MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH VÀ HỢP TÁC CÙNG TÒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PTTTDC
2.2. 2 Đặc trưng không thể thay thế của mỗi loại hình truyề nt hông
Mỗi loại hình truyền thông lại có những đặc trưng riêng biệt, có thị trường và chức năng đặc thù, mà các kênh truyền thông khác không thể thay thế được. Trong hệ thống các phương tiện TTDC, phát thanh được biết đến như phương tiện ‘mềm dẻo’ nhất, chi phí ít tốn kém nhất và có mặt ở mọi nơi, mọi lúc (Pease và Dennis 1993, tr.xiii; Mosco 2005, tr. 127; Potter 2002). Radio còn được coi là phương tiện thông tin nhanh nhất, điều mà báo in và truyền hình khó có thể cạnh tranh (Crisell 2002, tr. 13; Masterton và Patching 1986).
v ề phần báo in, loại hình lâu đời nhất trong hệ thống các P T T T D C này vẫn có ưu thế là
dễ dàng mang theo người, có thể được tiêu dùng bất cứ lúc nào độc giả cần, theo bất cứ trinh tự nào mà họ muốn (Quinn và Filak 2005, tr.26). Bên cạnh đó, bởi thông điệp của báo in được truyền tải dưới dạng văn bản, với chữ viết, số liệu, hình ảnh, biểu đồ, etc, báo in có thể truyền tải những thông tin phức tạp và những phân tích có chiều sâu, trong khi cả phát thanh và truyền hình đều là dạng thông tin tuyến tính và thoảng qua. Đối với báo in, độc giả có thể đọc bất cứ lúc nào, ở đâu, và theo trình tự nào mà họ muốn (RAB 2007). Những đặc điểm này cho phép độc giả có cảm giác họ đang ‘chủ động tiếp nhận thông tin ’ - cái cảm giác mà phát thanh không mang lại được cho công chúng.
Không chỉ có những đặc trưng riêng biệt, mỗi loại hình truyền thông còn có thể hiện khả năng liên tục tự điều chỉnh mình đế thích n^hi với sự thay đổi của xã hội, và môi trường truyền thông mới khi một phương tiện TTDC mới ra đời. Sau khi radio xuất hiện, và chiếm lĩnh vị trí độc tôn của báo in, báo in đã liên kết với chính quyền và các hãng thông tấn dưa ra nhiều hình thức cấm vận thông tin cho phát thanh, như chúng tôi đã đề cập ở phần trên. Mặc dù báo in đã có nhiều biện pháp ngăn chặn sự truyền tin của
radio, nhưng không một tác động ngoại lai nào, ngay cả tác động từ phía chính quyền, có the thay đổi được thực tế: phát thanh là phương tiện truyền thông nhanh nhất và dần dần thống trị dịch vụ đưa tin nóng.
Năm 1938, những biện pháp cấm vận thông tin cho phát thanh đã được dỡ bỏ, nhưng điều đáng nói là, cho dù phát thanh thắng thế trên mặt trận đưa tin nóng, báo in không vì thế bị triệt tiêu. Báo in đã tự chuyển đổi, từ phương tiện đưa tin nhanh, dang lĩnh vực mà radio khó có thể cạnh tranh: phân tích và bình luận chuyên sâu. Hiện tại, báo in lại đang tiếp tục đổi mới với sự phát triển của báo khổ nhỏ, tạp chí, báo địa phương, tạp chí phục vụ cho 1 nhu cầu riêng và báo phát không (Toffler 1980).
Nói về phát thanh, lịch sử của phát thanh minh chứng khả năng vượt trội của phát thanh trong việc tự điều chỉnh và tự làm mới mình. Khi truyền hình xuất hiện, và chiếm lấy vị trí của phát thanh trong hệ thống truyền thông, cũng như trong các gia đình, đã có nhiều ý kiến cho rằng thời đại của phát thanh đã chấm dứt (Hendy 2000). Thế nhưng, radio đã chuyển mình, trở thành phương tiện thông tin thân mật nhất, song hành với con người bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào, và ở bên thính giả trong khi họ đang làm việc khác. Không chỉ biến đối trong cách thức thính giả nghe radio, mà cách thiết kế chương trình phát thanh, cả về nội dung và format cũng đã có nhiều chuyển biến. Trong thời đại Internet, radio đã một lần nữa chuyển mình, với nhiều biến thể khác nhau, sẽ được phân tích kỹ ở chương sau.