2.1.1. Quy trình nghiên cứu
Mô hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính Thảo luận nhóm ( nhân viên n=6)
Thang đo: Tính chất công việc, quan hệ đồng nghiệp, thu nhập và phúc lợi, tự chủ, đào tạo và phát triển, lãnh đạo.
Điều tra thí điểm (nhân viên n=30) Vấn đề nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17.
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất.
Bản phỏng vấn chính
Nghiên cứu định lượng(n=320) - Mã hóa, nhập liệu.
- Thiết lập ma trận dữ liệu. - Làm sạch dữ liệu.
- Phân tích Cronbach, s Alpha. - Phân tích nhân tố khám phá (EFA). - Phân tích tương quan và hồi quy. - Phân tích phương sai.
- Phân tích khác.
2.1.2. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu này dùng để khám phá, điều chỉnh và xây dựng thang đo trên cơ sở lý thuyết đã có và các mô hình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc. Được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính, duới hình thức thảo luận nhóm các nhân viên tại Công ty Cổ phần nha trang Seafood F17. Các câu hỏi trong nghiên cứu định tính không có cấu trúc chặt chẽ, không sử dụng câu hỏi đóng như nghiên cứu định lượng mà nó là những câu hỏi mở. Sau khi có bảng đề mục các thang đo tác giả tổ chức buổi thảo luận nhóm, số lượng nhân viên trong nghiên cứu này khoảng 6 người Nguyễn Đình Thọ (2011) Các thành viên trong nhóm bao gồm những người có trình độ học vấn cao, am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu, trong vòng 6 tháng đến một năm họ không có cuộc thảo luận về đề tài tương tự động lực làm việc và không có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tạo môi trường cho các thành viên trong nhóm đi sâu vào thảo luận, kích thích các ý tưởng bằng cách gợi hỏi trực tiếp để hướng dẫn cho họ. Mọi ý kiến của họ sẽ được tác giả ghi chép cẩn thận. Sau đó kết hợp với ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn tác giả sẽ xem xét đánh giá lại các thang đo ban đầu xem thang đo nào phù hợp, thang đo nào phải loại ra và hình thành nên các thang đo mới để hoàn thiện bảng câu hỏi.
Tuy nhiên bảng câu hỏi vẫn có thể chưa hoàn chỉnh vì vậy sau khi hình thành nên các thang đo tác giả sẽ tiến hành đi điều tra thí điểm khoảng 30 bảng câu hỏi để kiểm tra các thông tin trong bảng câu hỏi có rõ ràng, ngôn ngữ sử dụng có dễ hiểu đối với người lao động chưa sau đó tiếp tục điều chỉnh rồi mới tiến hành điều tra chính thức.
2.2.2.1. Thảo luận nhóm.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua :
Đóng vai trò là người chủ trì cuộc thảo luận gởi mở vấn đề, đi sâu vào vấn đề và ghi chép lại những thay đổi trong nội dung tại buổi thảo luận.
Ý kiến của lãnh đạo phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch và phát triển, tổ chức lao động tiền lương của Công ty Cổ phần Nha trang Seafood F17.
Thảo luận tập trung và thảo luận tay đôi với các chuyên viên quản lý nhân sự, tiền lương, quản đốc khu chế biến thủy sản, kỹ thuật đóng vai và những kiến thức mà bản thân có được.
Thông qua trả lời, đóng góp ý kiến của các thành viên trong thảo luận nhóm và sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Tác giả đã điều chỉnh lại các thang đo bằng cách
thay đổi từ ngữ của các thang đo để làm rõ nghĩa hơn vấn đề cần hỏi, bỏ bớt những thang đo không cần thiết và thêm vào những thang đo mới, thay đổi thang đo cho phù hợp. Cụ thể là thêm vào LD8: Lãnh đạo biết lắng nghe mọi ý kiến mà cấp dưới đề xuất và QH4: Đồng nghiệp luôn coi trọng và tin tưởng Anh/Chị. Xóa biến OD5: Công việc đa dạng và đòi hỏi sáng tạo.Tiến hành điều chỉnh các thang đo cho phù hợp cụ thể như TN3: Công ty xét tăng lương hàng năm một cách công bằng cho Anh/Chị, QH1: Đồng nghiêp của Anh/Chị hòa đồng, thân thiện, vui vẻ và QH3: Đồng nghiệp của Anh/Chị luôn chia sẻ, giúp đỡ và phối hợp tốt với các anh chị trong công việc, OD2: Công việc không phải luân chuyển thường xuyên, OD7: Công việc kích thích sáng tạo. Câu hỏi đặc ra trong bảng câu hỏi này nằm ở phụ lục 2
Bảng câu hỏi được hình thành thông qua việc tham khảo bảng câu hỏi của các đề tài nghiên cứu có liên quan của các tác giả: Nguyễn Thành Tuyến, phân tích các nhân tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổng Công ty Khánh Việt, trường Đại học Nha Trang 2013; Lê Thị Thu Uyên, Các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên 2007, trường Đại học mở TP. Hồ Chí Minh; Phạm Thị Mộng Hằng, nâng cao sự hài lòng của người lao động tại Công ty TNHH Mobichi Motor Việt Nam 2012, trường Đại học Nha Trang.
