THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHÉ
3.1.2. óng góp của vov về phươn gd iện đối nội: Tuyên truyền, cỏ động toàn dân
k h á n g c h i ế n c h ổ n g P h á p v à c h ố n g M ỹ
Nhìn lại 30 năm kháng chiến, Đài Tiếng nói Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh của mình là vũ khí đấu tranh chính trị, đặc biệt trong việc tuyên truyền, cổ động, và tổ chức nhân dân kháng chiến, đánh lùi 3 thứ giặc của dân tộc là ‘giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm ’ (Trần Lâm 1995). Qua làn sóng của đài, lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cũng như những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước được phát sóng nhanh chóng, kịp thời đến đông đảo quần chúng nhân dân. Trong lịch sử phát triển của Đài, có những thời diểm được đánh giá như ‘thời khắc vàng’ của ngành báo nói, khi sóng phát thanh, và chỉ có sóng phát thanh mới tạo được hiệu quả nhanh chóng, và sâu rộng đến vậy.
Một trong những thời khắc vàng trong lịch sử phát thanh Việt Nam là thời điểm khi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát sóng trực tiếp vào rạng sáng ngày 24 tháng 9 năm 1945, chỉ vài giờ sau khi Pháp nổ súng khởi hấn ở miền Nam Việt Nam. Vì ờ cùng nhà với Trung tâm Thụ tín Trung ương, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam lúc bấy giờ nhận được tin báo của Chủ tịch ủ y ban hành chính Nam Bộ gửi Chính phủ, báo cáo vắn tắt ràng Pháp đã nổ súng khiêu chiến ở Sài Gòn (Trần Lâm 1995, tr.31-33). Lúc đó đã là 20:30 tối, khi chương trình phát thanh thường nhật của đài sắp kết thúc. Do tính thế cấp bách, và nhận thức được tầm quan trọng của sự kiện, Tổng Giám đốc của Đài quyết định tiếp tục chương trình, cho đến khi nhận được lệnh của Chủ tịch nước. Và thế là, trong đêm đó, bất chấp việc không có thông tin lưu trữ, không có báo chí tư liệu, và cũng chẳng có âm nhạc, đài Tiếng nói Việt Nam vẫn tìm mọi cách để phát sóng chương trình, và níu kéo công chúng ngồi bên đài cho đến khi có chỉ thị của Chính phủ.
Sau khi hội ý chớp nhoáng, các biên tập vicn và phát thanh viên đã quyết định dịch trực tiếp cuốn ‘Lên án chế độ thực dân’ bằng tiếng Pháp, vừa dịch vừa đọc thẳng trên sóng. Xen kẽ vào đó là những bài bình luận ngắn, với khí thế hừng hực căm thù. Cứ 15 phút, các phát thanh viên lại nhắc nhở đồng bào đừng rời máy thu thanh vì đêm nay sẽ có tin đặc biệt quan trọng được thông báo. Cho đến 1 giờ sáng ngày 24.9, giao thông hỏa tốc của Phủ Chủ tịch đem đến Đài bức điện ngắn của Chính phủ chỉ thị cho ủ y ban hành chính Nam Bộ, kêu gọi đồng bào Nam Bộ đồng loạt đứng dậy kháng chiến, kiên quyết không chịu lùi bước trước quân xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự do của Tồ quốc. Bức điện tuy ngắn, nhưng thể hiện tinh thần kiên quyết của chính phủ do Hồ Chủ tịch lãnh đạo, được hai phát thanh viên là Dương Thị Ngân và Nguyễn Văn Nhất đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo hồi tưởng của nguyên Tống Giám đốc đài Tiếng nói Việt Nam Trần Lâm, đây thực sự là một chương trình thời sự đột xuất chưa từng có, gây xúc động lớn trong đồng bào dưới các máy phóng thanh và thu thanh (Đồng Mạnh Hùng 2006, tr.36- 37; Nguyễn Mạnh Phương 2002, tr.17-18; Trần Lâm 1995, tr.31-33). Trong đêm đó, rất nhiều người dân Việt Nam đã tụ tập dưới loa công cộng, hoặc bên cạnh máy thu thanh của gia đình, và chờ đến giây phút được nghe lời Kêu gọi kháng chiến. Lần đầu tiên, qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, một Chỉ thị của Chính phủ đã được loan báo một cách nhanh chóng, kịp thời đến đông đảo quần chúng nhân dân (Trần Lâm 1995, tr.31 - 33). Từ đấy, hàng ngày, đài dành một thời lượng chương trình quan trọng để cổ vũ đồng bào Nam Bộ kháng chiến, biểu dương những tấm gương anh dũng chiến đấu, hy sinh của đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ. Đài cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào thanh niên miền Bắc nô nức vào chi viện cho miền Nam. Và cũng từ đó, vai trò là người tiên phong trong việc truyền bá thông tin Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, của Đài Tiếng nói Việt Nam đã được xác lập.
