Để xét xem có sự khác nhau về động lực làm việc của nhân viên theo các đặc điểm cá nhân, tác giả tiến hành phân tích ANOVA. Điều kiện để phân tích ANOVA là:
Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.
Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được
xem như tiệm cận phân phối chuẩn.
Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.
Nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau không đáp ứng được thì kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis sẽ là một giải pháp thay thế hữu hiệu cho ANOVA Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008).
Trên cơ sở này, tác giả tiến hành kiểm định lần lượt các giả thuyết như sau:
Giả thuyết: Có sự khác biệt về động lực làm việc của người lao động theo tuổi.
Ở bảng dưới ta thấy kiểm định Levence đã cho kết quả với mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.134 > 0.05 vậy ta chấp nhận phương sai trung bình theo độ tuổi về động lực làm việc là không khác nhau.
Bảng 3.22: Bảng kết quả kiểm định Levence theo tuổi Test of Homogeneity of Variances
DL
Levene Statistic Df1 Df2 Sig.
1.873 3 300 .134
Kết quả kiểm định One – Way Anova được trình bày trong bảng 3.23 cho thấy rằng mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.74 > 0.05 vì vậy có thể nói không có sự khác nhau về động lực làm việc theo độ tuổi.
Bảng 3.23: Kết quả phân tích ANOVA theo tuổi ANOVA
DL
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 6.911 3 2.304 2.334 .074
Within Groups 296.089 300 .987
Total 303.000 303
(Nguồn tính toán từ kết quả điều tra)
Giả thuyết: Có sự khác biệt về động lực làm việc của người lao động theo tình trạng hôn nhân
Ở bảng dưới ta thấy kiểm định Levence đã cho kết quả với mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.107 > 0.05 vậy ta chấp nhận phương sai trung bình theo tình trạng hôn nhân về động lực làm việc là không khác nhau.
Bảng 3.24: kết quả kiểm định Levence theo “ hôn nhân” Test of Homogeneity of Variances
DL
Levene Statistic Df1 Df2 Sig.
2.621 1 302 .107
(Nguồn tính toán từ kết quả điều tra)
Kết quả kiểm định One – Way Anova được trình bày trong bảng 3.25 cho thấy rằng mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.421 > 0.05 vì vậy có thể nói không có sự khác nhau về động lực làm việc theo tình trạng hôn nhân.
Bảng 3.25: Bảng kết quả phân tích ANOVA theo tình trạng “hôn nhân” ANOVA
DL
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .649 1 .649 .648 .421
Within Groups 302.351 302 1.001
Total 303.000 303
Giả thuyết: Có sự khác biệt về động lực làm việc của người lao động theo “Thâm niên”
Ở bảng dưới ta thấy kiểm định Levence đã cho kết quả với mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.334 > 0.05 vậy ta chấp nhận phương sai trung bình theo thâm niên về động lực làm việc là không khác nhau.
Bảng 3.26: Bảng kết quả kiểm định levence theo “ Thâm niên” Test of Homogeneity of Variances
DL
Levene Statistic Df1 df2 Sig.
1.148 4 299 .334
(Nguồn tính toán từ kết quả điều tra)
Kết quả kiểm định One – Way Anova được trình bày trong bảng 3.27 cho thấy rằng mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.615> 0.05 vì vậy có thể nói không có sự khác nhau về động lực làm việc theo thâm niên.
Bảng 3.27: Bảng phân tích kết quả ANOVA theo “Thâm niên” ANOVA
DL
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 2.682 4 .670 .668 .615
Within Groups 300.318 299 1.004
Total 303.000 303
(Nguồn tính toán từ kết quả điều tra)
Giả thuyết có sự khác biệt về động lực làm việc theo thu nhập
Ở bảng dưới ta thấy kiểm định Levence đã cho kết quả với mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.289 > 0.05 vậy ta chấp nhận phương sai trung bình theo thu nhập về động lực làm việc là không khác nhau.
Bảng 3.28: Bảng kết quả kiểm định levence theo “ Thu nhập” Test of Homogeneity of Variances
DL
Levene Statistic Df1 df2 Sig.
1.259 3 300 .289
Kết quả kiểm định One – Way Anova được trình bày trong bảng 3.29 cho thấy rằng mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.207 > 0.05 vì vậy có thể nói không có sự khác nhau về động lực làm việc theo độ thu nhập.