Thang đo hiệu chỉnh sau khi thảo luận nhóm. Ký
hiệu Thang đo ban đầu Ký hiệu Thang đo hiệu chỉnh
Thu nhập và phúc lợi Thu nhập và phúc lợi
TN1 Tiền lương tương xứng với kết quả
công việc. TN1
Tiền lương tương xứng với kết quả công việc.
TN2 Được thưởng khi hoàn thành tốt
công việc. TN2
Được thưởng khi hoàn thành tốt công việc.
TN3 Công ty xét tăng lương hàng năm
một cách công bằng. TN3
Công ty xét tăng lương hàng năm một cách công bằng cho Anh/Chị.
TN4 Anh/Chị bảo đảm được cuộc sống
với mức lương hiện tại của Anh/Chị.
TN4
Anh/Chị bảo đảm được cuộc sống với mức lương hiện tại của Anh/Chị.
TN5 Công ty luôn chú trọng đến phúc
lợi của Anh/Chị. TN5
Công ty luôn chú trọng đến phúc lợi của Anh/Chị.
Quan hệ với đồng nghiệp Quan hệ với đồng nghiệp
QH1 Các nhân viên như là anh em trong
một nhà. QH1
Đồng nghiêp của Anh/Chị hòa đồng, thân thiện, vui vẻ.
QH2 Đồng nghiệp của Anh/Chị đáng tin
cậy. QH2
Đồng nghiệp của Anh/Chị đáng tin cậy.
QH3
Đồng nghiệp của Anh/Chị luôn chia sẻ, giúp đỡ và phối hợp tốt với các anh chị trong công việc.
QH3 Đồng nghiệp của Anh/Chị luôn chia sẻ, giúp đỡ và phối hợp tốt với các anh chị trong công việc.
QH4 Đồng nghiệp luôn coi trọng và tin tưởng
Anh/Chị.
Lãnh đạo Lãnh đạo
LD1 Nhân viên được cấp trên hỗ trợ chuyên
môn trong công việc. LD1
Nhân viên được cấp trên hỗ trợ chuyên môn trong công việc.
LD2 Cho nhân viên cơ hội để chuộc lại
lỗi làm của mình. LD2
Cho nhân viên cơ hội để chuộc lại lỗi làm của mình.
LD3 Sự tế nhị, khéo léo của cấp trên trong việc góp ý và phê bình nhân viên.
LD3
Sự tế nhị, khéo léo của cấp trên trong việc góp ý và phê bình nhân viên.
LD4 Cấp trên quan tâm và giúp đỡ nhân
viên khi gặp khó khăn. LD4
Cấp trên quan tâm và giúp đỡ nhân viên khi gặp khó khăn.
LD5 Cấp trên có năng lực, tầm nhìn, và
khả năng điều hành. LD5
Cấp trên có năng lực, tầm nhìn, và khả năng điều hành.
LD6 Nhân viên công ty luôn được coi
trọng và tin cậy. LD6
Anh/Chị luôn được coi trọng và tin cậy.
LD7 Cấp trên của anh/Chị luôn bảo vệ quyền
lợi của nhân viên. LD7 Cấp trên của Anh/Chị luôn bảo vệ
quyền lợi của nhân viên.
LD8 Lãnh đạo biết lắng nghe mọi ý kiến mà
cấp dưới đề xuất.
