Khái quát tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần NhaTrangSeafood F17

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần nha trang seafood f17 (Trang 56)

3.2.1. Tình hình tài chính trong ba năm 2011 - 2013

Bảng 3.1: Tài sản của công ty từ 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

TÀI SẢN Chênh lệch

2011 2012 2013 2011-2012 % 2012-2013 % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 272.166 582.187 759.776 310.021 2,14 177.589 1,30 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 107.484 155.659 167.440 48.175 1,45 11.781 1,07 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngăn hạn. 99.590 375.856 398.025 276.266 2,8% 22169 1,09 IV. Hàng tồn kho 54.572 39.395 174.579 (15.177) 0,72 135.184 4,43 V. Tài sản ngắn hạn khác 10.521 11.278 19.732 757 1,07 (18.975) 0,04 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 268.096 235.430 232.205 (32.666) 0,88 (3.225) 0,99 I. Các khoản phải thu dài hạn 283 166 148 (17) 0,6 (18) 0,89 II. Tài sản cố định 103.319 100.534 96.680 (2785) 0,97 (3.854) 0.96 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 163.544 133.922 133.922 (29.622) 0,81 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 950 808 1.455 (142) 0,85 642 1,8 Tổng cộng tài sản 540.262 817.617 991.981 277.355 1,51 174.364 1,21

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)

Qua số liệu phân tích trong bảng tài sản cho thấy tài sản ngắn hạn tăng đều qua các năm 2011 là 272,166 tỷ đồng sang năm 2012 là 582,187 tỷ tăng so với năm 2011 là 114% tương đương với 310,021 tỷ đồng, năm 2013 tài sản ngắn hạn là 759,776 tỷ đồng tăng so với 2012 là 30% tương đương với 177,589 tỷ đồng tài sản ngắn hạn tăng mạnh nhất là năm 2013. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các nguồn hình thành tài sản ngắn hạn đều tăng qua các năm.

Dựa vào số liệu trong bảng ta cũng thấy rằng tài sản dài hạn của công ty giảm đều qua các năm. Cụ thể là 2011 là 268,096 tỷ đồng sang năm 2012 là 235,430 tỷ đồng giảm so với 2011 là 12% tương đương với 32,666 tỷ đồng, năm 2013 là 232,205 tỷ đồng giảm so với 2012 là 1,4% tương đương với 3,225 tỷ đồng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tài sản dài hạn giảm dần qua các năm là do các nguồn hình thành tài sản dài hạn cũng giảm dần qua các năm ngoại trừ tài sản dài hạn khác tăng năm 2013 so với năm 2012 là 79% tương đương với 0, 642 tỷ đồng.

Thông qua bảng phân tích về tài sản ta thấy tài sản ngắn hạn tăng mạnh qua các năm, tài sản dài hạn giảm dần qua các năm nhưng không đáng kể dẫn đến kết quả là tổng tài sản ngắn hạn và dài hạn qua các năm tăng đều. Cụ thể là năm 2011 là 540,262 tỷ đồng sang năm 2012 là 817,617 tỷ đồng tăng so với 2011 là 51% tương đương với 277,355 tỷ đồng, năm 2013 là 991,981 tỷ đồng tăng so với 2012 là 21% tương đương với 174,364 đồng.

Bảng 3.2 . Nguồn vốn của công ty từ 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Nguồn vốn 2011 2012 2013 2011-2012 % 2012-1013 % A.Nợ phải trả 244.351 576.106 668.289 331.755 2,36 92.183 1,16 I. Nợ ngắn hạn 243.773 575.721 668.096 331.948 2,36 92.375 1,16 II. Nợ dài hạn 578 385 193 (193) 0,66 (192) 0,50 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 295.911 241.511 323.692 (54.400) 0,82 82.181 1,34 I. Vốn chủ sở hữu 295.911 241.511 323.692 (54.400) 0,82 82.181 1,34 II. Nguồn kinh phí khác

Tổng cộng nguồn vốn 540.262 817.617 991.981 277.355 1,51 174.364 1.21

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)

Qua bảng phân tích nguồn vốn của công ty năm 2011 ta thấy nợ phải trả tăng lên qua các năm cụ thể năm 2011 là 244,351 tỷ đồng sang năm 2012 là 576,106 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 136% tương đương với 331,755 tỷ đồng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 16% tương đương với 92,183 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng lên qua các năm là do nguồn tăng của nợ phải trả ngắn hạn cụ thể là nợ ngắn hạn năm 2011 là 243,773 tỷ đồng sang năm 2012 nợ ngắn hạn là 575,721 tỷ đồng tăng so với 2011 là 58% tương đương với 331,948 tỷ đồng, năm 2013 nợ ngắn hạn là 668,096 tỷ đồng tăng so với 2012 là 16% tương đương với 92,375 tỷ đồng.

Nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ vố chủ sở hữu cũng biến động giảm năm 2012 tăng năm 2013. Cụ thể là năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu là 295,911 tỷ đồng sang năm 2012 là 241,511 tỷ đồng giảm so với 2011 là 18% tương đương với số tiền giảm đi là 54,400 tỷ đồng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 34% tương đương với 82,181 tỷ đồng. Ta biết năm 2012 là một năm biến động đối với ngành xuất khẩu thủy sản khi mà Châu Âu lâm vào khủng hoảng tài chính hai mặc hàng xuất khẩu tôm

và cá tra vào thị trường này giảm mạnh, dịch bệnh trên thủy sản xảy ra, những người nuôi thủy sản không bán chịu cho doanh nghiệp. Do tình hình dịch bệnh doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu thủy sản để chế biến, các chi phí về kiểm dich, môi trường tăng lên.

Nhìn chung tổng nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2011 là 540,262 tỷ đồng sang năm 2012 là 817,617 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 51% tương đương với 277,355 tỷ đồng, năm 2013 là 991,981 tỷ đồng tăng so với năm 2012 là 21% tương đương với 174,364 tỷ đồng. Nguồn vốn công ty tăng đều qua các năm và tăng nhiều nhất là năm 2013.

3.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm 2011- 2013.

Bảng 3.3: Kết quả hoạt dộng kinh doanh từ năm 2011 -2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Số Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tăng/giảm (2011/2012) % Tăng/giảm (2012/2013) % 1 Doanh thu 1.527.589 873.151 1.922.544 (654.438) 0.57 1.049.393 2.20 2 Chi phí kinh doanh 1.408.849 772.200 1.819.680 (636.649) 0.54 1.047.480 2.36 3 Lợi nhuận trước thuế 118.740 100.951 102.864 (17.789) 0.85 1.913 1.01 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 12.115 5.375 20.387 (6.740) 0.44 15.012 3.79 5 Lợi nhuận sau thuế 106.625 95.576 82.477 (11.049) 0.9 (13.099) 0.86 6 Phân chia lợi nhuận sau thuế

Quỹ dự trữ bắt buộc 5% 5.331 4.779 4.124 (522) 0.9 655 0.86

Quỹ phúc lợi khen thưởng 10% 10.663 9.558 8.248 (1.105) 0.9 (1.310) 0.86 Quỹ phát triển sản xuất 10% 10.663 9.558 8.248 (1.105) 0.9 (1.310) 0.86

Lợi nhuận còn lại 79.968 71.681 61.857 (8.287) 0.9 (9.824) 0.86

7 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ (%)

64 57 50 (7) 0.89 (7) 0.9

8 Tỷ lệ cổ tức trên vốn điều lệ(%) 48 43 37 (5) 0.9 (6) 0.86

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh, có thể thấy doanh thu của công ty có sự thay đổi tăng giảm qua các năm. Năm 2011 với doanh thu đạt được là 1.527,589 tỷ đồng đến năm 2012 doanh thu đạt 873,151 tỷ đồng giảm 43% ứng với âm 654,438 tỷ đồng so với năm 2011 nguyên nhân là do xuất khẩu sang Châu Âu bị sụt giảm. Năm 2013 doanh thu lại bất ngờ tăng mạnh 1.922,544 tỷ đồng tăng 120% so với năm 2012. Nhìn chung việc kinh doanh của công ty là có hiệu quả và hiệu quả nhất là năm 2013.

Cũng như doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh của công ty có sự thay đổi tăng giảm qua các năm cụ thể là năm 2011 chi phí đạt được là 1.408,849 tỷ đồng đến năm 2012 chi phí đạt 772,200 tỷ đồng giảm 45% tương ứng với 636,649 tỷ đồng. Năm 2013 chi phí hoạt động kinh doanh tăng 1.819,680 tỷ đồng tăng 136% so với năm 2012 tương ứng với 1.047,480 tỷ đồng. Chi phí hoạt động kinh doanh cao nhất là năm 2013.

Thông qua doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm ta có lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cụ thể là năm 2011 lợi nhuận trước thuế 118,744 tỷ đồng sang năm 2012 lợi nhuận trước thuế là 100,951 tỷ đồng giảm 15% tương ứng với 17,789 tỷ đồng. Năm 2013 lợi nhuận trước thuế là 102,864 tỷ đồng tăng 1,9% so với năm 2012 tương ứng với 1,913 tỷ đồng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 là 12,115 tỷ đồng sang năm 2012 là 5,375 tỷ đồng giảm so với năm 2011 là 6,740 tỷ đồng tương đương với 56% do nhiều nguyên nhân có thể do công ty ít mua: Hàng hóa, tài sản, nguyên liệu; Có thể do công ty đang đầu tư vào hạng mục công trình được nhà nước ưu đãi thuế,... Năm 2013 thuế thu nhập doanh nghiệp là 20,387 tỷ đồng tăng so với năm 2012 là 15,012 tỷ đồng tương đương 279%.