Một sự kiện đáng chú ý khác của phát thanh Việt Nam trong những năm đầu thành lập là buổi tường thuật tại chỗ cuộc mit-tinh đón Bác Hồ ở Hải Phòng, sau chuyến đàm phán gần 4 tháng bất thành của phái đoàn Việt Nam tại Pháp. Thấu hiểu tâm trạng và tình cảm của nhân dân Việt Nam nóng lòng đón Bác về để Người tiếp tục lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn thử thách của thù trong, giặc ngoài, đài Tiếng nói Việt Nam quyết định tổ chức cuộc tường thuật trực tiếp từ cảng Hải Phòng về Hà Nội. Gần 3 tiếng đồng hồ, 2 phóng viên liên tục thay nhau tường thuật, không có nhạc cắt, nhạc nền. chỉ có tiếng tàu xinh xịch lọt vào micro, dù đã dùng mọi cách đe giảm bớt (Trần Lâm 1995). .
Bên cạnh đó, xét về nội dung chương trình, từ năm 1954 đài đã xây dựng các chương trình theo nhóm đối tượng đặc biệt.
Trong đó, có các chương trình dành cho m iền Bắc, và các chương trình dành cho miền Nam. Đối với hệ chương trình dành cho m iền Bắc, đài có chương trình thời sự (chương trình chủ lực quan trong nhất giúp cho mọi người theo dõi được tình hình trong nước và quốc tế, theo dõi các chủ trương chính sách của Đ ảng và N hà nước). Đài còn có chương trình dành riêng cho nông thôn (tập trung cổ vũ và hướng dẫn cách tiến hành cải cách ruộng đất, tiến hành sửa sai. C hương trình này đã động viên được sức chi viện của hậu phương để toàn quân ta giành toàn thắng ở Điện Biên Phủ, cổ vũ và hướng dẫn phong trào hợp tác hóa bằng vài viết và những bài hát, những điệu dân ca, và hát chèo để dễ đi vào nông dân, nhất là người có tuoi).
Đài có chương trình dành cho công nhân (có lúc goi là chương trình ‘T ừ nhà máy đên công trư ờ n g ’). Đ ây là chương trình chuyên đi sầu vấn đề sản xuất công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, và thương nghiệp. C hương trình quan tâm tới những xí nghiệp quốc doanh, công tư họp doanh và các họp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Chương trình V ăn hóa, xã hội của Đài tập trung vào các vấn đề văn hóa, giáo dục, nếp sống văn m inh, gia đình văn hóa. Đặc biệt, quán triệt nhiệm vụ trồng người, Đài Tiếng nói Việt N am phổi họp với ử y ban thiếu niên và nhi đồng dành nhiều thời lượng để phát các chương trình thiếu niên và nhi đồng. C ác chương trinh này đã chú ý đến từng lứa tuổi khác nhau, từ m ẫu giáo, đến học sinh cấp I, cấp II (Trần Lâm 2005, tr.72-73).
N goài ra Đài còn có các chương trình phát thanh cho thanh niên, phối hợp với Trung ương Đ oàn thanh niên Việt N am ; chương trinh phát thanh cho phụ nữ phối họp với Hội liên hiệp Phụ nữ V iệt N am cũng được xây dựng từ cuối những năm 1950; chương trình phát thanh Quân đội nhân dân được phối họp xây dựng với T ống cục chính trị, còn chương trinh phát thanh Vì An ninh Tổ quốc phối hợp với Bộ C ông an, vừa phục vụ các chiến sĩ an ninh, vừa nhằm giáo dục ý thức cảnh giác, đấu tranh với âm m ưu của kẻ thù hòng lật đổ chế độ X HCN , vừa đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong xã
về văn nghệ, đài còn có các chương trình Đọc truyện đêm khuya, chương trình Tiếng thơ, chương trình sân khấu truyền thanh, câu chuyện truyền thanh. C hương trình ca nhạc được Đài dưa lên sóng đủ các loại nhạc phẩm , các dòng âm nhạc từ những bài hát
cách m ạng như D iệt phát xít, Chiến sĩ V iệt Nam, Tiến quân ca, Du kích quân, C ùng nhau đi hồng b in h ,... đến các bài hát như Suối mơ, Thiên thai; từ ca nhạc dân gian như dân ca quan họ, chèo, hát xẩm đến âm nhạc thính phòng, cổ điển phương Tây như Phiên chợ Ba Tư, D òng sông Đ anuyp x an h ...(T rần Lâm 2005, p.80).
