THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHÉ
3.1 .3 Đóng góp của vov về phương diện đối ngoạ
C ả thế giới hướng về cuộc chiến tranh ở V iệt N am , m uốn nghe thông tin từ phía V iệt N am về cuộc chiến, và cách thức cơ bản nhất (đôi khi là duy nhất) họ có thể làm được là thông qua đài phát thanh T iếng nói V iệt N am . M ột điểm đáng chú ý là, trong những năm tháng chiến tranh, đài T N V N đã nhận được sự ủng hộ m ạnh mẽ của lực lượng trí thức yêu nước, nên các chương trình đối ngoại phát triển nhanh chóng. N gay từ ngày đầu thành lập, Đài T iếng nói VN đ ã phát các chương trình đổi ngoại bằng tiếng A nh, tiếng Pháp, tiếng Q uảng Đ ông (sau có thêm tiếng Bắc K inh), tiếng Esperanto, rồi tiếng Lào, tiếng Cam puchia. Suốt thời kỳ kháng chiến chổng Pháp, đài vẫn giữ được các chương trình đối ngoại nói trên, chỉ bớt tiếng E speranto, nhưng lại thêm tiếng Thái (V OV 2005, tr.89-90). T rong giai đoạn từ 1954-1975, với sự phát triển nhảy vọt về cơ sở kỹ thuật, với các thiết bị ghi âm và m áy p hát sóng công suất lớn, với đội ngũ cán bộ giỏi ngoại ngữ được tăng cường, các chương trình phát thanh đối ngoại đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hệ chương trình đối ngoại tăng lên thành 11 thứ tiếng (Anh, Pháp, N hật, Bắc Kinh, Q uảng Đ ông, Lào, Cam puchia, Tháilan, Indonesia, Nga, T ây Ban N ha, và tiến g V iệt dành cho đồng bào ở xa Tổ quốc).
K hông chỉ có bước phát triển về số lượng, mà chất lượng các chương trình cũng được nâng lên do có sự đóng góp của lực lượng cán bộ giỏi. Đơn cử, về tiếng Pháp, ngoài các cán bộ giỏi tiếng Pháp, còn có 2 người Pháp là Tagaro và Boudarel. Bộ phận tiếng Bắc Kinh, tiếng Q uảng Đ ông, tiếng Thái Lan được bổ sung m ột số thanh niên Việt kiều từ V ân N am và Thái Lan về. Bộ phận tiếng C am puchia có m ột số cán bộ của ỉssarak tập kết, bộ phận tiếng Lào được tăng cường một lực lượng hùng hậu cán bộ của Pathet Lào tập kết sang Việt N am sau Hiệp định Geneve. Bộ phận tiếng N hật có vợ của tiến sĩ nông học Lương Định C ủa là người N hật tham gia biên dịch và dạy thêm tiếng N hật cho cán bộ làm chương trình.
R iêng tiếng Anh, đài có 3 loại chương trình, có nội dung khác nhau, phát vào những giờ khác nhau, theo các hư ớng khác nhau, phục vụ các nhóm đối tượng khác nhau. Thứ nhất, là chương trình chung cho các đối tượng nước ngoài nghe tiếng Anh ờ Đ ông Nam Á và T ây Âu. Hai là chương trình dành cho quân đội viễn chinh Mỹ ở Thái Bình D ương và Thái Lan. Đây là chương trình phát thanh địch vận nhằm vào binh sĩ Mỹ, làm họ hiểu rõ họ là nạn nhân của chính quyền Mỹ đang đưa họ đến chỗ chết. N ội dung chương trình có tính thuyết phục cao, lại nhẹ nhàng, đi vào lòng người. Phát thanh viên của chư ơng trình là bà Trịnh Thị N gọ, biệt hiệu H ương Liên, được binh sĩ Mỹ gọi là Hanriah. Đây là giọng nói tiếng Anh chuẩn xác, và ngọt ngào được lính Mỹ rất ưa thích. M ột phần nhờ chất giọng đặc biệt của Hanoi H annah, chương trình tiếng A nh địch vận đạt hiệu quả cao, thu hút được nhiều lính Mỹ nghe, giúp họ thay đổi nhận thức về cuộc chiến. Bộ tư lệnh quân đội viễn chinh M ỹ thậm chí còn ra lệnh cấm binh sĩ Mỹ không được nghe chương trình này (V O V 2005, tr. 92-93).