Nhìn chung lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua các năm đều giảm năm 2011 là 106,625 tỷ đồng sang đến năm 2012 là 95,576 tỷ đồng giảm so với năm 2011 là 11.049 triệu đồng tương đương 10,3 %, lợi nhuận sau thuế của năm 2013 là 82,477 tỷ đồng so với năm 2012 cũng giảm 13,099 tỷ đồng tương đương 14% . Ta thấy lợi nhuận sau thuế qua các năm đều giảm và giảm mạnh nhất là năm 2013.

3.3. Tình hình nguồn nhân lực tại công ty.

3.3.1. Nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17.

Với phương châm con người là nhân tố quyết định thành công của một doanh nghiệp. Công ty luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo lực lượng lao động nhằm đảm bảo nguồn nhân lực không ngừng phát triển về mặt số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn mạnh của công ty.

3.3.1.1. Công tác tuyển dụng .

Công ty tiến hành tuyển dụng nhân viên từ nhiều nguồn khác nhau như sinh viên của các trường đại học, qua báo chí, internet, dán bảng thông báo tuyển dụng ngay trước cổng công ty. Hiện nay công ty đang chú trọng đến việc tuyển dụng nguồn lao động tại địa phương có tay nghề cao. Những nhân viên sau khi được chọn sẽ tiến hành phỏng vấn và thử việc. Xem xét mức độ thích ứng, phù hợp với công việc của nhân viên mới để tiến hành bố trí công việc hợp lý nhằm tận dụng một cách tối đa chất xám của người lao động.

3.3.2. Công tác bố trí đến ngày 1/3/2014

Công tác bố trí lao động trong công ty có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Để biết rõ hơn công tác bố trí lao động tại công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17 chúng ta hãy cùng theo dõi bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.4: Công tác bố trí nhân sự tại Công ty Cổ phần Nha Trang seafood F17 năm 2014 Chỉ tiêu Số lao động ( người) Tỷ trọng (%)

Tổng lao động: - Lao động chính thức - Lao động thời vụ 892 524 63% 37% a. Giới tính Lao động nam 442 31% Lao động nữ 974 69% b. Độ tuổi Dưới 30 tuổi 526 37% Từ 31 đến 45 tuổi 530 37,5% Từ 46 đến 55 tuôi 264 18,5% Trên 55 tuổi 96 7% c. Trình độ học vấn Sau đại học 03 0,2% Đại học 105 7,4% Cao đẳng 81 5,7% Trung cấp 54 4% Lao động phổ thông 1.173 83%

d. Theo cơ cấu lao động

Lao động trực tiếp 1.224 86,44%

Lao động gián tiếp 192 13,56%

e. Theo thu nhập

Dưới 3 triệu 472 33,3%

Từ 3 triệu đến 5 triệu 404 28,5%

Từ hơn 5 triệu đến 7 triệu 416 29,5%

Từ hơn 7 triệu đến 10 triệu 78 5,5%

Hơn 10 triệu 46 3,2%

3.3.3 chính sách đào tạo và phát triển

Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17 không có chiến lược đào tạo cụ thể và riêng cho mình mà phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty trong tương lai và bù vào những vị trí trống .

Hàng năm Công ty rà soát nếu có nhu cầu lao động ở trình độ nào, công nhân kỹ thuật, trung cấp hay kỹ sư, khi đó bắt đầu tuyển dụng. Những người lao động giỏi và đã nắm vị trí lãnh đạo trong Công ty cũng như các phòng, ban nhưng chưa có điều kiện để học lên đại học khi đó Công ty sẽ tạo điều kiện cho họ tự đi học để bổ sung bằng cấp.

Thông thường người lao động được tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn của Công ty đào tạo cũng như mời các giảng viên trong các lĩnh vực chuyên môn cũng như các lĩnh vực khác có liên quan như: Đào tạo nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, thẩm định giá, quản lý công nhân, phân phối và điều hành chuyền …

Những người lao động giỏi vẫn được giao cho những công việc quan trọng nhưng phải mất một thời gian dài thử thách. Mức độ công việc không thực sự có nhiều vấn đề đột phá và nếu có những ý tưởng mới cũng khó phát huy được vì vấn đề cơ chế quản lý. Điều kiện phát triển tại công ty rất khó khăn một người lao động giỏi, có năng lực nhưng để được thăng tiến trong công việc thì phải có thời gian dài phấn đấu ít nhất phải 5 năm và quan trọng hơn là vấn đề về các mối quan hệ. Do đó nếu người lao động giỏi đơn thuần thì cơ hội thăng tiến cũng không cao, điều này làm cho người lao động có năng lực sẵn sàng từ bỏ Công ty để tìm kiếm cơ hội tốt hơn.

