Phân tích phương sai ANOVA

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần nha trang seafood f17 (Trang 51)

Phân tích phương sai ANOVA chúng ta chọn mẫu độc lập (Independent simple t-test) rồi tiến hành so sánh các đặc điểm cá nhân nhằm kiểm định sự khác biệt trung bình giữa các nhân tố. Nguyễn Đình Thọ ( 2011)

Chúng ta chọn mẫu sau đó tiến hành điều tra bằng thang do cách quảng trước khi tiến hành điều tra phương sai ANOVA (t) chúng ta phải tiến hành kiểm định phương sai của các mẫu để kiểm tra giả thuyết bằng nhau của phương sai của các nhân

tố. Kiểm định Levene, s ở bảng Independent Sampes Test nếu xác suất có ý nghĩa sig

(significant)> .05 thì chấp nhận các phương sai của các mẫu là bằng nhau, ta đọc kết quả ở Equal variances assumed. Tiêu chuẩn F (fisher) kiểm tra ý nghĩa thống kê trong phép phân tích phương sai ANOVA với mốc để so sánh với xác suất ý nghĩa Sig F<.05 thì ta có quyền bác bỏ giả thuyết rằng các phương sai của các mẫu là bằng nhau, ta đọc kết quả ở Equal variances not assumed.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1. Lịch sử hình thành 3.1.1.1. Lịch sử hình thành

Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17 được chuyển đổi vào tháng 8 năm 2004 trên cơ sở công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Nha Trang.

- Tên công ty bằng tiếng Anh: NHA TRANG SEAFOODS

- Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17.

- Trụ sở chính: Số 58B đường 2/4, Phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

- Điện thoại: (+84) 58.3.831.033/3.831.404

- Email: nhatrangseafoods@vnn.vn

- Fax: (+84) 58.3.831.034

- Website: www.nhatrangseafoods.com.vn

- Vốn điều lệ của công ty ( tại thời điểm 31/12/2013): 166.500.000.000 đồng.

3.1.1.2. Quá trình phát triển

Từ những năm đầu thành lập còn nhiều khó khăn và qua những năm khó khăn 2009-2013 do khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng bằng lao động và sáng tạo của tập thể CB.CNV đã vượt khó khăn hoàn thàn xuất sắc nhiệm vụ. Phát huy thành tích đạt được, toàn thể CB.CNV Công ty Cổ phần Nha Trang seafood F17 ra sức làm việc có hiệu quả để tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của năm 2014 và các năm tiếp theo.

Đến nay, công ty đã có hơn 1400 lao động trong danh sách với đội ngũ cán bộ trưởng thành về mọi mặt, giỏi về năng lực chuyên môn, có tâm huyết trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

Hiện nay công ty đã có ba nhà máy chế biến thủy sản đặt tại Nha Trang đã được cấp code DL17, DL90& DL394 xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu, Úc, Hàn Quốc, …Ba siêu thị bán các mặt hàng thực phẩm thủy sản nội địa, và một nhà hàng Nha trang Seafoods. Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn: HACCP, ISO 9001:2000, BRC, ACC và IFS, ISO 1702, GMP. Các nhà máy được trang bị công

nghệ hiện đại, đã đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu công ty đã tạo dựng được uy tín và quan hệ lâu dài với khách hàng trong và ngoài nước.

Trong tình hình kinh tế khó khăn như những năm gần đây công ty vẫn bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể doanh số xuất khẩu qua những năm như sau: Năm 2011: 69.8 triệu USD;Năm 2012: 36.9 triệu USD; Năm 2013: 86.8 triệu USD.

Góp vốn vào các công ty đến hiện nay 123,2 tỷ gồm: Công ty CP thủy sản NTS: 72,1 tỉ đồng; Công ty CP thủy sản NT: 15 tỷ đồng; Công ty CP Nha Trang seafoods F89: 19.8 tỷ đồng; Công ty CPDL Khoáng nóng – Nha Trang Seafood-F17: 16.3 tỷ đồng.

Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới cho đến 2015: Xây dựng

các dự án khả thi, phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh doanh cao, đầu tư thêm máy móc thiết bị nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư khách sạn-nhà hàng tại 46 Nguyễn Thị

Minh khai, góp vốn đầu tư trung tâm thương mại và du lịch tại 777 Lê Hồng Phong -

Nha Trang, góp vốn với Công ty Cổ phần du lịch – khoáng nóng Nha Trang Seafood F17 đầu tư dự án khu liên hợp dịch vụ, du lich-thương mại và trung tâm giới thiệu sản phẩm tại số 02-04 đường Bãi Dương và công viên Bãi Dương tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống của người lao động.