Đ iếm qua các chương trình của Đài trong giai đoạn 1954-1975, có thể nhận thấy Đài Tiếng nói Việt N am đã gắn kết được với nhiều tổ chức chính trị xã hội, và đã xây dựng được nhiều chương trình phát thanh phục vụ mọi lứa tuổi (từ người có tuổi đen các cháu m ẫu giáo, học sinh cap I, cap II), phục vụ thính giả từ thành thị đến nông thôn, từ nông dân đến công nhân, phục vụ cả thanh niên, phụ nữ, cả quân đội và chiến sĩ công an. Chương trình xen kẽ giữa lời và âm nhạc, m à âm nhạc cũng đủ các thể loại, các dòng nhạc. Đ iều đáng nói là, trước năm 1994, Đài Tiếng nói V iệt N am chỉ phát sóng trên m ột kênh chương trình, có nghĩa là, toàn bộ nội dung phong phú nêu trên đều được thể hiện trên m ột cánh sóng. C ách thức kết cấu chương trình này là dạng chương trình tổng hợp (m ixed-program m ing), từng được áp dụng rất phổ biến trên phát thanh ở Anh và M ỹ những năm 30 của thế ký trước (như đã phân tích ở chương Hai). M ặc dù, dạng kết cấu chương trình này có thể đem đến sự bất ngờ đối với thính giả khi bật đài, vì họ không biết đến dạng nội dung của chương trình đang phát sóng. N hưng kết cấu này cũng có nhiều hạn chế. Thính giả luôn phải ‘ghi n hớ ’ thời gian phát sóng chương trình ưa thích của m ình, phải bố trí lịch sinh hoạt để có thể đón nghe chương trình mình ưa thích. R ất nhiều thính giả trẻ tuổi trong phỏng vấn nhóm khi chúng tôi thực hiện luận án Tiến sĩ (2006) đã cho biết, họ không nhớ được khi nào đài sẽ phát sóng chương trình m à m ình yêu thích, và cũng không thể/không m uốn bị phụ thuộc lịch sinh hoạt của m ình với thời gian biểu phát sóng của đài. Thính giả hiện đại, với rất nhiều sự lựa chọn để thu thập thông tin hay hường thụ giải trí, họ không còn m uốn bó buộc m ình với một chương trình cố định trên sóng phát thanh. Chính vì chương trình phát thanh tổng hợp (m ixed program m ing) bộc lộ nhiều nhược điểm , và không đáp ứng được nhu cầu, mong m uốn của lóp thính giả trẻ, hiện đại, nên dạng thức thiết kế theo định dạng (form at program m ing) đang là m ột giải pháp hữu hiệu để phát thanh trên thế giới tìm được chố đứng của m ình trong bối cảnh cạnh tranh với truyền hình.
Q uay lại với nội dung chương trình của Đài Tiếng nói Việt N am trong những năm kháng chiến chống M ỹ, ngoài chương trình dành cho m iền Bắc, Đài Tiếng nói V iệt N am còn có hệ chương trình phát thanh dành cho m iền Nam. Với các chương trình như
‘Chương trình giới thiệu m iền Bắc vào N am ’, ‘C hương trình dành cho thành thị miền N am ’, ‘C hương trình nối liền Nam B ắc’, ‘C hương trình phát thanh dành cho binh sĩ quân đội cộng h ò a’, ‘C hương trinh dành cho các dân tộc thiếu số ở Tây N guyên’.