3.3.4. Chính sách tiền lương và phúc lợi

Tại công ty tiền lương được tính theo hai cách đối với nhân viên làm việc tại văn phòng và làm công việc quản lý trực tiếp tại nơi chế biến thủy sản tiền lương là cố định tính lương theo tháng, mức lương sẽ được nâng lên dựa trên thành tích vượt bậc của họ đối với thành công của công ty. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm thì họ được ăn lương theo sản phẩm công ty sẽ cho các bậc lương khác nhau đối với những người có tay nghề khác nhau. Hàng năm người lao động sẽ được nâng bậc lương thông qua cuộc kiểm tra và thi nâng cao tay nghề.

Ngoài tiền lương cố định hàng tháng, Công ty cũng quan tâm thực hiện phúc lợi và tiền thưởng nhằm phát huy năng lực lao động. Ví dụ hàng năm công ty tổ chức đi tham quan nghi mát, nghỉ dưỡng để phụ hồi sức khỏe, thăm hỏi khi có ốm đau bệnh

tật, ma chay, xây dựng mái ấm công đoàn, chế độ hộ sản, nằm viện… đới với những nhân viên làm việc cố định tại công ty. Công ty hết sức quan tân để cho người lao động yên tâm làm việc.

3.4. Kết quả nghiên cứu

Số mẫu thu về được làm sạch, sau đó được mã hóa, nhập dữ liệu và xử lý số liệu trên hệ thống phần mềm spss 18.0. Sau khi được xử lý, dự liệu sẽ được trình bày kết quả trong chương này. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày bao gồm: Mô tả thông tin mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu (Phân tích tương quan và hồi quy), kiểm định mối liên hệ giữa động lực làm việc với các đặc điểm cá nhân bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA.

3.4.1 Mô tả thông tin mẫu

Mô tả thông tin mẫu bằng cách sử dụng bảng tần số để nghiên cứu các biến như: Giới tính, tuổi tác, thu nhập, tình trạng hôn nhân, thâm niên, trình độ. Sử dụng biến tần số là để rà soát tìm các giá trị lạ tại các biến mục đích nhầm làm sạch các biến trước khi đưa vào kiểm định thang đo. Kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 3.5: Bảng phân bố mẫu theo giới tính

Số người Phần trăm(%)

Nam 149 49

Nữ 155 51

Tổng cộng 304 100,0

(Nguồn tính toán từ kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả điều tra cho thấy trong 304 mẫu điều tra có 149 nam và 155 nữ tham gia trả lời bảng câu hỏi. Số lượng nữ nhiều hơn số lượng nam (Nữ chiếm tỷ lệ: 51% và nam chiếm tỷ lệ: 49%).

Bảng 3.6: Bảng phân bố mẫu theo tình trang hôn nhân

Số người Phần trăm(%)

Đã kết hôn 280 68.4

Độc thân 96 31.6

Tổng cộng 304 100,0

Kết quả điều tra cho thấy trong 304 mẫu điều tra có 280 người tham gia trả lời đã có gia đình (Chiếm 68.4%) và 96 người chưa có gia đình (Chiếm 31,6%) .

Bảng 3.7: Bảng phân bố mẫu theo trình độ

Số người Phần trăm(%)

Chưa tốt nghiệp cấp III 140 46.1

Đã tốt nghiệp cấp III 108 35.5

Trung cấp, cao đẳng 20 6.6

Đại học 36 11.8

Sau đại học 0 0

Tổng cộng 304 100.0

(Nguồn tính toán từ kết quả điều tra của tác giả)

Về trình độ học vấn, số người trả lời bảng câu hỏi có tỷ lệ như sau: Chưa tốt nghiệp cấp III: 140 người (Chiếm 46.1%), đã tốt nghiệp cấp III: 108 người (Chiếm 35,5), trung cấp – cao đẳng: 20 người (Chiếm 6.6%), đại học: 36 người (Chiếm 11.8%) không có mẫu điều tra sau đại học.

Bảng 3.8: Bảng phân bố mẫu theo Thu nhập

Số người Phần trăm(%) <3 triệu 84 27,6 Từ 3-5 triệu 154 50,7

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần nha trang seafood f17 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)