3.1.2. Hình thức kinh doanh: Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản; Chế biến bảo quản thực phẩm; Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Xây dựng, kinh doanh địa quản thực phẩm; Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Xây dựng, kinh doanh địa ốc; Vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ và đường thủy nội địa; Sản xuất, gia công lắp đặt máy móc thiết bị và vật tư, khai thác nước khoáng nóng, bùn khoáng; Mua bán rượu, thuốc lá điếu sản xuất trong nước; Sản xuất và kinh doanh nước đá cây.

3.1.3. Tổ chức của công ty

3.2. Khái quát tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17. 3.2.1. Tình hình tài chính trong ba năm 2011 - 2013 3.2.1. Tình hình tài chính trong ba năm 2011 - 2013

Bảng 3.1: Tài sản của công ty từ 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

TÀI SẢN Chênh lệch

2011 2012 2013 2011-2012 % 2012-2013 % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 272.166 582.187 759.776 310.021 2,14 177.589 1,30 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 107.484 155.659 167.440 48.175 1,45 11.781 1,07 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngăn hạn. 99.590 375.856 398.025 276.266 2,8% 22169 1,09 IV. Hàng tồn kho 54.572 39.395 174.579 (15.177) 0,72 135.184 4,43 V. Tài sản ngắn hạn khác 10.521 11.278 19.732 757 1,07 (18.975) 0,04 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 268.096 235.430 232.205 (32.666) 0,88 (3.225) 0,99 I. Các khoản phải thu dài hạn 283 166 148 (17) 0,6 (18) 0,89 II. Tài sản cố định 103.319 100.534 96.680 (2785) 0,97 (3.854) 0.96 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 163.544 133.922 133.922 (29.622) 0,81 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 950 808 1.455 (142) 0,85 642 1,8 Tổng cộng tài sản 540.262 817.617 991.981 277.355 1,51 174.364 1,21

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)

Qua số liệu phân tích trong bảng tài sản cho thấy tài sản ngắn hạn tăng đều qua các năm 2011 là 272,166 tỷ đồng sang năm 2012 là 582,187 tỷ tăng so với năm 2011 là 114% tương đương với 310,021 tỷ đồng, năm 2013 tài sản ngắn hạn là 759,776 tỷ đồng tăng so với 2012 là 30% tương đương với 177,589 tỷ đồng tài sản ngắn hạn tăng mạnh nhất là năm 2013. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các nguồn hình thành tài sản ngắn hạn đều tăng qua các năm.

Dựa vào số liệu trong bảng ta cũng thấy rằng tài sản dài hạn của công ty giảm đều qua các năm. Cụ thể là 2011 là 268,096 tỷ đồng sang năm 2012 là 235,430 tỷ đồng giảm so với 2011 là 12% tương đương với 32,666 tỷ đồng, năm 2013 là 232,205 tỷ đồng giảm so với 2012 là 1,4% tương đương với 3,225 tỷ đồng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tài sản dài hạn giảm dần qua các năm là do các nguồn hình thành tài sản dài hạn cũng giảm dần qua các năm ngoại trừ tài sản dài hạn khác tăng năm 2013 so với năm 2012 là 79% tương đương với 0, 642 tỷ đồng.

Thông qua bảng phân tích về tài sản ta thấy tài sản ngắn hạn tăng mạnh qua các năm, tài sản dài hạn giảm dần qua các năm nhưng không đáng kể dẫn đến kết quả là tổng tài sản ngắn hạn và dài hạn qua các năm tăng đều. Cụ thể là năm 2011 là 540,262 tỷ đồng sang năm 2012 là 817,617 tỷ đồng tăng so với 2011 là 51% tương đương với 277,355 tỷ đồng, năm 2013 là 991,981 tỷ đồng tăng so với 2012 là 21% tương đương với 174,364 đồng.

Bảng 3.2 . Nguồn vốn của công ty từ 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Nguồn vốn 2011 2012 2013 2011-2012 % 2012-1013 % A.Nợ phải trả 244.351 576.106 668.289 331.755 2,36 92.183 1,16 I. Nợ ngắn hạn 243.773 575.721 668.096 331.948 2,36 92.375 1,16 II. Nợ dài hạn 578 385 193 (193) 0,66 (192) 0,50 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 295.911 241.511 323.692 (54.400) 0,82 82.181 1,34 I. Vốn chủ sở hữu 295.911 241.511 323.692 (54.400) 0,82 82.181 1,34 II. Nguồn kinh phí khác

