1 Phát thanh đã trở nên tiện dụng và dễ dàng tiếp cận như thế nào

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 46)

và bây giờ

2.2. 1 Phát thanh đã trở nên tiện dụng và dễ dàng tiếp cận như thế nào

Vào buổi đầu, nghe phát thanh rất phức tạp và khó khăn, do sự hạn chế về số lượng và sự đắt đỏ của một chiếc máy thu thanh (Scannell và C ardiff 1991; Douglas 1999). Ở Mỹ, cho đến tận cuối những năm 1920, máy thu thanh mới có thể cắm vào điện nguồn, và không thể di chuyển cho đến năm 1927 (Craig 2004, tr.3; Douglas 1999, tr.69). Theo Douglas (1999, p.69), những tín đồ của phát thanh phải học cách sử dụng 3 loại pin cần thiết để vận hành đài. Ngay cả những máy thu thanh được mua ở cửa hàng cũng đòi hỏi phải lắp đặt thêm, những dây ăngten nhỏ mỏng như râu mèo để nối mạng với thiết bị điện tử trong máy thu thanh. Neu đặt sai chỗ, thính giả sẽ không nghe được gi. Ngoài ra, thính giả phải xừ lí một loạt vấn đề về thời tiết đối với những chiếc đài đắt tiền và phức tạp:

... Điều mà thính giả, những người mua máy thu thanh vào mùa đông không biết cho đến khi hè về là, sự nhiễu khí quyển dày hơn khi hè về. Đôi lúc, sự nhiễu khí quyển này làm cho việc tiếp sóng của máy thu thanh trở nên không thể thực hiện được...

Những hạn chế về mặt kỹ thuật gâv ảnh hưởng không nhỏ đến người nghe, và cộng đồng thính giả phát thanh. 75% các ý kiến phản ánh của thính giả gửi về cho BBC trước những năm 1930 đều phàn nàn về độ tiếp sóng của máy thu thanh (Scannell và Cardiff

Nghe đài đồng thời cũng rất tổn kém. Ở Mỹ, khi các máy thu thanh do nhà máy sản xuất hàng loạt có mặt rộng rãi trên thị trường vào năm 1920, một máy thu thanh điện tử giá 60 USD. Tất nhiên, máy thu thanh rẻ tiền luôn di kèm với việc kém chất lượng và giá trung bình của một máy thu thanh tốt là hơn 100 USD (Sterling và Kittoss 2002, tr.89). Ở Anh, thậm chí cho đến những năm 1930, giá của một chiếc máy thu thanh vẫn từ 8 đến 80£ (Briggs 1981, tr.33).

Đe hiểu hơn về mức giá của máy thu thanh vào thời điểm đó, chúng ta cần biết mặt bằng sinh hoạt của người dân ở Anh và Mỹ trong những năm này. Ở Anh, thu nhập của 2 nhóm công chúng lớn nhất, nông dân và thợ mỏ, trung bình là 1.1- 2£/tuần trong những năm từ 1918 đến 1939 (Pegg 1983, tr.47). Tương tự, ở Mỹ, vào năm 1929, khi một ôtô có giá 600 USD thì giá một chiếc máy thu thanh là 136 USD (Craig 2004, tr.3). Thêm nữa, ở Anh, thính giả phải trả phí để nghe phát thanh. Loại phí này được duy trì cho đến năm 1971 (Paulu 1981, tr.23).

Bên cạnh chi phí cao, còn có một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định có mua máy thu thanh hay không: điện. Vào cuối chiến tranh thế giới thú I, chỉ có 6% các hộ gia đình ở Anh có điện dùng (Scannell và Cardiff 1991, tr.361). Tương tự, ở Mỹ, trong khi 85% các hộ gia đinh ở thành thị được dùng điện vào năm 1930, chỉ có 10% các hộ nông dân có điện, và đến tận giữa những năm 1940 một nửa số hộ ở nông thôn mới có điện dùng (Craig 2004, tr.3). Chính vì lí do này, rất nhiều hộ gia đình phải mua pin để nghe radio, nhưng giải pháp này cũng không hoàn hảo, vì pin cũng có nhiều nhược điểm, đặc biệt là hay bị chảy.

Đáng ngạc nhiên là, trong suốt những năm đầu của phát thanh, khi người nghe phải đối phó với rất nhiều khó khăn, phức tạp, họ vẫn trung thành với đài, và hầu như không kêu ca về dịch vụ phát thanh (Warren 2005, tr.7). Một lí do có thể lí giải hiện tượng này là, vào thời điểm đó, truyền hình chưa xuất hiện. Theo Cain (1992, tr.31), Truyền hình BBC bắt đầu phát sóng vào 2/11/1936, và cho mãi đến năm 1955, BBC mới dành cho truyền hình một kinh phí như họ đã dành cho phát thanh. Dần dần, công chúng bị truyền hình lôi cuốn, và lượng thính giả của phát thanh, (cũng như khán giả của rạp chiếu phim) giảm dan (Cain 1992, tr.3 1).

M ay mắn cho phát thanh, vào thời điểm phát thanh phải cạnh tranh với truyền hình, giá m ột chiếc máy thu thanh đã bắt đầu giảm. Vào năm 1935, máy Philco chỉ còn 5£ và

dược thiết kế phù hợp với mọi đổi tượng đi làm (Scannell và C ardiff 1991, tr.359). Lần đầu tiên, chiếc máy thu thanh được chuẩn hóa, giá cả họp lí và là sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Dần dần, mọi người có thể mua được 1, thậm chí nhiều hơn 1 máy thu thanh. Ờ Mỹ, vào năm 1938, có hơn 91% hộ gia đình và gần 70% hộ gia đình ở nông thôn có một radio và hơn một nửa các hộ này có 2 chiếc radio (Sterling và Kittross 2002, tr.204). Ỏ Anh, 3 triệu hộ gia đình có 1 radio vào năm 1930. Vào năm 1939, con số này đã tăng gấp 3. Cũng trong năm này, % số hộ gia đình ở Anh có radio (Scannell và Cardiff 1991, tr.362).

Ở Anh, khi chính phủ Anh dỡ bỏ lệ phí nghe phát thanh vào năm 1971, giá thành một chiếc máy thu thanh cũng đã được giảm đi đáng kể, khiến cho mỗi gia đình trung bình có 2.53 chiếc máy thu thanh (Paulu 1981, tr.350) - thực tể, mỗi máy thu thanh cho một người (Lax 1997, tr.26). Ở Mỹ, vào thời điểm hiện tại, số lượng máy thu thanh trên đầu người thậm chí còn cao hơn: mỗi người có hơn 2 chiếc máy thu thanh (Agee et al 1994, tr.210). Những số liệu này cho thấy, từ một phương tiện truyền thông đắt đỏ, radio giờ đây đã trở nên một phương tiện phù hợp với mọi túi tiền, và hầu như miễn phí cho các đối tượng (Shingler và Wieringa 1998).

Quan trọng hơn là, thính giả không còn phải tự sắp xếp thời gian của mình cho phù hợp với chưong trình phát thanh, không phải kè kè với máy thu, mà, trên thực tế, phát thanh có ở mọi nơi, phục vụ cho công chúng những gì họ muốn. Trong thời đại kỹ thuật số, với sự xuất hiện của webradio và podscast, thính giả có thể nghe radio bất cứ khi nào bạn muốn.

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)