Đặc biệt là Đài còn có m ột chương trình tiếng Anh nữa, nhằm vào đối tượng là nhân dân M ỹ, phát thanh trực tiếp từ H abana, truyền thẳng vào M ỹ, đánh vào hậu phương lớn của quân đội viễn chinh Mỹ. C hương trình này được thực hiện nhờ m ột Hiệp định có m ột không hai trong lịch sử phát thanh trên thế giới: hiệp định giữa Đài Tiếng nói V iệt N am và V iện phát thanh truyền hình Cu Ba, trong đó, Đài Tiếng nói Việt Nam được m ư ợn sóng phát thanh của Đài đối ngoại CuBa để phát chương trình hướng thẳng vào đất M ỹ, với lời xướng cho mỗi chương trình: ‘Đây là Đài Tiếng nói Việt N am , phát từ La H abana’ (V OV 2005, tr. 94). Với sự giúp đỡ của V iện phát thanh-truyền hình Cu Ba, chương Irỉnh đối ngoại này được phát trên nhiều tần số, theo nhiều hướng anten khác nhau để phủ khẳp nước Mỹ, làm cho nhân dân Mỹ hiếu được sự thật đang diễn ra
ở V iệt N am , để những người mẹ, người vợ, bạn gái và thanh niên Mỹ hiểu được chiến tran h V iệt N am là phi nghĩa.
M ặc dù điều kiện kháng chiến rất khó khăn, nhưng những chương trình đối ngoại của Đàá Tiếng nói V iệt N am luôn được thính giả quan tâm đón nhận. Ví dụ, khi nghe tin Đ ài Mễ Trì và Bạch M ai bị bom B52 phá hủy, thính giả N hật Bản của chương trình p h á t thanh tiếng N hật đã quyên góp và gửi cấp tốc 5 triệu Yên để giúp Đài khôi phục Đài Mễ Trì (V O V 2005, tr.92). C hương trình địch vận tiếng A nh của đài có ảnh hưởng m ạn h m ẽ đến binh sĩ M ỹ, làm thay đồi quan niệm của họ về cuộc chiến, đến m ức Bộ T ư lệnh quân đội viễn chinh M ỹ ra lệnh cấm lĩnh Mỹ nghe chương trình này. Còn chư ơng trình tiếng Anh phát trực tiếp từ H abana của Đài, chỉ sau 2 tháng phát sóng, đã dẫn đầu về số lượng thư thính giả gửi về địa chỉ cơ quan thường trú ở H abana. Chương trin h này duy tri vị trí đứng đầu đó suốt gần 9 năm liền, cho đến ngày 8.3.1976, tổ thư ờ ng trú nhận lệnh chấm dứt công việc và về nước (V OV 2005, tr.95).
T iều kết: Khó khăn và lợi thế của Đài Tiếng nói V iệt N am so với các PTTD C khác V ới những phương tiện hết sức hạn chế trong thời kỳ kháng chiến, Đài Tiếng nói V iệt N am chỉ có thể làm được các chương trình đơn giản, nói thang vào m icro đưa lên sóng, với kết cấu chương trình giản dị: tin tức, bình luận, bút ký và m ột chương trình ca nhạc gọn nhẹ. C hương trình đối ngoại cũng vậy, chỉ căn cứ vào chương trình thời sự trong n ư ớc biên dịch ra tiếng nước ngoài (Trần Lâm 2005, tr.69).
Đ iều đáng nói là, trong suốt gần m ột thế kỷ thực dân Pháp đô hộ nước ta, biết bao cuộc khởi nghĩa đã nố ra, nhưng đều không thành công. Lần đầu tiên, có m ột đảng phái chính trị có thể hiệu triệu được toàn dân tham gia kháng chiến. Bởi thế, các tổ chức của Đ ảng, trong đó có Đài Tiếng nói V iệt N am đã nhận được sự ủng hộ cả về vật chất, tinh th ần và nhân lực từ khắp mọi giai tầng trong xã hội. Chính vì lẽ đó, ngay sau khi thành lập Đ ài, v o v đã có thể phát sóng đổi ngoại bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung và cả tiếng Esperanto (Lê Quý 2000, tr.60-67), và sau năm 1954, là 11 thứ tiếng. M ột số lượng lớn cán bộ của Đài Tiếng nói Việt N am lúc bấy giờ là những tri thức yêu nước, trong đó nhiều người là luật sư, nhà văn, nghệ s ĩ... N hiều người sau này nắm giữ những vị trí then chốt trong chính phủ hay trở thành những nhà văn, nghệ sĩ lớn của dân tộc. V ào những năm 1960, dàn giao hưởng của Đài Tiếng nói V iệt N am được coi là Đoàn bề thế nhất m iền Bắc, với cao điểm lên tới 120 nhạc công và ca sĩ (Lê Quý 1995, tr.5-
6). Dàn nhạc của Đài Tiếng nói V iệt N am dã đóng góp m ột phần quan trọng, tạo nên sức sống của các chương trình âm nhạc trên làn sóng phát thanh, và kéo theo đó là những thính giả trung thành với đài.
M ột thế m ạnh nữ a m à Đài Tiếng nói V iệt N am có được trong giai đoạn kháng chiến là nguồn tin trực tiếp từ Bộ Tổng tham m ưu của Q uân đội nhân dân V iệt N am (Trần Lâm
1995, tr.33). N guyên T ổng Giám đốc Đài Tiếng nói V iệt N am nhớ lại:
...C ó những trận diệt đồn ban đêm , kết thúc vào rạng sáng, thì ngay buổi phát thanh trư a đã được đưa tin và bình lu ận ... Có buổi phát thanh thời sự 12 giờ trưa bẩt đầu, nhưng nếu hiệu thính viên nhận được tin chiến thắng từ tiền phương, thì bản thân tôi xem từng trang, đánh dấu rồi chuyển ngay sang phòng truyền âm đê đọc xen vào chương trìn h ...