Tổng cộng nguồn vốn 540.262 817.617 991.981 277.355 1,51 174.364 1.21

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)

Qua bảng phân tích nguồn vốn của công ty năm 2011 ta thấy nợ phải trả tăng lên qua các năm cụ thể năm 2011 là 244,351 tỷ đồng sang năm 2012 là 576,106 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 136% tương đương với 331,755 tỷ đồng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 16% tương đương với 92,183 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng lên qua các năm là do nguồn tăng của nợ phải trả ngắn hạn cụ thể là nợ ngắn hạn năm 2011 là 243,773 tỷ đồng sang năm 2012 nợ ngắn hạn là 575,721 tỷ đồng tăng so với 2011 là 58% tương đương với 331,948 tỷ đồng, năm 2013 nợ ngắn hạn là 668,096 tỷ đồng tăng so với 2012 là 16% tương đương với 92,375 tỷ đồng.

Nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ vố chủ sở hữu cũng biến động giảm năm 2012 tăng năm 2013. Cụ thể là năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu là 295,911 tỷ đồng sang năm 2012 là 241,511 tỷ đồng giảm so với 2011 là 18% tương đương với số tiền giảm đi là 54,400 tỷ đồng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 34% tương đương với 82,181 tỷ đồng. Ta biết năm 2012 là một năm biến động đối với ngành xuất khẩu thủy sản khi mà Châu Âu lâm vào khủng hoảng tài chính hai mặc hàng xuất khẩu tôm

và cá tra vào thị trường này giảm mạnh, dịch bệnh trên thủy sản xảy ra, những người nuôi thủy sản không bán chịu cho doanh nghiệp. Do tình hình dịch bệnh doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu thủy sản để chế biến, các chi phí về kiểm dich, môi trường tăng lên.

Nhìn chung tổng nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2011 là 540,262 tỷ đồng sang năm 2012 là 817,617 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 51% tương đương với 277,355 tỷ đồng, năm 2013 là 991,981 tỷ đồng tăng so với năm 2012 là 21% tương đương với 174,364 tỷ đồng. Nguồn vốn công ty tăng đều qua các năm và tăng nhiều nhất là năm 2013.

3.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm 2011- 2013.

Bảng 3.3: Kết quả hoạt dộng kinh doanh từ năm 2011 -2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Số Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tăng/giảm (2011/2012) % Tăng/giảm (2012/2013) % 1 Doanh thu 1.527.589 873.151 1.922.544 (654.438) 0.57 1.049.393 2.20 2 Chi phí kinh doanh 1.408.849 772.200 1.819.680 (636.649) 0.54 1.047.480 2.36 3 Lợi nhuận trước thuế 118.740 100.951 102.864 (17.789) 0.85 1.913 1.01 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 12.115 5.375 20.387 (6.740) 0.44 15.012 3.79 5 Lợi nhuận sau thuế 106.625 95.576 82.477 (11.049) 0.9 (13.099) 0.86 6 Phân chia lợi nhuận sau thuế

Quỹ dự trữ bắt buộc 5% 5.331 4.779 4.124 (522) 0.9 655 0.86

Quỹ phúc lợi khen thưởng 10% 10.663 9.558 8.248 (1.105) 0.9 (1.310) 0.86 Quỹ phát triển sản xuất 10% 10.663 9.558 8.248 (1.105) 0.9 (1.310) 0.86

Lợi nhuận còn lại 79.968 71.681 61.857 (8.287) 0.9 (9.824) 0.86

7 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ (%)

64 57 50 (7) 0.89 (7) 0.9

8 Tỷ lệ cổ tức trên vốn điều lệ(%) 48 43 37 (5) 0.9 (6) 0.86

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh, có thể thấy doanh thu của công ty có sự thay đổi tăng giảm qua các năm. Năm 2011 với doanh thu đạt được là 1.527,589 tỷ đồng đến năm 2012 doanh thu đạt 873,151 tỷ đồng giảm 43% ứng với âm 654,438 tỷ đồng so với năm 2011 nguyên nhân là do xuất khẩu sang Châu Âu bị sụt giảm. Năm 2013 doanh thu lại bất ngờ tăng mạnh 1.922,544 tỷ đồng tăng 120% so với năm 2012. Nhìn chung việc kinh doanh của công ty là có hiệu quả và hiệu quả nhất là năm 2013.

Cũng như doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh của công ty có sự thay đổi tăng giảm qua các năm cụ thể là năm 2011 chi phí đạt được là 1.408,849 tỷ đồng đến năm 2012 chi phí đạt 772,200 tỷ đồng giảm 45% tương ứng với 636,649 tỷ đồng. Năm 2013 chi phí hoạt động kinh doanh tăng 1.819,680 tỷ đồng tăng 136% so với năm 2012 tương ứng với 1.047,480 tỷ đồng. Chi phí hoạt động kinh doanh cao nhất là năm 2013.

