1 Bức tranh của sự cùng tồn tại và phát triển

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 26)

MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH VÀ HỢP TÁC CÙNG TÒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PTTTDC

2.2. 1 Bức tranh của sự cùng tồn tại và phát triển

Radio đã từng được tiên đoán là dấu chấm hết cho báo in, truyền hình đã từng được phán đoán là sự kết thúc của phát thanh, cũng như đã có ý kiến cho rằng, Internet sẽ đặt dấu chấm hết cho cả báo in, phát thanh và truyền hình (Priestman 2002). Nhưng rõ ràng là nhũng điều dự đoán trên đều không trở thành hiện thực. Trong thời đại của Internet, báo in và phát thanh vẫn có những bước phát triển đáng chú ý (Farhi 2005; Howard 2001, tr.viii).

Mạng lưới phát thanh toàn cầu vẫn dày đặc với gần 9,000 đài phát sóng ở châu Âu, khoảng 11,000 đài ở Mỹ, và hàng ngàn đài phát thanh ở Mỹ Latinh, và những con số tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi, châu ú c - tính tổng cộng, ước chừng có ít nhất 40,000 đài (Hendy 2000, CIA Fact Book 2006). sổ liệu về các đài phát thanh, nhiều hơn nhiều so với các đài truyền hình. Và bởi vậy, thính giả sẽ có nhiều cơ hội và sự lựa chọn đê nghe các chương trình phát thanh.

Hơn thế, công chúng vẫn coi phát thanh là phương tiện hữu hiệu để thu nhận thông tin và giải trí (đặc biệt là âm nhạc) (Ofcom 2007, tr.25; McNair 2003, tr. 12). Trung bình, ở Anh và Mỹ, thính giả nghe phát thanh khoảng 22h một tuần, ít hơn chút ít so với thời gian họ dành cho truyền hình, 23-24h (RAJAR 1999; Douglas 1999). s ố liệu này tương tự ờ châu Âu, khi phần lớn thính giả dành 17,5h đến 28 giờ mỗi tuần đế nghe phát thanh (Hendy 2000, tr. 124).

Bên cạnh đó, báo in, loại hình thông tin cổ điển nhất vẫn được coi là nguồn tin đáng tin cậy và dễ lưu giữ. Ngày nay báo in vẫn không ngừng phát triển, đổi mới và mở rộng hơn các cách thức tiếp cận công chúng (Farhi 2005). Hơn 439 triệu độc giả vẫn mua báo hàng ngày (WAN 2006). Hon nữa, khái niệm ‘báo in’ có nội hàm rất rộng, từ tạp chí hàng tuần có đối tượng độc giả rất chuyên biệt, nhỏ hẹp, đến những tờ báo ngày có tiara hàng triệu bản. Bởi vậy, nểu ở đâu đó các tờ báo toàn quốc có sự sút giảm trong số lượng phát hành thì các tạp chí khổ nhỏ và báo địa phương, loại ấn phẩm chuyên phục vụ nhóm độc giả chuyên biệt, có nhu cầu riêng, có tính địa phương, hay những tờ báo không thu tiền vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng. Với công nghệ in ấn hiện đại, nhanh chóng và không quá đắt đỏ, hầu như cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội-khoa học-tôn giáo hay một cộng đồng nhỏ nào đó cũng có thể xuất bản cho mình một ấn phẩm riêng. Ở Anh, nếu năm 1975 chỉ có 185 tờ báo phát không với 1,140 tờ báo thường, thì 11 năm sau, cán cân giữa báo ‘phát không’ và ‘báo bán’ là 842 và 867 (McNair 2003, tr.209). Theo WAN (2006), nếu tính cả các tờ báo phát không, số lượng tiara của báo in toàn cầu năm 2006 tăng 1.21% so với năm trước, và tăng 7.8% so với 5 năm trước. Điều này thể hiện rõ ràng là, bất chấp sự sút giảm về mặt số lượng phát hành của các tờ báo toàn quốc, ngành công nghiệp báo in vần có những bước phát triển khỏe khoắn.

Nói cách khác, các phương tiện truyền thông mới không thay thế các phương tiện truyền thông cũ, mà trái lại, tồn tại song song với các PTTTDC truyền thống, làm cho môi trường thông tin của con người đang ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn bời

sự tổng hợp của cả chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh và dộng với nhiều phương thức truyền thông như in ấn, phát sóng, và mạng internet (Lievrouw và Livingstone 2006, tr.l).

Bởi vậy, vấn đề đặt ra là: tại sao và làm thế nào mà các PTTTDC không thay thế lẫn nhau, mà cùng tồn tại và phát triển? Trong phần sau, tôi sẽ nghiên cứu 3 khía cạnh đã tác động đến sự cùng tồn tại và phát triển trong thế cạnh tranh của các phương tiện truyền thông đại chủng: tính chất riêng của từng loại truyền thông

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 26)