(Trần Lâm 2005, p.59) Bên cạnh đó là m ột lực lượng cán bộ được cử trực tiếp ra tiền tuyến, đưa lại cho các chương trình những thông tin chiến sự nóng hổi. N hiều cán bộ của Đài đã hy sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ (VOV 1995, tr. 199-200).
Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đài Tiếng nói V iệt Nam không chỉ là cơ quan truyền thông duy nhất đưa thông tin đến được mọi m iền đất nước, thư ờng xuyên m ang tiếng nói cùa Đ ảng và C hính phủ đến với đồng bào chiến s ĩ miền N am , m à có những trường hợp thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt bí mật, bất ngờ. Kẻ địch dù trăm phương nghìn kế cũng không thể biết được rằng, có nhũng bản tin, những bản nhạc, bài hát của Đ ài TN V N lại chính là lời hiệu triệu, là m ột lệnh tiến công của những đoàn quân ngoài m ặt trận, là tiếng kèn lệnh để tiêu diệt quân thù (V ũ V ăn H iền 2008)
Do hoàn cảnh đặc thù, nên phát thanh V iệt N am trong 30 năm đầu phát triển, tuy phải trải qua chiến tranh ác liệt, nhưng luôn thể hiện vị trí dẫn đầu trong các PTTDC ở Việt Nam. Đ iểm đáng nhấn m ạnh ờ đây là m ối quan hệ giữa Đài Tiếng nói V iệt N am và các PTTT D C khác.
Trong những năm tháng kháng chiến mục tiêu chung của cả dân tộc là đánh thắng giặc M ỹ xâm lược, các PTTDC không có sự cạnh tranh, mà phối hợp với nhau làm tròn nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể. Hơn thế, Đài T iếng nói V iệt N am còn là cái nôi hình thành TTX V N và Đài TH TƯ. N gay sau khi Đài Tiếng nói V iệt Nam chính thức lên sóng, ngày 15.9.1945, bộ phận biên tập tiếng nước ngoài lấy hai bản tin tiểng Anh và tiếng Pháp biên soạn thành bản tin thông tấn, truyền đi bằng tín hiệu M orse. Bản tin tiếng A nh lấy tên là VNA (V ietnam News A gency), còn bản tin tiếng Pháp là AIV (A gence d ’inform ation du V ietnam ), cả hai đều có nghĩa là H ãng Thông tấn Việt N am . Đ ây cũng chính là tiền thân của Thông tẩn xã V iệt nam.
N gày 7.9.1970, nhân lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đài T iếng nói V iệt N am , lãnh đạo Đài đã cho phát thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên với 15 phút Thời sự và 30 phút C a nhạc. N ăm 1971, Chính phủ cho phép Đài Tiếng nói V iệt N am thành lập Ban Truyền hình, tư ơng đương với các Ban Biên tập khác. N gày 30.4.1975, đoàn cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên cùa Ban Truyền hình vào tiếp quản Đài Truyền hình Sài G òn. N gay tối 1.5.1975, Đài Truyền hình Sài Gòn đã phát sóng chương trinh hàng ngày với tên gọi mới: Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí M inh, và với nội dung hoàn toàn m ới (Báo phát thanh 2002, tr.4 1 ). N gày 16.6.1976, nhân dịp khai m ạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất cả nước, Đài Truyền hình Trung ương chính thức phát sóng hàng ngày. Đài T iếng nói V iệt N am lúc đó đước đổi tên là Đài P hát thanh-Truyền hình V iệt Nam.
N hư vậy, có thể nói, Đài tiếng nói V iệt N am là con đẻ của cách m ạng, ra đời và phát triển cùng đất nước V iệt N am mới. Đài TN V N được Chủ tịch H ồ Chí M inh trực tiếp chỉ đạo thành lập, với tôn chỉ, m ục đích, chức năng, nhiệm vụ là m ột tờ báo nói cách m ạng. Đài Tiếng nói V iệt Nam thành lập đã đánh dấu sự ra đời của ngành phát thanh V iệt N am - lần đầu tiên có thêm m ộ t loại hình báo chí mới ở V iệt Nam: loại hình báo nói. Lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới xuất hiện Đài phát thanh bàng tiếng Việt, tiếng nói của m ột dân tộc độc lập, của m ột quốc gia có chủ quyền (Báo phát thanh 2002, tr.22). Trong suốt cuộc chiến, cho dù bị địch ráo riết truy tìm, đài đã phải di chuyển 14 lần đe bảo toàn và phát triên lực lượng, đài Tiếng nói V iệt Nam vẫn liên tục duy trì được tiếng nói V iệt N am trên cánh sóng (trừ 9 phút khi Đài phát thanh M ễ Trì bị đánh bom ). Đài Tiếng nói V iệt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần
xứng đáng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.