1 Phút thanh thay đ ỗi từ phươn gt iện truyề nt hông theo chươn gt rình thành phương

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 50)

và bây giờ

1.3. 1 Phút thanh thay đ ỗi từ phươn gt iện truyề nt hông theo chươn gt rình thành phương

t i ệ n t r u y ề n t h ô n g t h e o đ ị n h d ạ n g :

Ở Mỹ, thoạt tiên, phát thanh không cố định: từ tần số phát sóng của đài, đến nguồn kinh phí hỗ trợ, luật lệ của chính phủ hay mô hình hoạt động (Douglas 1999, tr.56). Không thể đoán định trước dạng chương trình tiếp theo trên sóng là gì. Thông thường, sau chương trình cho trẻ em, có thể sẽ là một phần thuyết giảng về ‘vệ sinh răng m iệng’, hoặc ‘làm sao để nhà bạn thực sự là gia đình’, và tiếp theo có thể là một chương trình ca nhạc.

Tuy vậy, ở Anh, ý tưởng về thiết kế chương trình đã có từ rất sớm. Năm 1924, chỉ 2 năm sau khi phát sóng chính thức, khi BBC vẫn còn là một Cty tư nhân, ý tưởng về một kênh chương trình, phát sóng ở một tần số riêng biệt, phục vụ cho 'những người có học vấn cao với chất lượng chương trình tốt hơn’ đã được đưa ra. Tuy nhiên, ý tưởng này đã khỏng dược John Reith, Tổng giám đốc BBC lúc bấy giờ chấp thuận (Carpenter

1996, tr.3). Theo Scannell và C ardiff (1982, tr. 167-8), chương trình tổng hợp cung cấp m ột lượng lớn và đa dạng kiến thức trong một ngày. Thông thường, chương trình này bao gồm tin tức, kịch truyền thanh, thể thao, tôn giáo, và âm nhạc. Chương trình này không chi đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống (giáo dục, thông tin, giải trí), mà còn phục vu cho nhu cầu của mọi tầng lóp nhân dân (trẻ em, phụ nữ, trí thức, nông dân, ngư dân) (Scannell và C ardiff 1982, tr. 167-8).

N hư Crisell (1994, tr.21) đã chỉ ra, mục đích của Reith là làm đa dạng chương trình theo cách mà thính giả có thể ‘ngạc nhiên’ khi bất ngờ bật đài. Tuy nhiên, suy nghĩ này đã thay đổi kể từ năm 1930s, đặc biệt là sau khi đài Luxembourg xuất hiện.

Vào giữa thập kỷ 50, do sự cạnh tranh của truyền hình, thính giả nghe đài bắt đầu giảm sút đáng kể. Điều này khiến cho các nhà sản xuất chương trình phát thanh phải thay đổi tư duy để thu hút công chúng thính giả. Sau hàng thập kỷ cố gắng cung cấp ‘tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người’, các nhà làm chương trình phát thanh nhận ra ràng, sự khác biệt mới là cách đê hấp dẫn công chúng (MacFarland 1997, tr.63). Thay vì cạnh tranh trực diện với truyền hình, phát thanh đã tìm cho mình một lối đi riêng: tập trung vào những giờ cao điếm trong ngày, và xây dựng những chương trình đặc biệt vào cuối tuần, và vào buối tối, phục vụ những nhóm công chúng nhỏ và nhóm công chúng có nhu cầu riêng, sở thích riêng (Shingler và Wieringa 1998, tr. 10). Theo Douglas (1999, tr.33), thính giả nghe âm nhạc muốn thay đổi hoặc làm mới cảm xúc của mình, họ tìm đến những đài phát thanh âm nhạc có phong cách âm nhạc mà mình ưa thích. Thính giả muốn tìm đúng thứ họ cần, và điểm khác biệt giữa truyền hình và phát thanh là, nếu khán giả truyền hình tỉm kiếm các chương trình họ ưa thích, thì đối với phát thanh, họ tìm kênh (Hendy 2000, tr. 130).

Bước phát triển đầu tiên của các kênh ‘định dạng’ (format) phát thanh bắt đầu từ chương trình Top 40 của Mỹ (MacFarland 1997, tr.64; Norberg 1996, tr.l). Kết cấu của dạng ‘Top 4 0 ’ là lựa chọn 40 bài hát đang thịnh hành nhất trong tuần và chơi lần lượt. Các đài áp dụng kết cấu chương trình này đã thu hút được sự chú ý đáng ngạc nhiên từ phía thính giả. Và bởi lẽ, sản xuất chương trình phát thanh ít chi phí hon nhiều so với việc sản xuất một chương trình truyền hình, nên ngành công nghiệp phát thanh dần dần phân nhỏ, và tập trung vào nhóm công chúng nhỏ bàng việc đáp ứng nhu cầu của họ. Hàng loạt các dạng format ra đời, bao gồm ‘Đồng quê’, ‘Tin tức và Trò chuyện' (News/talk), Rock, Nhạc trẻ đương đại, Urban (nhạc thành thị), Nhạc cổ điển cho ngưòi

cao tuổi (Oldies và Nostalgia) (M acFarland 1997, tr.74-82; Hendy 2000, tr. 100-1). Theo Busby (1988, tr.227), có khoảng 24 dạng format chương trình phát thanh đang được sử dụng ở Mỹ. Trong đó, yếu tố địa lí và thành phần dân số là yểu tố quan trọng nhất để quyết định format chương trình cho kênh radio.

Việc radio xác định lại định dạng kênh chương trinh của mình để thu hút thính giả sau này được Toffler (1980, tr. 174) khái quát thành lí thuyết về ‘phi đại chúng hóa truyền thông’, hay ‘chuyên biệt hóa nội dung’ (naưowcasting) mà một số nhà nghiên cứu như Hendy (2000) và Priestman (2002) sử dụng. Tính cách này đưa lại cho ngành công nghiệp phát thanh, vốn được coi là broadcasting (lan rộng) một đặc trưng mới: phát thanh ngày nay chuyên biệt hóa về nội dung, nhưng lan rộng về độ phủ sóng.

Tuy nhiên, xét phát thanh Việt Nam, đáng chú ý là phát thanh Việt Nam vẫn duy trì hỉnh thức chương trình tổng họp (âm nhạc và lời nói) cho đến cuối năm 2006, lần đầu tiên kênh FM Xone FM ra đời, phục vụ cho đối tượng thính giả từ 16 đến 35.

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 50)