Q ua hệ chương trình dành cho m iền Bắc và hệ chương trình dành cho miền Nam, đài Tiếng nói V iệt N am đã hoàn thành nhiệm vụ nặng nề và khó khăn mà Đ ảng và Nhà nước giao phó: vùa đáp ứng yêu cầu của miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn, vừa đáp ứng được yêu cầu của m iền N am phải chiến đầu trực diện với quân đội M ỹ-ngụy. Đài Tiếng nói V iệt N am đã thực sự là cầu nối liền 2 m iền Bắc N am cả về chính trị và tình cảm. Bất chấp ‘v ĩ tuyến 17’, đài đã thực hiện được nhiệm vụ chiến lược m à Đ ảng đã đề ra ‘đánh cho M ỹ cút, đánh cho ngụy nhào’, giải phóng m iền N am , thống nhất đất nước.
So sánh phát thanh V iệt N am và phát thanh ở A nh, và Mỹ, có m ột điểm tương đồng giữa phát thanh V iệt N am và phát thanh nhiều nước trên thế giới, đó là vị trí đặc biệt của phát thanh trong chiến tranh (H orten 2003, tr.2; Briggs 1995), như đã phân tích ở phần trên. T uy nhiên, yếu tố kết nên vị trí đặc biệt của phát thanh lại không giống nhau giữa ph át thanh V iệt N am và phát thanh ở các nước.
Ở Mỹ, trong những năm 30-40 của thế kỷ 20, phát thanh là người bạn song hành trong mọi hoạt động của người dân M ỹ, là cửa sổ để người Mỹ nhìn ra thế giới, là nguồn thông tin dáng tin cậy, và là nguồn giải trí hấp dẫn đối với mỗi người dân, từ trẻ đến già. V ào thời gian đó, 90% gia đỉnh Mỹ có ít nhất m ột máy thu thanh, và mọi người nghe trung bình ít nhất 3-4h/ngày (H orten 2003, tr.2). Ở V iệt N am , vào thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chỉ có các cán bộ m ới có m ột máy thu thanh, trong khi đại bộ phận quần chúng chỉ có thể nghe phát thanh qua loa công cộng, thường được m ắc ở nhà các cán bộ lãnh đạo xã. Trong bối cảnh m ột đất nước vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, với 90% dân sổ mù chữ, thi thông tin đến từ làn sóng phát thanh lại càng trở nên quan trọng. Đối với phần lớn quân và dân V iệt N am lúc đó, đài là phương tiện hiệu quả, đôi khi là duy nhất để đón nhận thông tin, chỉ thị, văn bản của Chính phủ (Lư V ăn Đ iền 2000, tr.3 3 1).
N hững bài viết hừng hực khí thế trên sóng phát thanh đã tôi luyện thêm ý chí quyết chiến quyết thắng của người dân V iệt N am , làm nên m ột sức m ạnh tinh thần to lớn, giúp dân tộc V iệt N am chiến thắng kẻ thù được trang bị vũ khí tối tân hiện đại hơn
m ình gấp nhiều lần. Có m ột câu chuyện được kể nhiều trên làn sóng phát thanh, là câu chuyện về cô gái thanh niên xun g phong 19 tuổi N gô Thị Tuyển, người đã vác trên vai 2 hòm đạn, nặng đển 98 kg, gần gấp đôi trọ ng lượng cơ thể m ình, vượt qua bờ đê, chuyển ra sông phục vụ chiến đấu tại cầu Hàm Rồng. Câu chuyện được Đài Tiếng nói V iệt Nam phát sóng nhiều lần đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tiếp thêm sức m ạnh cho niềm tin chiến thắng của dân tộc, đồng thời thoi bùng lên quyết tâm học tập và chiến đấu theo tấm gương chị Ngô Thị T uyển (Y oung và B uzzanco 2002, tr.98-99).
Phát thanh Việt N am không phải chỉ đon thuần là công cụ cung cấp thông tin và giải trí, m à hon thế, trong suốt 30 năm chiến tranh, phát thanh là cầu nối giữa Đ ảng với nhân dân. Đ ồng thời phát thanh đã trở thành người bạn thân thiết của người dân V iệt Nam. Khi nghe tin Đài M ễ Trì, đài B ạch M ai và khu nhà tập thế của Đài ở Bạch M ai (128C Đại La) bị đánh bom , nhân dân Hải D ương đã đem tre nứa lên giúp Đài xây dựng nhà cho cán bộ (Trần Lâm 2005, p .l 17). N gười dân V iệt N am nghe đài không đơn thuần là để biết tin tức về cuộc chiến, m à, quan trọng hon, là để tiếp thêm sức mạnh, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đ ảng và N hà nước và thắng lợi tất yếu của cuộc chiến.