.V ai trò đặc biệt của vov trong 30 năm kháng chiến trường ỳ

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 64)

THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHÉ

3.1.1 .V ai trò đặc biệt của vov trong 30 năm kháng chiến trường ỳ

Tiếng nói Việt Nam - v o v - là đài phát thanh đầu tiên được thành lập vào tháng 9 năm 1945, năm ngày sau khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước V iệt Nam Dân chủ cộng hòa (Nhân Hạnh 2003, tr.7; Mai Thanh Thụ 2000, tr.8). Tuy nhiên, chỉ vài tuần sau đó, Việt Nam bị cuốn vào một cuộc xung đột vũ trang, sau này trở thành cuộc chiến kéo dài suốt 30 năm. Và bởi vậy, 30 năm đầu tiên của phát thanh V iệt Nam là 30 năm phát triển trong giai đoạn chiến tranh.

Cũng cần nói thêm rằng, trước 1945, ở Hà Nội chưa có đài phát thanh nào thực hiện nhiệm vụ thông tin đại chủng, mà chỉ có một đài phát thanh nhỏ, phát sóng bằng tiếng Pháp cho cộng đồng Pháp ngữ tại Hà Nội (Lê Đình Đạo 2003, tr. 13; Đỗ Quang Hưng 2000, tr.223). Ở Sài gòn cũng chỉ có một đài phát thanh thương mại nhỏ (đã dẫn).

Sự ra đời của Đài TNVN là sự kiện đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam vừa giành chính quyền từ tay thực dân Pháp. Tên gọi của Đài phát thanh - Đài Tiếng nói Việt Nam, thể hiện sự tự hào của người dân Việt sau bao nhiêu năm mất nước, nay đã có tiếng nói của minh. Đài Tiếng nói Việt Nam là tiếng nói khẳng định chủ quyền, văn hỏa, tiếng nói của dân tộc Việt Nam (Trần Lâm 1995), do vậy, đài Tiếng nói Việt Nam

không thuần túy chỉ là một dài phát thanh mang nhiệm vụ thông tin thời sự giải trí, như sự ra đời của các đài phát thanh phương Tây, mà là một nhân tố không thể tách rời cùa cách mạng Việt Nam, là ‘hình ảnh thu nhỏ của nước VN dân chủ cộng hòa’ (Trần Lâm

1995).

Đài Tiếng nói Việt Nam ra đời, không phải thuần túy vì sự kết họp khi ‘Khoa học và Nghệ thuật nắm tay nhau’ (Briggs 1965) để phục vụ nhu cầu thông tin và giải trí của con người McQuail (1992, tr. 15) như phát thanh ở các nước phương Tây, mà trước hết là vì nhiệm vụ chính trị. Trong những ngày tháng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Hồ Chủ tịch đã nghĩ đến việc thành lập đài phát thanh như là cầu nối để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. ‘Công việc cấp bách nhất là phải thành lập ngay đài phát thanh quốc gia, vì đài phát thanh có tác dụng cả về mặt tuyên truyền, đối nội và đối ngoại, về đối nội, đài là phương tiện thông tin nhanh nhất, rộng khắp nhất để truyền bá chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, phản ánh kịp thời những diễn biến của tình hình trong nước và thế giới, là cái cầu nối giữa Trung ương và địa phương trong cả nước, giữa Chính phủ vói nhân dân. Sóng đối ngoại có thể vượt qua biên giới quốc gia không cần hộ chiếu để chọc thủng bức màn bưng bít của chủ nghĩa đế quốc về tình hình cách mạng ở Việt Nam, đập lại những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của chúng và nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của Việt N am ’ (Tài liệu lưu tại Đài Tiếng nói Việt Nam).

Chính vì Đài Tiếng nói Việt Nam có vai trò và sứ mệnh chính trị quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc kháng chiến trường kỳ, Đài đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Ngoài Hồ Chủ tịch 5 lần đến thăm đài (Trần Hữu Hạnh 2000, p .107-112), rất nhiều lần Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến thăm, để động viên và chỉ đạo cán bộ, phóng viên Đài trong tuyên truyền và tổ chức (VOV 2000a). Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với Đài phát thanh càng củng cố vị trí là phương tiện thông tin số một của Đài tiếng nói VN trong suốt những năm tháng trường kỳ kháng chiến.

Chiến tranh, trong khi tạo ra một bối cảnh khó khăn chung cho sự phát triển của bất kỳ ngành công nghiệp nào, lại mang đến cho phát thanh một cơ hội để tạo dấu ấn riêng trong lòng công chúng mà không phải loại hình truyền thông nào cũng có được. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 67% công chúng Mỹ đánh giá phát thanh là loại truyền

thông hiệu quả nhất trong đại chiến thế giới thứ II, vượt xa báo in (17%), phim (4%) và tạp chí 3% (Horten 2003, tr.2). Đối với Việt Nam, với 90% dân số mù chữ sau khi đất nước thóat khỏi ách thực dân, khi truyền hình chưa xuất hiện, và báo in không phát triển do sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, về trình độ dân trí và cả việc phát hành, thì phát thanh là phương tiện cơ bản - trong một số chừng mực là phương tiện duy nhất - đưa thông tin tới cho quảng đại công chúng. Hơn thế nữa, công chúng Việt Nam nghe phát thanh không phải thuần túy để tìm hiểu thông lin, mà quan trọng hơn, là để tiếp thêm sức mạnh, tiếp thêm niềm tin chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến không cân sức với kẻ thù. Vai trò của Đài Tiếng nói Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau.

Một phần của tài liệu Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)