Thông qua doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm ta có lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cụ thể là năm 2011 lợi nhuận trước thuế 118,744 tỷ đồng sang năm 2012 lợi nhuận trước thuế là 100,951 tỷ đồng giảm 15% tương ứng với 17,789 tỷ đồng. Năm 2013 lợi nhuận trước thuế là 102,864 tỷ đồng tăng 1,9% so với năm 2012 tương ứng với 1,913 tỷ đồng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 là 12,115 tỷ đồng sang năm 2012 là 5,375 tỷ đồng giảm so với năm 2011 là 6,740 tỷ đồng tương đương với 56% do nhiều nguyên nhân có thể do công ty ít mua: Hàng hóa, tài sản, nguyên liệu; Có thể do công ty đang đầu tư vào hạng mục công trình được nhà nước ưu đãi thuế,... Năm 2013 thuế thu nhập doanh nghiệp là 20,387 tỷ đồng tăng so với năm 2012 là 15,012 tỷ đồng tương đương 279%.

Nhìn chung lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua các năm đều giảm năm 2011 là 106,625 tỷ đồng sang đến năm 2012 là 95,576 tỷ đồng giảm so với năm 2011 là 11.049 triệu đồng tương đương 10,3 %, lợi nhuận sau thuế của năm 2013 là 82,477 tỷ đồng so với năm 2012 cũng giảm 13,099 tỷ đồng tương đương 14% . Ta thấy lợi nhuận sau thuế qua các năm đều giảm và giảm mạnh nhất là năm 2013.

3.3. Tình hình nguồn nhân lực tại công ty.

3.3.1. Nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17.

Với phương châm con người là nhân tố quyết định thành công của một doanh nghiệp. Công ty luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo lực lượng lao động nhằm đảm bảo nguồn nhân lực không ngừng phát triển về mặt số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn mạnh của công ty.

3.3.1.1. Công tác tuyển dụng .

Công ty tiến hành tuyển dụng nhân viên từ nhiều nguồn khác nhau như sinh viên của các trường đại học, qua báo chí, internet, dán bảng thông báo tuyển dụng ngay trước cổng công ty. Hiện nay công ty đang chú trọng đến việc tuyển dụng nguồn lao động tại địa phương có tay nghề cao. Những nhân viên sau khi được chọn sẽ tiến hành phỏng vấn và thử việc. Xem xét mức độ thích ứng, phù hợp với công việc của nhân viên mới để tiến hành bố trí công việc hợp lý nhằm tận dụng một cách tối đa chất xám của người lao động.

3.3.2. Công tác bố trí đến ngày 1/3/2014

Công tác bố trí lao động trong công ty có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Để biết rõ hơn công tác bố trí lao động tại công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17 chúng ta hãy cùng theo dõi bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.4: Công tác bố trí nhân sự tại Công ty Cổ phần Nha Trang seafood F17 năm 2014 Chỉ tiêu Số lao động ( người) Tỷ trọng (%)

Tổng lao động: - Lao động chính thức - Lao động thời vụ 892 524 63% 37% a. Giới tính Lao động nam 442 31% Lao động nữ 974 69% b. Độ tuổi Dưới 30 tuổi 526 37% Từ 31 đến 45 tuổi 530 37,5% Từ 46 đến 55 tuôi 264 18,5% Trên 55 tuổi 96 7% c. Trình độ học vấn Sau đại học 03 0,2% Đại học 105 7,4% Cao đẳng 81 5,7% Trung cấp 54 4% Lao động phổ thông 1.173 83%

d. Theo cơ cấu lao động

Lao động trực tiếp 1.224 86,44%

Lao động gián tiếp 192 13,56%

e. Theo thu nhập

Dưới 3 triệu 472 33,3%

Từ 3 triệu đến 5 triệu 404 28,5%

Từ hơn 5 triệu đến 7 triệu 416 29,5%

Từ hơn 7 triệu đến 10 triệu 78 5,5%

Hơn 10 triệu 46 3,2%

3.3.3 chính sách đào tạo và phát triển

Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17 không có chiến lược đào tạo cụ thể và riêng cho mình mà phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty trong tương lai và bù vào những vị trí trống .

Hàng năm Công ty rà soát nếu có nhu cầu lao động ở trình độ nào, công nhân kỹ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần nha trang seafood f17 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)