Cơ hội đào tạo và phát triển trong công
việc Cơ hội đào tạo và phát triển trong công việc
CH1 Anh/Chị có nhiều cơ hội được đào tạo kiến thức cần thiết trong công việc.
CH1
Anh/Chị có nhiều cơ hội được đào tạo kiến thức cần thiết trong công việc.
CH2 Công ty tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển cá nhân.
CH2
Công ty tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển cá nhân.
CH3 Chính sách đào tạo và phát triển
công bằng. CH3
Chính sách đào tạo và phát triển công bằng.
CH4 Anh/Chị biết rõ điều kiện thăng
tiến. CH4
Anh/Chị biết rõ điều kiện thăng tiến.
CH5 Hàng năm công ty đều có đợt xét duyệt và thăng chức cho những người đủ điều kiện.
CH5
Hàng năm công ty đều có đợt xét duyệt và thăng chức cho những người đủ điều kiện.
Sự tự chủ trong công việc( Tham giam đóng góp ý kiến, lên kế hoạch và thực
hiện công viêc)
Sự tự chủ trong công việc( Tham giam đóng góp ý kiến, lên kế hoạch và thực hiện công viêc)
TC1 Được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc.
TC1
Được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc. TC2 Được khuyến khích đưa ra những
sáng kiến, đề xuất cải tiến trong công việc.
TC2
Được khuyến khích đưa ra những sáng kiến, đề xuất cải tiến trong công việc. TC3 Anh/Chị có đủ quyền hạn để thực
hiện và chịu trách nhiệm về công việc trong quyền hạn của mình.
TC3
Anh/Chị có đủ quyền hạn để thực hiện và chịu trách nhiệm về công việc trong quyền hạn của mình.
TC4 Anh/Chị được quyền từ chối công việc không phù hợp chuyên môn và lĩnh vực của mình nếu cấp trên giao.
TC4
Anh/Chị được quyền từ chối công việc không phù hợp chuyên môn và lĩnh vực của mình nếu cấp trên giao.
Tính chất công việc Tính chất công việc
OD1 Được ký kết hợp đồng lâu dài. OD1 Được ký kết hợp đồng lâu dài.
OD2 Có việc làm ổn định là quan trọng
đối với Anh/Chị. OD2
Công việc không phải luân chuyển thường xuyên.
OD3 Công việc có ý nghĩa đối với Anh/ Chị. OD3 Công việc có ý nghĩa đối với Anh/Chị.
OD4 Công việc có nhiều thách thức. OD4 Công việc có nhiều thách thức.
OD5 Công việc đa dạng và đòi hỏi sáng tạo. OD6 Công việc rất thú vị.
OD6 Công việc rất thú vị. OD7 Công việc kích thích sáng tạo.
OD7 Được kích thích sáng tạo trong công việc.
2.1.3. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết, đồng thời làm cơ sở giúp thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty. Nghiên cứu này được tiến hành thông qua 320 Bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng là bảng câu hỏi đóng được thiết kế rõ ràng và cụ thể, nó được phát trực tiếp cho người lao động làm việc tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17 bằng bảng câu hỏi định lượng được hoàn chỉnh ở giai đoạn I.
Phương pháp phân tích định lượng: Dữ liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn, sẽ được mã hóa và làm sạch, sau đó tiến hành mô tả mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan hồi quy, phân tích phương sai ANOVA thông qua mềm spss18.0.
2.1.4. Mẫu nghiên cứu.
Việc thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát dành cho các nhân viên và công nhân giới hạn trong lĩnh vực chế biến thủy sản đang làm việc tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17.
Phương pháp chọn mẫu: Trong nghiên cứu này là theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Mẫu thuận tiện được sử dụng trong nghiên cứu khám phá và trong kiểm định giả thuyết nó có lợi ích rất lớn trong nghiên cứu khoa học, với phương pháp này ta có thể tiếp cận và điều tra thu thập dữ liệu một cách rõ ràng, trong giới hạn chi phí và thời gian mà kết quả nghiên cứu vẫn đạt yêu cầu nghiên cứu.
