986.

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)