Bảng 3.29: Bảng phân tích kết quả ANOVA theo “ Thu nhập” ANOVA
DL
Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups 4.569 3 1.523 1.531 .207 Within Groups 298.431 300 .995
Total 303.000 303
(Nguồn tính toán từ kết quả điều tra)
Giả thuyết có sự khác biệt về động lưc làm việc theo giới tính
Ở bảng dưới ta thấy kiểm định Levence đã cho kết quả với mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.371 > 0.05 vậy ta chấp nhận phương sai trung bình theo giới tính về động lực làm việc là không khác nhau.
Bảng 3.30: Bảng kết quả kiểm đinh levence theo “ Giới tính” Test of Homogeneity of Variances
DL
Levene Statistic df1 Df2 Sig.
.803 1 302 .371
(Nguông tính toán từ kết quả điều tra)
Kết quả kiểm định One – Way Anova được trình bày trong bảng 3.31 cho thấy rằng mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.994 > 0.05 vì vậy có thể nói không có sự khác nhau về động lực làm việc theo giới tính.
Bảng 3.31: Bảng phân tích kết quả ANOVA theo “Giới tính” ANOVA
DL
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .000 1 .000 .000 .994
Within Groups 303.000 302 1.003
Total 303.000 303
Giả thuyết có sự khác biệt về động lưc làm việc theo trình độ
Ở bảng dưới ta thấy kiểm định Levence đã cho kết quả với mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.311 > 0.05 vậy ta chấp nhận phương sai trung bình theo Trình độ về động lực làm việc là không khác nhau.
Bảng 3.32: Bảng kết quả kiểm đinh levence theo “ Trình độ” Test of Homogeneity of Variances
DL
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.197 3 300 .311
(Nguồn tính toán từ kết quả điều tra)
Kết quả kiểm định One – Way Anova được trình bày trong bảng 3.33 cho thấy rằng mức ý nghĩa quan sát Sig = 0.74 > 0.05 vì vậy có thể nói không có sự khác nhau về động lực làm việc theo trình độ.
Bảng 3.33: Bảng phân tích kết quả ANOVA theo “Trình độ” ANOVA
DL
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 6.911 3 2.304 2.334 .074
Within Groups 296.089 300 .987
Total 303.000 303
(Nguồn tính toán từ kết quả điều tra)
Kết luận
Trong chương 3 đã trình bày các nội dung chính: - Giới thiệu về Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17.
- Mô tả thông tin mẫu theo giới tính, tuổi, hôn nhân, trình độ, thu nhập, thâm niên.
Tính toán hệ số tin cậy của Cronbach’s Alpha là thủ tục loại bỏ những biến rác, những biến không phù hợp cho phép chúng ta đánh giá độ tốt các thang đo ban đầu, cũng như đánh giá sự đóng góp của mục hỏi nào vào thang đo lường đó có đáng kể hay không. Kết quả loại nhân tố OD1 (Công việc được ký kết hợp đồng lâu dài), OD2 (Công việc không phải luân chuyển thường xuyên), CH5 (Hàng năm công ty đều có đợt xét duyệt và thăng chức cho những người đủ điều kiện), LD2 (Anh/Chị có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm của mình) và LD7 (Cấp trên của Anh/Chị luôn bảo vệ quyền lợi của nhân viên).
- Phân tích nhân tố EFA để đánh giá giá trị của thang đo. Phân tích EFA trải qua hai bước đó là phân tích biến phụ thuộc và các biến độc lập với hệ số KMO từ 0.5 đến 1, sig < 0.05, tiêu chí eigenvalue tối thiểu bằng 1 và phương sai trích > 50%. Kết quả là các biến quan sát đều hợp lệ và không có biến nào bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.
- Tác giả cũng đã tiến hành phân tích hồi quy và ANOVA để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 nhân tố mà tác giả đề xuất ban đầu, chỉ có 03 thành phần là tác động đến động lực làm việc của nhân viên, cụ thể mức độ tác động được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Lãnh đạo ( 0.399), sự tự chủ (0.207) và đào tạo và phát triển ( 0. 177).
- Đồng thời, thông qua kết quả kiểm định mối liên hệ giữa động lực làm việc của nhân viên và các đặc điểm cá nhân ta thấy không có sự khác biệt về động lực làm việc của nhân viên theo tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, thu nhập.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
Trong chương này từ kết quả đã được phân tích ở chương ba tác giả sẽ phân
tích thực trạng tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty. Các giải pháp về động lực làm việc của công ty dựa trên kết quả nghiên cứu, nguồn lực và mục tiêu của công ty, phần tiếp theo của chương là giới hạn và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo. Phần cuối cùng là kết luận của đề tài nghiên cứu.