Quy mô mẫu: Quy mô mẫu trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều tranh luận và ý kiến trái chiều về kích thước mẫu. Có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn là 100 mẫu theo Gorsuch (1983) và Kline (1979), Hutcheson và Sofroniou (1999) thì cho rằng mẫu nghiên cứu phải từ 150-300, theo Guilford thì mẫu nghiên cứu phải ít nhất là 200, theo Lawley và Mawell (1971) thì kêu gọi các nhà nghiên cứu lấy mẫu 500 hoặc nhiều hơn các quan sát bất cứ khi nào có thể. Nguyễn Đình Thọ (2011) thì cho rằng kích thước mẫu phải lớn để sử dụng EFA là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng và kích thước tối thiểu là 50 mẫu, Số lượng tham số tối đa trong nghiên cứu này là 36 tác giả dựa trên cách tính mẫu của Nguyễn Đình Thọ đó là năm mẫu cho một
tham số, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 36x5 = 180 mẫu vì vậy tác giả cho rằng để đảm bảo độ tin cậy của đề tài cỡ mẫu phải có số lượng là 320 mẫu.
Phương pháp thu thập thông tin và xử lý mẫu: Bảng câu hỏi sau khi được hoàn chỉnh tác giả tiến hành phân bổ trực tiếp cho các nhân viên tại các phòng ban và các tổ trưởng quản lý công nhân sản xuất trong ngành chế biến thủy sản. Sau khi thu mẫu về với số lượng mẫu bị thiếu và tiến hành loại bỏ những mẫu bỏ trống, mẫu không hợp lệ thì số mẫu còn lại là 304 mẫu lớn hơn kích thước mẫu tối thiểu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra.
2.2. Phương pháp xử lý số liệu.
2.2.1. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach , s Alpha.
Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho phép kiểm định mối tương quan giữa các biến quan sát có từ ba biến trở lên. Tìm kiếm sự vô lý trong bảng câu hỏi nhằm loại bỏ các biến không phù hợp, các biến rác trong mô hình nghiên cứu.
Công thức Cronbach’s Alpha là: α = Nρ/[1 +ρ(N -1)]
Trong đó ρ là hệ số tương quang trung bình giữa các mục hỏi. Cronbach Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [ 0 -1] Cronbach Apha càng cao thì độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên hệ số Cronbach Apha> 0.95 sẽ dẫn đến hiện tượng trùng lập trong thang đo khi đo lường một nội dung. Trong nghiên cứu Cronbach Apha thì các biến đo lường dùng để đo lường một khái niệm phải có mối quan hệ chặt chẽ. Vì vậy để kiểm tra từng biến đo lường ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng và biến đó nếu nó ≤ 0.3 thì sẽ không đạt yêu cầu và bị loại. Một thang đo có độ tin cậy tốt thì Cronbach Alpha biến thiên trong khoảng [0.6 – 0.8] Nguyễn Đình Thọ (2011).
Trong nghiên cứu này sau khi thảo luận nhóm thì tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng Cronbach Alpha là công cụ hiệu chỉnh bảng câu hỏi chính thức bằng cách kiểm định và loại các biến có hệ số tương quang biến - tổng thấp.
2.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố EFA.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá là thuộc nhóm phân tích trong các trường hợp các nhân tố không phân biệt rõ ràng giữa nhân tố phụ thuộc và nhân tố độc lập mà nó phân tích dựa trên mối tương quan giữa các biến với nhau nhằm rút gọn tập nhân ban đầu thành tập nhân tố mới gọn, rõ ràng và có ý nghĩa hơn, giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Sử dụng phương pháp trích nhân tố dựa trên mô hình thành phần chính Principal Component Analsyis model (PCA), cùng với phép vuông góc là Varimax (Được sử dụng trong thang đo lường đơn hướng – các biến tác động) cho phép trích được nhiều phương sai từ các biến đo lường vào phân tích. PCA xây dựng một tập nhân tố mới ít hơn tập nhân tố cũ nhưng vẫn có độ tin cậy như nhân tố cũ, các mối liên kết dữ liệu trong tập nhân tố mới có thể được khám phá mà ở trong tập cũ thì khó hơn hoặc không thể hiện rõ.
Chọn số lượng nhân tố hay thành phần chính trong PCA chính là điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue có giá trị tối thiểu bằng một Nguyễn Đình Thọ (2011).
Điều kiện để phân tích nhân tố được xem là thỏa mãn nhu cầu có ý nghĩa thực tiễn khi hệ số tải nhân tố ( Factor loading) > 0.5 Gerbing & Anderson (1988).
KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương